ĐOÀN ĐBQH TỈNH QUẢNG NGÃI KHẢO SÁT THỰC ĐỊA QUA KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI
Dự làm việc với Đoàn giám sát có Đại tá Hoàng Anh Tuấn - Phó Giám đốc Công an tỉnh và lãnh đạo các phòng nghiệp vụ liên quan của Công an tỉnh.
Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Huỳnh Thị Ánh Sương phát biểu tại buổi giám sát.
Nội dung giám sát ở cả 3 lĩnh vực: Đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh. Các nội dung giám sát cụ thể như: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT; công tác đăng ký, cấp, thu hồi biển số phương tiện giao thông; công tác đào tạo, sát hạch lái xe, cấp đổi, thu hồi giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; quản lý về TTATGT trong hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải; công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về TTATGT; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, xử lý "điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ; khắc phục ùn tắc giao thông...
Theo báo cáo của Công an tỉnh, giai đoạn 2009 - 2023, Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh chỉ đạo, triển khai các mặt công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
Công an các đơn vị, địa phương và người đứng đầu đã đề ra và thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm TTATGT trên địa bàn phụ trách.
Giai đoạn 2009 - 2023, lực lượng Công an tỉnh đã tổ chức hơn 204 nghìn ca tuần tra, kiểm soát, với hơn 768 nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia; phát hiện, xử lý gần 637 nghìn trường hợp vi phạm, tổng số tiền hơn 426 tỷ đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe hơn 32 nghìn trường hợp...
Qua đó, làm giảm thiểu tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Đại tá Hoàng Anh Tuấn - Phó Giám đốc Công an tỉnh báo cáo làm rõ thêm một số nội dung Đoàn giám sát yêu cầu.
Bên cạnh những kết quả, công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn tỉnh cũng còn nhiều bất cập, khó khăn. Như hệ thống pháp luật liên quan chậm được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn; hạ tầng giao thông không đáp ứng kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội, phương tiện giao thông cá nhân; ý thức chấp hành về ATGT của một bộ phận người dân vẫn còn hạn chế…
Tại buổi giám sát, Công an tỉnh kiến nghị với Đoàn giám sát một số nội dung: Đề nghị Quốc hội chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực TTATGT để bảo đảm phù hợp với các luật hiện hành.
Trung ương, tỉnh quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, nhất là các công trình, dự án trên các tuyến giao thông huyết mạch, các trục giao thông hướng tâm, công trình cấp bách, có khả năng điều tiết lưu lượng tham gia giao thông, chống ùn tắc giao thông và giảm TNGT; kết nối phân luồng giao thông giữa các khu vực nông thôn, thành thị và các vùng miền nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trong khu vực. Bố trí kinh phí khắc phục các điểm đen và giải tỏa hành lang ATGT đường bộ đối với các tuyến qua địa bàn tỉnh...
Đại biểu dự buổi giám sát chuyên đề tại trụ sở Công an tỉnh.
Đề nghị các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội cần gắn công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với phát triển hạ tầng giao thông; cùng vào cuộc mạnh mẽ hơn trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT.
Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục đầu tư phát triển, quy hoạch các KCN, KKT, các trường học… theo hướng xa các tuyến quốc lộ; xây dựng hệ thống đường gom để giảm lượng công nhân vào ca, tan ca tại các KCN có tuyến quốc lộ…
Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Huỳnh Thị Ánh Sương ghi nhận việc chuẩn bị đầy đủ các nội dung của Công an tỉnh liên quan đến nội dung giám sát. Đối với những kiến nghị của Công an tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tổng hợp để chuyển đến Quốc hội và các bộ, ngành liên quan để có hướng giải quyết…