Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 1990: “Trong trường hợp cần thiết, để đảm bảo cho việc giải quyết các tranh chấp đã được thụ lý, Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương có quyền bắt giữ tàu biển”. Nhưng, đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để đảm bảo giải quyết khiếu nại hàng hải không thuộc thẩm quyền của Toà án, mà việc khởi kiện và thụ lý vụ án tại Toà đòi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định, trong khi việc bắt giữ tàu biển phải cần nhanh chóng. Với lý do trên, việc ban hành văn bản pháp luật về bắt giữ tàu biển.
Thảo luận về pháp lệnh, đa số đại biểu tán thành với qui định tại Điều 4 của Dự thảo Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển là Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng biển mà con tàu đang đậu có yêu cầu bị bắt giữ. Qui định này này cũng phù hợp với Điều 40 Bộ luật hàng hải “Bắt giữ tàu biển là việc không cho phép tàu biển di chuyển hoặc hạn chế tàu biển di chuyển bằng quyết định của Toà án...” Vì vậy, giao thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển cho Toà án nhân dân cấp tỉnh là phù hợp. Các đại biểu cũng yêu cầu làm rõ cơ sở để qui định mức lệ phí 5.000.000 đồng/tàu khi người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải nộp lệ phí và Toà án chỉ thụ lý đơn sau khi người yêu cầu bắt giữ tàu biển đã nộp lệ phí bắt giữ tàu biển. Nhiều đại biểu đồng tình với qui định thời hạn bắt giữ tàu biển là 30 ngày.
Còn về thủ tục bán đấu giá tàu biển đang bị giam giữ và thủ tục đăng ký quyền sở hữu tàu biển, đa số đại biểu cho rằng, nội dung này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh, mà cần thực hiện theo qui định của Bộ luật hàng hải, Pháp lệnh thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn có liên quan...