HỖ TRỢ ĐÚNG VÀ TRÚNG, ĐẢM BẢO THOÁT NGHÈO BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI

27/07/2023

Chiều 27/7, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai chủ trì cuộc giám sát chuyên đề tại huyện Ba Vì về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

ĐOÀN ĐBQH THÀNH PHỐ HÀ NỘI TIẾP XÚC CỬ TRI CHUYÊN ĐỀ TẠI HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG

Phó trưởng Đoàn chuyên trách, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai phát biểu kết luận buổi giám sát

Theo đó, thực hiện kế hoạch số 82/KH-ĐGS, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã tiến hành giám sát chuyên đề tại huyện Ba Vì về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn TP Hà Nội.

Trước khi làm việc, Đoàn đã tiến hành khảo sát tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Hà Nội và Trạm Y tế xã Yên Bài. Đồng thời, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã tặng quà cho 30 gia đình chính sách, hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn thuộc 3 xã của huyện Ba Vì.

Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tặng quà cho tập thể Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Hà Nội trên địa bàn huyện Ba Vì

Bố trí trên 1 nghìn tỷ đồng cho phát triển kinh tế-xã hội miền núi

Báo cáo của Ban Dân tộc về việc triển khai Nghị quyết 120 của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 cho thấy, đến nay TP đã bố trí trên 1 nghìn tỷ đồng, trong đó có trên 974 tỷ đồng đồng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho 89 dự án, trong đó năm 2021 bố trí 743 tỷ đồng; năm 2022 bố trí 240 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo đề nghị của UBND các huyện tại Nghị quyết số 13-NQ/HĐND ngày 6/7/2022 của HĐND TP đã giảm trừ 47,3 tỷ đồng cho 3 dự án và năm 2023 là 38,5 tỷ đồng, đã giải ngân đạt trên 90% theo kế hoạch và nguồn khác cho 4 dự án. Năm 2023 huyện Thạch Thất nộp trả ngân sách TP 8,393 tỷ đồng (do điều chỉnh mức đầu tư 4 dự án). Nguồn vốn sự nghiệp đã bố trí 121,835 tỷ đồng, trong đó năm 2022 là trên 3,38 tỷ đồng; năm 2023 bố trí trên 118,4 tỷ đồng.

Ngoài ra, Sở Y tế thực hiện lồng ghép trong kinh phí thường xuyên hàng năm do sở phân bổ cho các đơn vị tại quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán thu, chi ngân sách. Sở không phân bổ kinh phí riêng để thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch 253/KH-UBND năm 2022 là 5,099 tỷ đồng; năm 2023 là 4,268 tỷ đồng để thực hiện chương trình.

Hội LHPN năm 2023 thực hiện Kế hoạch 257/KH-UBND ngày 3/10/2022 về triển khai dự án 8 - "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trìnhg Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn TP để đảm bảo thực hiện đầy đủ các mục tiêu, chỉ tiêu của dự án 8 sau khi có hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam là 900 triệu đồng.

Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tặng quà cho các hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 3 xã của huyện Ba Vì

Đối với một số nội dung cụ thể đa số đều đang được triển khai thực hiện. Đáng chú ý, nội dung bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Năm 2022, Sở Du lịch đã tổ chức 10 hội nghị trao đổi kỹ năng, ứng xử văn minh du lịch cho cộng đồng dân cư đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Ba Vì. Năm 2023, Sở Du lịch đang trình TP dự thảo Kế hoạch triển khai xây dựng thí điểm mô hình du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm thực tế tại các làng nghề và các điểm du lịch gắn với các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số tại huyện Ba Vì...

Đề xuất sớm ban hành định mức hỗ trợ phát triển sản xuất

Bên cạnh những kết quả đã triển khai, Ban Dân tộc cũng nêu một số tồn tại, hạn chế trong triển khai Nghị quyết 120 của Quốc hội như: Việc triển khai thực hiện một số nội dung còn chậm, kết quả thực hiện còn hạn chế, tỷ lệ giải ngân còn thấp. Quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, một số nội dung chương trình đến nay chưa ban hành được định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức giá, tiêu chí, quy mô, định mức chi...

Từ những khó khăn nêu trên, Ban Dân tộc đề nghị Trung ương tiếp tục có hướng dẫn, quy định cụ thể về định mức hỗ trợ để địa phương có sơ sở thực hiện các dự án, nội dung của Chương trình. Sớm ban hành định mức kỹ thuật, định mức hỗ trợ phát triển sản xuất và chi phí quản lý dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch, củng cố phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Tại buổi làm việc, thành viên Đoàn giám sát bày tỏ quan tâm đến việc thực hiện chính sách về hỗ trợ nước sạch sinh hoạt, phát triển kinh tế-xã hội, phát triển du lịch trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Đoàn giám sát gặp gỡ những em học sinh tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Hà Nội đang sinh hoạt bảo tồn văn hoá truyền thống cồng chiêng dân tộc Mường

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Phạm Thị Thanh Mai đề nghị các đơn vị bổ sung các nội dung mà thành viên Đoàn giám sát nêu; nêu bật được những kết quả, kinh nghiệm triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia của TP Hà Nội, các cơ quan liên quan và huyện Ba Vì.

Cùng đó, tăng cường truyền thông, tuyên truyền để đồng bào dân tộc thiểu số hiểu được ý nghĩa của các chính sách, Chương trình Mục tiêu Quốc gia.

Nhấn mạnh TP Hà Nội có chuẩn nghèo cao hơn cả nước, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đề nghị Ban Dân tộc và huyện Ba Vì cần đặc biệt quan tâm hỗ trợ đến nhóm đối tượng nghèo, cận nghèo để đảm bảo thoát nghèo bền vững, tránh tái nghèo và có những chế độ, chính sách hỗ trợ đúng và trúng.

(Theo Báo Kinh tế và Đô thị)