
Toàn cảnh phiên họp giải trình
Trên cơ sở Luật Phòng chống bạo lực gia đình được Quốc hội khoá 12 thông qua vào kỳ họp thứ 2 năm 2007, nhiều nghị định, thông tư liên quan được ban hành. Tại Trung ương, hiện chỉ có 3 cơ quan báo cáo có bố trí kinh phí trong ngân sách sự nghiệp chi riêng hoăc lồng ghép để triển khai nhiệm vụ là Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Hội nông dân Việt Nam với tổng kinh phí
là hơn 50 tỷ đồng. Đây là con số được đánh giá là rất ít so với nhiệm vụ các đơn vị được giao. Mặc dù công tác bảo vệ, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em cũng được Chính phủ, các bộ ngành đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng vẫn còn nhiều bất cập trong công tác triển khai, nhất là tại các địa phương.

Các đại biểu cho ý kiến tại phiên giải trình
Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Dương Xuân Hòa, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn cho biết, theo quy định của Luật ngân sách năm 2015, ở điều 41 thì căn cứ lập dự toán ngân sách hằng năm có đưa ra 8 khoản quy định về căn cứ quy định dự toán. Thì trong 8 khoản này không có khoản nào để căn cứ xây dựng quy định dự toán nội dung này. Trong đó tại khoản 1 điều 6 luật phòng chống bạo lực gia đình thì lại quy định hằng năm nhà nước bố trí ngân sách cho phòng chống phòng chống bạo lực gia đình. Đại biểu đề nghị bộ trưởng cho biết đâu là giải pháp để thực hiện quy định này trong thực thi pháp luật phòng chống bạo lực gia đình.
Góp ý kiến tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Ngọc Thiện Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch cho biết, kinh phí chi cho phòng chống bạo lực gia đình nằm trong kinh phí công tác gia đình, và kinh phí này ở địa phương bố trí rất ít. Các địa phương cũng không bố trí thành 1 mục riêng mà lồng ghép. Nói tóm lại, hiện nay việc này hết sức lúng túng, chính vì vậy không thống kê được. Đại biểu đề nghị lần này phải thực hiện quy định này là rất quan trọng vì nếu không có kinh phí thì bên dưới không thực hiện được. Cơ chế phối hợp liên ngành cũng được các đại biểu đặt nghi vấn khi mà số liệu báo cáo về số vụ bạo lực gia đình từ 2009 -2017 của Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch và thống kê từ ngành toà án có sự chênh lệch khá lớn.
Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Nguyễn Thị Phúc, Phó Trường đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận cho biết, số liệu chênh lệch giữa 2 ngành là rất lớn, không thống nhất. Chứng tỏ cơ chế phối hợp liên ngành trong thu thập báo cáo thông tin giữa các bộ là không hiệu quả và không thống nhất. Đề nghị Bộ cho biết cơ chế phối hợp liên ngành giữa Bộ và các bộ liên quan trong công tác đánh giá tình trạng, nắm tình hình, số liệu thống kê ntn và giải pháp trong thời gian tới ra sao?
Tham gia thảo luận tại phiên họp, đại biểu Phạm Thị Thu Trang, Phó Trường đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi cho biết tại kiến nghị, Bộ có kiến nghị sửa đổi 17 điều đối với Luật phòng chống bạo lực gia đình. Và tại nghị định 08 thì bộ cũng có kiến nghị Chính phủ sửa đổi 9 điều. Và đối với Nghị định 167 thay thế nghị định 110/2009 thì cũng có những điều cần phải sửa đổi bổ sung. Đại biểu nghĩ rằng tại sao phát hiện ra những vấn đề , bất cập từ luật, từ nghi định thì sao chúng ta không đề xuất sửa đổi sớm để hạn chế những bất cập, những khó khăn đó.
Giải trình về những vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Ngọc Thiện Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch cho biết, hằng năm Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đều có báo cáo, và đề xuất kiến nghị liên quan đến sửa đổi Luật, các Nghị định nhưng tuy nhiên sửa đổi luật và các văn bản quy phạm pháp luật không thể làm thường xuyên được. Vừa qua nhân dịp tổng kết 10 năm thực hiện phòng chống bạo lực gia đình thì Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch mới có tổng hợp và báo cáo như vậy.
Cũng tại buổi giải trình, nhiều đại biểu đề nghị Bộ Y tế trả lờimột số vấn đề liên quan đến hỗ trợ tâm lý cho trẻ em ở trong gia đình có xảy ra bạo lực; lý do tại sao số trường hợp bị bạo lực dưới được thanh toán BHYT chỉ đạt khoảng 14% tổng số trường hợp; Và vì sao trong một số thống kê lại thể hiện số nạn nhân bị bạo lực giới tính nam lại nhiều hơn nữ./.