CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI BÙI VĂN CƯỜNG CHỦ TRÌ GIAO BAN VỚI CÁC VỤ, ĐƠN VỊ THUỘC VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì buổi làm việc với Ban Thư ký.
Dự buổi làm việc có Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang; Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần cùng các thành viên Ban Thư ký Quốc hội khóa XV.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã cho ý kiến về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thư ký; cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký; nguyên tắc hoạt động của Ban Thư ký; cơ chế chỉ đạo, điều hành của Ban Thư ký…
Các thành viên Ban Thư ký tại buổi làm việc.
Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đánh giá cao các ý kiến đã phát biểu; đề nghị, Ban soạn thảo dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký (sửa đổi) tiếp thu tối đa, tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết. Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nêu rõ, việc sửa đổi này nhằm hướng tới những cải tiến, đổi mới về tổ chức và hoạt động nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Thư ký; bảo đảm sự liên thông, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ trong tổ chức, hoạt động của các thành viên trong Ban Thư ký với bộ máy giúp việc khác.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại buổi làm việc.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lưu ý, Ban soạn thảo cần bám sát yêu cầu đặt ra theo Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Bên cạnh đó, có sự tham khảo kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của bộ máy giúp việc Nghị viện một số nước; đồng thời kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của Ban Thư ký trong thời gian bảo đảm phù hợp với đặc thù bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội nước ta. Trên cơ sở đó, xác định mô hình tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thư ký bảo đảm sự chỉ đạo thông suốt của Tổng Thư ký Quốc hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Ngoài ra, đề xuất những giải pháp đổi mới, cải tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu - quả hoạt động của Ban Thư ký, đáp ứng được yêu cầu hoạt động thường xuyên theo trong thời gian kỳ họp và giữa các kỳ họp Quốc hội; phù hợp với yêu cầu đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quốc tôi hội theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14…