ĐOÀN ĐBQH TỈNH THANH HÓA GIÁM SÁT VIỆC HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI HUYỆN HÀ TRUNG VÀ ĐÔNG SƠN
Các thành viên trong đoàn kiểm tra, giám sát thực tế cơ sở vật chất tại Trường Tiểu học Thị trấn Bút Sơn 1.
Cùng tham gia có các đồng chí: Trần Văn Thức, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); Cầm Thị Mẫn, ĐBQH chuyên trách; đại diện Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa, Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh; các đơn vị liên quan.
Toàn cảnh buổi làm việc với UBND huyện Hoằng Hóa.
Các đại biểu tham dự buổi làm giám sát.
Trước khi làm việc với UBND huyện, đoàn đã đi kiểm tra, giám sát thực tế cơ sở vật chất, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, giáo viên (GV) trực tiếp tham gia giảng dạy thực hiện đổi mới chương trình, SGK tại Trường THPT Lương Đắc Bằng, THCS Thị trấn Bút Sơn và Trường Tiểu học Bút Sơn 1 (thị trấn Bút Sơn).
Các thành viên trong đoàn kiểm tra, giám sát thực tế cơ sở vật chất Trường THCS Thị trấn Bút Sơn.
Đoàn kiểm tra cơ sở vật chất tại Trường THPT Lương Đắc Bằng.
Giáo viên Trường THCS Thị trấn Bút Sơn trao đổi tâm tư, nguyện vọng trong quá trình trực tiếp giảng dạy chương trình mới.
Theo báo cáo của UBND huyện Hoằng Hóa, từ năm học 2020-2021, việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 88, Nghị quyết số 51 trên địa bàn huyện được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, đúng lộ trình, bài bản. Quá trình triển khai tại địa phương có nhiều thuận lợi như: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết về khung chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học từ lớp 1 đến lớp 12; tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý (CBQL), GV các môn các cấp học về chương trình GDPT tổng thể. Cùng với đó, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đặc biệt quan tâm, ban hành nhiều chương trình, đề án, kế hoạch phát triển giáo dục theo hướng thực chất và bền vững; quan tâm chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và thực hiện đổi mới chương trình, SGK. Đội ngũ nhà giáo và CBQL toàn ngành đa số có năng lực chuyên môn vững vàng, tâm huyết, trách nhiệm, sáng tạo, nỗ lực linh hoạt tìm kiếm các giải pháp tháo gỡ khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Phó Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa Lê Văn Phúc phát biểu tại buổi giám sát.
Qua đánh giá bước đầu, Chương trình GDPT 2018 phù hợp với điều kiện của địa phương, điều kiện cụ thể của các cơ sở giáo dục trên địa bàn; phù hợp với khả năng tiếp thu của các đối tượng học sinh; khai thác triệt để phương pháp dạy học tích cực. Tuy nhiên, quá trình thực hiện ngành giáo dục huyện vẫn gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
Đơn cử như về đội ngũ nhà giáo, trình độ, kỹ năng khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận công nghệ mới trong quản lý và dạy học ở một số CBQL, GV còn hạn chế. Ở cấp tiểu học thiếu GV Tin học; tỷ lệ GV văn hóa chưa đảm bảo cho 100% các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Ở cấp THCS, việc tích hợp các môn khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lý (tích hợp 2 phân môn: Lịch sử, Địa lý) gây khó khăn cho các đơn vị trong việc bố trí GV giảng dạy. Cơ cấu và bố trí đội ngũ, phân công GV ở một số đơn vị chưa hợp lý, còn tình trạng thừa, thiếu GV cục bộ ở một số trường. Ở cấp THPT còn thiếu GV Mỹ thuật, Âm nhạc.
Đại diện lãnh đạo Trường Tiểu học Thị trấn Bút Sơn 1 phát biểu tại buổi giám sát.
Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở một số địa phương, đơn vị, tiến độ tu sửa cơ sở vật chất, cải tạo cảnh quan môi trường, xây dựng, sửa chữa công trình vệ sinh còn chậm, muộn, phòng học không đủ diện tích theo yêu cầu, phòng chức năng, phòng học bộ môn, phòng máy tính còn thiếu hoặc chất lượng máy đã xuống cấp, hư hỏng không đáp ứng so với nhu cầu; một số đơn vị trường học ý thức bảo quản, sử dụng các thiết bị đồ dùng học tập của HS chưa tốt...
Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Văn Thức phát biểu tại buổi giám sát.
Đại diện Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại buổi giám sát.
Tại buổi giám sát, các đại biểu đã đánh giá những ưu điểm, tồn tại trong triển khai Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội; đồng thời đưa ra một số đề xuất, kiến nghị để Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa chuyển đến Quốc hội nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy chương trình GDPT mới; vấn đề lựa chọn SGK; việc bố trí GV dạy học các bộ môn tích hợp, liên môn...
Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Hải phát biểu kết luận buổi giám sát.
Phát biểu kết luận buổi giám sát, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Hải đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, ngành giáo dục huyện Hoằng Hóa trong thực hiện đổi mới nội dung chương trình, SGK GDPT 2018 trong thời gian qua trên địa bàn huyện. Đồng thời nhấn mạnh thêm những thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được trong quá trình triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018 của huyện Hoằng Hóa.
Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả chương trình trong thời gian tới, đồng chí Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Hải đề nghị ngành giáo dục tỉnh tiếp tục tham mưu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình tại cơ sở. Đồng chí nhấn mạnh: Cùng với sự đầu tư của tỉnh, ngành giáo dục tỉnh và huyện Hoằng Hóa cần tiếp tục quan tâm ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, các điều kiện cần thiết cho các nhà trường đảm bảo công tác dạy và học theo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.