CỦNG CỐ NỀN TẢNG VỮNG CHẮC CHO QUAN HỆ HỮU NGHỊ, HỢP TÁC VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ DỰ GẶP GỠ HỮU NGHỊ NHÂN DÂN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI, THƯỢNG TƯỚNG TRẦN QUANG PHƯƠNG LÀM VIỆC VỚI NHÓM NGHỊ SỸ HỮU NGHỊ TRUNG QUỐC - VIỆT NAM
Tham dự có: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) Nguyễn Hoàng Anh; lãnh đạo các bộ, ngành hữu quan, địa phương của Việt Nam; Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản nhà nước, Quốc vụ viện Trung Quốc (SASAC) Trương Ngọc Trác.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Tọa đàm về cải cách doanh nghiệp nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN
Cùng dự có khoảng 250 đại biểu đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp hai nước.
Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực của các bên liên quan đã phối hợp tổ chức tọa đàm; đồng thời nhấn mạnh, hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư nói chung và hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng và đang có nhiều bước tiến tích cực, mang lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho cả hai bên.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu dự tọa đàm. Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN
Phó Thủ tướng cho biết, quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam có nhiều nét tương đồng với quan điểm phát triển của Trung Quốc, trong đó chú trọng phát triển bền vững, lấy con người là trung tâm, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát huy tối đa giá trị con người.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu dự tọa đàm. Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN
Phó Thủ tướng mong muốn các đại biểu hai bên đi sâu trao đổi, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực, cùng chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh và nhu cầu theo một số định hướng, bao gồm: tăng cường hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực nông nghiệp, kết cấu hạ tầng, chuyển đổi năng lượng, kinh tế số, phát triển xanh; chia sẻ những bài học thực tiễn về quản trị và cải cách doanh nghiệp, giám sát và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; thúc đẩy hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực quản lý cấp cao của các doanh nghiệp nhà nước; nghiên cứu xây dựng cơ chế hợp tác giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước; cùng xây dựng kết nối "Hai hành lang, Một vành đai" và "Vành đai và Con đường".
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu khai mạc. Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước Nguyễn Hoàng Anh cho biết, doanh nghiệp nhà nước luôn giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, được khẳng định cả về lý luận và thực tiễn. Tại Việt Nam, tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp nhà nước vào GDP đạt xấp xỉ 30%, thu hút khoảng 0,7 triệu lao động (chiếm khoảng 7,3% lao động của toàn bộ khu vực doanh nghiệp), thể hiện vai trò chủ đạo trên một số ngành, lĩnh vực và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam vẫn bộc lộ một số hạn chế về hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ; chưa thể hiện rõ vai trò nổi bật trong việc dẫn dắt, tạo động lực, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển.
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước Nguyễn Hoàng Anh phát biểu. Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đề nghị các đại biểu, lãnh đạo doanh nghiệp tập trung trao đổi, thảo luận về những bài học kinh nghiệm; đưa ra những kiến nghị, đề xuất, gợi mở về chính sách để tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc, tìm ra những nhân tố phát triển mới, để đảm bảo cải cách doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp của Việt Nam và Trung Quốc đi vào thực chất. Trong đó, tập trung vào kết quả, bài học kinh nghiệm của Việt Nam và Trung Quốc hoạch định, thực thi và hoàn thiện chính sách về cải cách doanh nghiệp nhà nước và hoàn thiện thể chế quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp thời gian qua và các vấn đề đặt ra trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với các đại biểu dự tọa đàm. Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN
Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản nhà nước, Quốc vụ viện Trung Quốc Trương Ngọc Trác nêu rõ, tọa đàm được tổ chức vào thời điểm rất có ý nghĩa, tình hình thế giới có những thay đổi, doanh nghiệp nhà nước có sứ mệnh quan trọng, không thể thay thế nhất là khi vừa qua thế giới phải ứng phó với đại dịch Covid-19; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát huy vai trò cơ quan giám sát, quản lý vốn nhà nước hướng tới ngày càng chuyên nghiệp cùng phương thức vận hành, kinh doanh trên thị trường, thúc đẩy sự hội nhập của doanh nghiệp nhà nước.
Tọa đàm là không gian để hai bên tiếp tục trao đổi, thảo luận đưa ra giải pháp ứng phó với những thách thức đang đặt ra. Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng quan trọng trong quá trình hiện đại hoá đất nước. Theo đó cần xây dựng doanh nghiệp đầu tàu, cởi mở, “giàu sức sống”, là trụ đỡ kinh tế quốc dân, góp phần ổn định xã hội, có khả năng đối phó với khủng hoảng.
Tại tọa đàm, đại biểu hai nước đã trình bày các chuyên đề về kết quả, bài học về quản lý vốn và tài sản nhà nước tại Trung Quốc; kết quả, bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra đối với việc cải cách doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam và các nội dung lớn khác được quan tâm; cùng trao đổi, thảo luận để phát huy hơn nữa vai trò và giá trị của doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế mỗi nước nói riêng, hợp tác kinh tế hai nước nói chung…