PHÓ TRƯỞNG ĐOÀN ĐBQH TP. HÀ NỘI TIẾP XÚC CỬ TRI TRƯỚC KỲ HỌP THỨ 2 CỦA QUỐC HỘI

29/09/2021

Sáng ngày 28/9, tại Trụ sở HĐND, UBND thị xã Sơn Tây, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai cùng Tổ đại biểu Quốc hội thuộc Đơn vị bầu cử số 7 tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây, các huyện Ba Vì, Phúc Thọ và Đan Phượng trước Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội. Hội nghị được kết nối trực tuyến tại 87 điểm cầu với hơn 1.400 cử tri các xã, thị trấn.

 

Đại biểu Trần Việt Anh báo cáo với cử tri dự kiến Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

Báo cáo với cử tri dự kiến Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, đại biểu Trần Việt Anh cho biết, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 2 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết (theo quy trình tại một kỳ họp) gồm: Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Các Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh gồm: Nghệ An, Thừa Thiên-Huế và Thanh Hóa; đồng thời Quốc hội cũng xem xét, cho ý kiến 05 dự án Luật gồm: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng sẽ xem xét các báo cáo về các vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác, trong đó, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2025; xem xét, quyết định Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; Xem xét Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đặc biệt, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội. Đây cũng lần đầu tiên Quốc hội khóa XV tiến hành chất vấn tại nghị trường.

Cử tri Đào Hiến Chương, Chủ tịch Hội Luật gia Thị xã Sơn Tây phát biểu ý kiến 

Cho ý kiến về công tác xây dựng pháp luật tại Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội, cử tri Đào Hiến Chương, Chủ tịch Hội Luật gia Thị xã Sơn Tây, bày tỏ đồng tình về việc Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm. Theo cử tri, Luật này được ban hành cách đây 21 năm nên đã bộc lộ bất cập, một số quy định không thống nhất, đồng bộ với Bộ luật dân sự. Thị trường bảo hiểm phát triển nhanh nhưng chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu. Cử tri cũng kiến nghị dự thảo luật giải thích rõ hơn khái niệm Bảo hiểm qua biên giới vì đây là vấn đề mới có liên quan đến quyền của người tham gia bảo hiểm; đồng thời bổ sung nguyên tắc tham gia bảo hiểm. Ông Đào Hiến Chương cho rằng, dự thảo Luật đưa ra 4 nhóm nguyên tắc chung nhưng lại chưa đề ra các nguyên tắc liên quan đến vấn đề thanh toán bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.

“Thực tế hiện nay có tình trạng tham gia bảo hiểm thì dễ nhưng khi thanh toán bảo hiệm lại phức tạp, có khi gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. Vì vậy đề nghị dự thảo Luật bổ sung thêm nội dung có liên quan đến nguyên tắc cơ bản như đảm bảo nguyên tắc chi trả minh bạch, rõ rang, đầy đủ theo cam kết để đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên, gồm bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm”, cử tri Đào Hiến Chương kiến nghị.

Tại hội nghị, một số ý kiến cũng phát biểu về vấn đề phòng chống dịch Covid-19. Cử tri tin tưởng, đánh giá cao chủ trương, đường lối, chính của Đảng, Nhà nước nhằm “quyết chiến, quyết thắng” đại dịch Covid-19, trong đó có 6 nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm sát hiệu quả dịch bệnh. Tuy vậy, trước những thiệt hại do Covid-19 gây ra và diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, cử tri cũng đề nghị cần xử lý nghiêm, thậm chí xử lý điểm những trường hợp thiếu ý thức, cố tình làm lây nhiễm dịch bệnh cho cộng đồng.

Cử tri Đỗ Đức Cau, phường Quang Trung, Thị xã Sơn Tây cho rằng, mỗi xã phường là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sỹ. Người dân chính là chủ thể phòng chống dịch thì phải thực hiện, phải chấp hành nghiêm các quy định chống dịch và cao hơn phải tự giác thực hiện thì mới đẩy lùi được dịch bệnh. “Ý thức người dân là cực kỳ quan trọng và quan trọng là chúng ta phải tuyên truyền, giáo dục việc này”, ông Đỗ Đức Cau phân tích thêm.        

Cử tri cũng cho rằng, với Nghị quyết 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Chính phủ đã kịp thời có quyết sách kịp thoời, nhân văn, thiết thực, hợp lòng dân. Qua đó cũng khẳng định tính ưu việt của chế độ chúng ta, một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Tuy nhiên, cử tri cũng đề nghị thành phố có hướng dẫn cụ thể về thực hiện hỗ trợ đối với người lao động, những hộ nông dân bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi đại dịch Covid-19 để việc triển khai thực hiện ở xã, phường dễ dàng hơn.

thay mặt Tổ đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai phát biểu ý kiến

Cũng tại hội nghị này, thay mặt Tổ đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri để việc triển khai hỗ trợ cho các đối tượng được nhanh hơn, sớm hơn, đúng đối tượng và phù hợp với thực tiễn; đồng thời ghi nhận các kiến nghị về việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với các hộ dân  bị thu hồi đất nông nghiệp; thúc đẩy triển khai các dự án chậm tiến độ; tăng cường công an xã chính quy về cơ sở; chính sách đối với lực lượng dân phòng, phụ cấp đối với các chức danh kiêm nhiệm cấp xã.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội  cũng thông tin thêm, trước Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XV, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố đã đổi mới phương thức tiếp xúc cử tri của Đoàn. Đó là 10 đơn vị bầu cử sẽ tiến hành tiếp xúc cử tri trực tiếp và trực tuyến đến tất cả các đơn vị điểm cầu, xã, phường, thị trấn trong đơn vị bầu cử của mình. Với hình thức này, các đại biểu Quốc hội được tiếp xúc với các vị quý vị cử tri tham dự tại các điểm cầu tăng lên rất nhiều so với các hình thức tiếp xúc cử tri trực tiếp trước đây. Cụ thể theo báo cáo của Chủ tọa điều hành buổi tiếp xúc cử tri này, đã có hơn 1,400 cử tri tại 87 điểm cầu của 4 đơn vị  huyện, thị xã tại đơn vị bầu cử tham gia. Mặc dù tình hình dịch bệnh nhưng mà công tác tiếp xúc cử tri cũng như tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri không bị gián đoạn.

Toàn cảnh hội nghị 

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội  Phạm Thị Thanh Mai cũng cho biết, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 2 của Hội đồng nhân dân thành phố vừa mới diễn ra ngày 22/9 vừa qua, đồng chí Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cũng đã thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố báo cáo với cử tri và nhân dân Thủ đô tóm tắt những cái kết quả chính của kỳ họp thứ nhất của Quốc hội để đảm bảo theo đúng quy định của luật. Qua tiếp qua tiếp nhận các ý kiến tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri thông qua các kênh của Mặt trận Tổ quốc các cấp sau kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố cũng đã tổng hợp được 11 kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của Trung ương, của các bộ, ban, ngành để gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở đó để có văn bản trả lời với Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố làm cơ sở và căn cứ để báo cáo với cử tri và nhân dân Thủ đô tại cuộc tiếp xúc cử tri này.

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố cũng ngang đánh giá cao những ý kiến nào phát biểu mang tính xây dựng, đóng góp và trên nhiều lĩnh vực, từ công tác xây dựng luật, góp ý, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung những nội dung cụ thể của luật đến những đánh giá về công tác phòng, chống dịch bệnh và tâm tư, nguyện vọng của cử tri, của nhân dân, sự đồng lòng ủng hộ của cử tri, nhân dân đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh cũng như các giải pháp, kiến nghị để sớm phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện bình thường mới. Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố cũng mong muốn, quý cử tri sẽ tiếp tục gửi tổng hợp các kiến nghị của mình tới Đoàn đại biểu Quốc hội để Đoàn phân loại theo thẩm quyền, chuyển đến cơ quan chức năng giải quyết.

Hội nghị tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tuyến 

Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, bà Phạm Thị Thanh Mai cũng cho biết thêm về dự kiến nội dung chương trình Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XV. Theo đó, dự kiến, Quốc hội sẽ tổ chức họp trực tuyến kết hợp với trực tiếp. Dự kiến họp trực tuyến sẽ khai mạc từ ngày 20 tháng 10 đến ngày mồng 3 tháng 11; trực tuyến tại tất cả các điểm cầu Trung ương và đến điểm cầu của các đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố. Còn đối với hình thức họp trực tiếp, tùy theo tình hình dịch bệnh, Quốc hội sẽ quyết định triệu tập họp trực tiếp hay không và dự kiến nếu điều kiện cho phép, Quốc hội sẽ học trực tiếp 5 ngày từ 8-13/11. Trong thời gian Kỳ họp thứ 2 này, dự kiến có 3 ngày thứ bảy, các đại biểu Quốc hội và Quốc hội sẽ làm việc cả thứ bảy.

“Cũng giống như kỳ họp thứ nhất của Quốc hội,trên cơ sở diễn biến dịch bệnh, Quốc hội sẽ quyết định điều chỉnh thời gian họp sát với tình hình thực tế; cho thấy hơi thở của cuộc sống được chuyển đến Nghị trường Quốc hội, để điều chỉnh thời gian kỳ họp thứ 2 một cách rất linh hoạt, sát với thực tế”, bà Phạm Thị Thanh Mai nhấn mạnh.

Khắc Phục