ĐOÀN ĐBQH TỈNH QUẢNG NINH: HOÀN THÀNH TRỌNG TRÁCH ĐẠI DIỆN Ý CHÍ, NGUYỆN VỌNG, THAY MẶT NHÂN DÂN THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG QUỐC HỘI
Năm 2023, Đoàn Đại biểu Quốc hội và từng cá nhân đại biểu Quốc hội luôn chủ động tích cực nghiên cứu đóng góp ý kiến xây dựng luật, chất vấn, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng.
Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh Hoàng Thị Thanh Thúy cho biết, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh có 06 đại biểu, trong đó có 02 đại biểu công tác ở các cơ quan Trung ương. Năm 2023, chất lượng tham gia xây dựng pháp luật tiếp tục được nâng lên, các ý kiến góp ý của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh nói chung và ý kiến phát biểu của từng vị Đại biểu Quốc hội trong Đoàn được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ban soạn thảo tiếp thu và dư luận đánh giá cao. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã cơ bản thực hiện đúng chương trình giám sát theo kế hoạch đã đề ra; Nội dung giám sát được Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đúng thời gian yêu cầu; Một số kiến nghị qua giám sát được các cơ quan chức năng xem xẽt, giải quyết kịp thời đúng quy định. Công tác tiếp xúc cử tri được mở rộng với nhiều hình thức tiếp xúc cử tri để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp Nhân dân; Công tác xử lý đơn khiếu nại, tố cáo được quan tâm xử lý, kịp thời đôn đốc các ngành để giải quyết cho công dân theo đúng quy định.
Từng cá nhân đại biểu Quốc hội chủ động tích cực nghiên cứu đóng góp ý kiến xây dựng luật.
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, năm 2023 Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với 35 dự án Luật và 14 dự thảo Nghị quyết. Trên cơ sở đó, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đã tiến hành tổ chức lấy ý kiến các dự án luật theo đối tượng có liên quan đến từng dự án luật, gồm: Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, đơn vị liên quan, đối tượng chịu tác động, các chuyên gia, ý kiến của cử tri và Nhân dân đối với 100% dự án luật.
Đối với các dự án luật còn nhiều ý kiến khác nhau, mang tính phức tạp, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tổ chức 06 hội nghị với các sở, ngành, chuyên gia để lấy ý kiến góp ý cho 08 dự thảo luật; tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề đóng góp cho 05 dự thảo luật. Đoàn Đại biểu Quốc hội Tây Ninh cũng đã tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản đối với 20 dự thảo luật. Trên cơ sở các ý kiến góp ý của các sở, ngành, tổ chức, đơn vị và các chuyên gia, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã xem xét, tổng hợp 21 báo cáo với hơn 350 ý kiến đóng góp cho các dự án Luật gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đúng thời gian quy định.
Công tác xây dựng pháp luật luôn được Lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội cũng như các đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh quan tâm chú trọng, từng cá nhân đại biểu Quốc hội trong Đoàn Đại biểu Quốc hội luôn tích cực nghiên cứu, khai thác thông tin đóng góp ý kiến, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao, tiếp thu và ghi nhận.
Chất vấn những vấn đề trọng tâm được cử tri và Nhân dân quan tâm phản ánh, kiến nghị.
Trong năm 2023, Đoàn Đại biểu Quốc hội Tây Ninh gửi 13 câu hỏi chất vấn đến Chính phủ và Bộ trưởng liên quan đến các vấn đề như: chế độ, chính sách của những người bị địch bắt tù, đã già yếu; việc mua bán, làm khống các loại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, hồ sơ khám sức khỏe để được quyết toán tiền bảo hiểm y tế bán cho người lao động; trẻ em bị thiếu nước sạch và nguy cơ mắc bệnh liên quan đến nước sạch và vệ sinh; gian lận trong lĩnh vực thương mại điện tử; lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng; quảng cáo có nội dung độc hại trên mạng xã hội…
Tại các Kỳ họp thứ 5, Kỳ họp thứ 6, các đại biểu Quốc hội của Đoàn đã chất vấn trực tiếp 04 vấn đề đối với các bộ trưởng, trưởng ngành liên quan đến chính sách dân tộc; các khó khăn vướng mắc, thực hiện tự chủ tài chính cho tổ chức đơn vị sự nghiệp nhà nước; Giải pháp cụ thể khắc phục tình trạng đường cao tốc đưa vào khai thác sớm hư hỏng, sửa chữa; Giải pháp để xóa sổ “tín dụng đen” và tranh luận 02 vấn đề liên quan đến việc “cần làm sao để công chức, viên chức các cấp chỉ tập trung công sức trí tuệ để năng động sáng tạo, thực hiện tốt việc của mình một cách hiệu quả nhất trong khuôn khổ của pháp luật”; vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ Tài chính về Quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công. Các ý kiến chất vấn của Đại biểu Quốc hội trong Đoàn đều được cử tri và Nhân dân trong tỉnh đánh giá cao, đồng tình, ủng hộ.
Qua chất vấn, Đại biểu Quốc hội đã chuyển tải trung thực, khách quan những kiến nghị cơ bản, trọng tâm của cử tri và Nhân dân phản ánh. Các vị đại biểu Quốc hội đã thể hiện tinh thần trách nhiệm trước cử tri, nghiên cứu rất kỹ các tài liệu, nắm chắc vấn đề, đặc biệt là các vấn đề dư luận và cử tri quan tâm, bám sát thực tiễn, thực tế địa phương và lĩnh vực được chất vấn để đặt các câu hỏi và tranh luận có chất lượng.
Với tinh thần trách nhiệm cao, năm 2023 Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đã hoàn thành trọng trách cử tri, Nhân dân trao gửi.
Trên cơ sở, ý kiến chất vấn của Đại biểu Quốc hội tỉnh, các thành viên Chính phủ đã nghiêm túc giải trình, tiếp thu và đề ra biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, sớm triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức trách của ngành, tạo sự chuyển biến tính cực về công tác quản lý, điều hành thuộc lĩnh vực quản lý và vấn đề mà Đại biểu Quốc hội đã chất vấn.
Thường xuyên giám sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân.
Căn cứ Chương trình giám sát năm 2023, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh thực hiện 05 cuộc giám sát, 01 cuộc khảo sát trên địa bàn, trong đó có 03 cuộc giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 02 cuộc giám sát chuyên đề của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; 01 cuộc khảo sát chuyên đề, trong đó Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thanh Phương đã tiến hành khảo sát chuyên đề nhằm khảo sát thực tế liên quan đến việc thực hiện chế độ, chính sách, việc quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh và việc thực hiện chính sách, biện pháp phát triển khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh đối với Sở Khoa học và Công nghệ.
Bên cạnh đó, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh thường xuyên giám sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân được chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết và các văn bản trả lời của cơ quan thuộc thẩm quyền giải quyết. Việc giải quyết, xử lý các đơn khiếu nại, tố cáo do Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đại biểu Quốc hội chuyển đến được đa số các cơ quan chức năng thực hiện tốt, có báo cáo, thông báo kết quả giải quyết cho Đoàn được biết, tập trung ở các cơ quan tư pháp. Sau các đợt giám sát, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương nhiều vấn đề nhằm khắc phục những hạn chế trong quản lý, điều hành và góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật…
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh thường xuyên giám sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân.
Về việc quyết định các vấn đề quan trọng, năm 2023, Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh cũng tập trung nghiên cứu, thảo luật, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc cùng với Quốc hội đã xem xét, thông qua dự thảo quyết định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Xem xét, thảo luận tại tổ và hội trường đối với các vấn đề quan trọng như quyết định miễn nhiệm chức vụ, phê chuẩn bổ nhiệm và cho thôi làm nhiệm vụ một số đại biểu Quốc hội khóa XV; biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, phân bổ, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của các Chương trình mục tiêu quốc gia, chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông, bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Xem xét thảo luận tại tổ và hội trường đối với các vấn đề quan trọng như tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; Bbiểu quyết thông qua Nghị quyết về Lộ trình cải cách tiền lương;...
Đổi mới trong công tác tiếp xúc cử tri.
Trong năm 2023, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đã xây dựng Kế hoạch tiếp xúc cử tri trước và sau Kỳ họp thứ 5 và trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV; phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tiếp xúc cử tri tại 37 điểm với hơn 4.881 cử tri trên địa bàn tỉnh tham dự.
Qua đợt tiếp xúc với cử tri, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đã tiếp thu và ghi nhận hơn 97 lượt cử tri phát biểu với trên 204 nội dung liên quan đến vấn đề khó khăn, vướng mắc trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của Trung ương và chính quyền địa phương trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, giao thông vận tải, trật tự an toàn xã hội, chế độ chính sách, tài nguyên môi trường, bảo hiểm xã hội,… Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã cung cấp thêm thông tin và các ngành chuyên môn đã giải trình, làm rõ một số nội dung mà cử tri kiến nghị tại hội nghị; đồng thời tiếp nhận các kiến nghị thuộc thẩm quyền trung ương và kiến nghị thuộc thẩm quyền địa phương chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Tại các buổi tiếp xúc cử tri, ngoài triển khai các nội dung theo luật định, các đại biểu Quốc hội Trung ương và địa phương còn lồng ghép để thông tin các vấn đề mang tính thời sự liên quan đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, trật tự an toàn xã hội và các vấn đề đang nổi lên trên toàn cầu, khu vực, trong nước; tuyên truyền chính sách, pháp luật, các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá của tỉnh … có tác động đến tư tưởng, tâm trạng xã hội, sự phát triển kinh tế- xã hội và đời sống người dân.
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh chú trọng công tác tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, ngành, giới để ghi nhận các ý kiến chuyên sâu ở các lĩnh vực.
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh cho biết, công tác tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh luôn được đổi mới; chú trọng công tác tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, ngành, giới để ghi nhận các ý kiến chuyên sâu ở các lĩnh vực cũng như tổ chức tiếp xúc cử tri tại các điểm xã để được gặp gỡ cử tri tại cơ sở để lắng nghe sâu sát ý kiến của cử tri các địa phương. Đại biểu Quốc hội ở các đơn vị bầu cử luân phiên tiếp xúc tại các điểm bầu cử khác nhau kể cả nơi không ứng cử để nắm bắt thực tiễn được toàn diện và lắng nghe ý kiến cử tri các địa phương, từ đó có đề xuất kiến nghị toàn diện và sâu sắc hơn. Tại các buổi tiếp xúc, ngoài việc lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố, lãnh đạo các xã, phường, thị trấn trả lời ngay những kiến nghị của cử tri, Đoàn ĐBQH tỉnh có mời đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan tham dự các điểm tiếp xúc để lắng nghe, ghi nhận và kịp thời trả lời những kiến nghị của cử tri.
Việc tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân cũng được lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh quan tâm và phân công 01 đồng chí Phó Chánh Văn phòng và công chức trực tiếp theo dõi, thường xuyên tham gia, phục vụ Đại biểu Quốc hội tiếp công dân. Trong các buổi tiếp công dân của đại biểu Quốc hội đều có sự tham gia, phối hợp của đại diện các cơ quan liên quan như: Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thanh tra, Sở Tài nguyên và Môi trường… Thông qua hoạt động tiếp công dân, các vị đại biểu Quốc hội tỉnh đã lắng nghe, giải thích và hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan theo quy định của pháp luật.
Đại biểu thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh cũng tham gia các hoạt động hoạt động khác với tư cách là thành viên các Ủy ban của Quốc hội đã tham dự các phiên họp toàn thể và đoàn giám sát, tham dự phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV; Hội nghị triển khai thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024.
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh quan tâm đến các hoạt động an sinh xã hội, thăm tặng các gia đình chính sách, người có công.
Lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội, các vị Đại biểu Quốc hội cũng quan tâm tổ chức thăm hỏi lực lượng vũ trang, người có công với cách mạng, gia đình chính sách; Đại biểu Quốc hội công tác tại cơ quan Trung ương quan tâm ủng hộ vật chất, thăm hỏi, động viên tinh thần cán bộ chiến sỹ vùng biên giới, gia đình có công cách mạng, người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh; Tổ chức gặp mặt học viên, sinh viên Tây Ninh đang học tập, đào tạo tại các tỉnh phía Bắc để động viên các học viên, sinh viên tiếp tục phát huy sức trẻ, trí tuệ, nhiệt huyết, phấn đấu đạt thành tích cao trong học tập, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa…