Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ Khánh thành công trình trường THPT Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
Phát biểu tại lễ chào mừng năm học mới 2022-2023 tại trường THPT Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, ngày 05/9/1945, chỉ 3 ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các em học sinh nhân khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập với tình cảm yêu thương vô bờ bến và sự kỳ vọng lớn lao vào những chủ nhân tương lai của đất nước. Người nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Trong muôn vàn khó khăn, thử thách hiểm nghèo của những ngày đầu lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ xác định: dốt cũng là một thứ giặc; thói quen, tập tục lạc hậu cũng là một loại kẻ thù; giáo dục, chống giặc dốt là một trong các nhiệm vụ cấp bách của chính quyền mới.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng giáo dục và đào tạo, xem đây là quốc sách hàng đầu; luôn dành những điều tốt đẹp nhất để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, bảo đảm tất cả các em học sinh, dù ở đồng bằng hay ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, ai ai cũng được học hành, tiếp cận giáo dục công bằng, bình đẳng. Phát triển giáo dục và đào tạo, đảm bảo công bằng trong giáo dục, để không ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng khó khăn, đồng bào các dân tộc thiểu số càng cần được chăm lo, hỗ trợ để giảm bớt khó khăn, từng bước phát triển kịp với miền xuôi là quan điểm chỉ đạo lớn và xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Chủ tịch Quốc hội cho biết, năm 2013, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Quốc hội đã tập trung thể chế hóa các quan điểm của Đảng, hoàn thiện và ban hành nhiều chính sách, pháp luật để phát triển giáo dục, đặc biệt là Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi với chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành quyết định về tổng biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026, trong đó giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên cho ngành giáo dục, riêng năm học 2022 - 2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Điều này thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước trong việc bảo đảm đầy đủ đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân. Trong thời gian tới, Quốc hội sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách để đảm bảo đời sống cho giáo viên, để giáo viên có thể yên tâm công tác, thực hiện tốt nhất nhiệm vụ trồng người.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, hiện nay, đất nước ta đang hướng tới những mục tiêu, kỳ vọng lớn lao, xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và 100 năm ngày thành lập nước. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những đột phá chiến lược, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chăm lo, giáo dục thật tốt cho các em học sinh là nền tảng căn bản nhất, là chìa khóa để hướng tới tương lai, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Khẳng định sự nghiệp giáo dục nói chung và công tác giáo dục của các thầy cô đóng vai trò vô cùng quan trọng, Chủ tịch Quốc hội mong muốn các thầy giáo, cô giáo sẽ luôn là tấm gương sáng về đạo đức, ứng xử văn hóa, tâm huyết, trách nhiệm với nghề, hết mực yêu thương, dạy dỗ tận tình; không chỉ truyền dạy kiến thức mà còn là người truyền cảm hứng, động lực để các em say mê học tập, khám phá chân trời mới của tri thức. Với các em học sinh, Chủ tịch Quốc hội kỳ vọng và tin tưởng các em sẽ phát huy truyền thống hiếu học, nỗ lực phấn đấu, học tập chăm chỉ, trung thực, quyết tâm cao, học trước hết cho chính mình, để biết, để làm, để chung sống, để tự khẳng định, để chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất, để lập thân, lập nghiệp và đóng góp cho quê hương, đất nước.
Trong dịp chuẩn bị bước vào đầu năm học mới này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Chỉ thị số 44/CT-TTg về việc tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lưọng giáo dục mầm non, phố thông. Chỉ thị nêu rõ, đến nay tại các địa phương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như việc quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục chưa phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu đến trường của trẻ em, học sinh, tình trạng trường lớp học quá tải vẫn còn diễn ra tại một số địa phương gây bức xúc dư luận; đầu tư cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu; tình trạng thiếu trường, lớp tại một số khu đô thị, khu công nghiệp, khư chế xuất, vùng sâu, vùng xa; tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ chưa được giải quyết triệt đế, cơ cấu đội ngũ giáo viên còn chưa hợp lý...
Các trường học chuẩn bị bước vào năm học mới 2022-2023
Chỉ thị yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch năm học an toàn, linh hoạt, chất lượng; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em, học sinh, hoàn thành chương trình giáo dục theo kế hoạch và bảo đảm chất lượng giáo dục của từng cấp học, chương trình đào tạo. Hướng dẫn các địa phương thực hiện rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới co sở giáo dục mầm non, phổ thông bảo đảm phù họp với thực tiên; bảo đảm nguyên tắc thuận lợi cho việc học của học sinh gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới giáo dục; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, tô chức sơ kêt, đánh giá báo cáo Chính phủ kêt quả việc thực hiện sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục tại các địa phương.
Cũng theo Chỉ thị, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng đào tạo giáo viên, có chính sách khuyến khích học sinh giỏi vào ngành sư phạm, tạo môi trường, hệ sinh thái giáo dục phát triển lành mạnh, bình đẳng, sáng tạo, khuyến khích đổi mới sáng tạo phù họp với đặc điểm từng địa phưong, tùng vùng miền. Nghiên cúu đề xuất chính sách uu tiên cho giáo viên vùng sâu vùng xa, những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, bảo đảm hợp lý, không dàn trải. Chỉ đạo các địa phương tăng cường trách nhiệm quản lí nhà nước về lựa chọn, cung ứng, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục của địa phương, tài liệu tham khảo theo đúng quy định; có phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho các đối tượng học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm đầy đủ, thuận lợi cho học sinh trước khi năm học mới bắt đầu.
Bên cạnh đó, Chỉ thị yêu cầu Bộ Nội vụ Trên cơ sở đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về số lượng thừa, thiếu giáo viên của từng trường, từng cấp học, môn học, thực hiện rà soát cơ chế, chính sách phân bổ biên chế giáo viên phù họp hiệu quả; tuyển dụng theo lộ trình sát thực tiễn, trong đó ưu tiên những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Chỉ thị cũng nêu rõ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần chủ động thực hiện rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phố thông bảo đảm phù hợp, với thực tiễn, có các biện pháp, phưong án cụ thể giải quyết vấn đề trường, lóp tại từng địa bàn, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, học sinh không để tình trạng gây bức xúc trong nhân dân; bảo đảm trẻ em mầm non, học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày.
Ngoài ra, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng phát triển trường, lóp mầm non, phô thông theo quy định, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em mầm non, học sinh phổ thông; thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lóp mầm non, phổ thông ở khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX); rà soát, kiểm tra các dự án khu đô thị mới, có biện pháp yêu cầu các chủ đầu tư dành quỹ đất và xây dựng các cơ sở giáo dục theo quy hoạch đã được phè duyệt; tiếp tục đẩy mạnh phát triển các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ngoài công lập để giảm áp lực cho trường mầm non, phổ thông công lập, đặc biệt tại các địa bàn KCN, KCX, khu vực đông dân cư.