ĐOÀN GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA ỦY BAN TƯ PHÁP CỦA QUỐC HỘI LÀM VIỆC TẠI KIÊN GIANG VÀ HẬU GIANG
Tiếp và làm việc với Đoàn có bà Nguyễn Trường Nhật Phương – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương.
Toàn cảnh buổi làm việc
Buổi làm việc tập trung vào 3 nội dung chính: Công tác triển khai thi hành Bộ luật Hình sự (BLHS), Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), Luật Thi hành án hình sự (LTHAHS) và các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS BLTTHS, LTHAHS về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và tha tù trước thời hạn có điều kiện; việc chấp hành pháp luật về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; việc chấp hành pháp luật về tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Những năm qua, công tác triển khai thi hành BLHS, BLTTHS, LTHAHS và các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS, BLTTHS, LTHAHS về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và tha tù trước thời hạn có điều kiện đã được các cơ quan tư pháp của tỉnh triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và có hiệu quả. Các cơ quan tư pháp luôn chú trọng đến việc bảo đảm sự thống nhất trong thực hiện công tác kiểm sát việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và kiểm sát việc tha tù trước hạn có điều kiện, nhằm đảm bảo chính sách hình sự được thực hiện nghiêm minh, đúng pháp luật.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thông qua hoạt động kiểm sát đã kịp thời phát hiện; kiến nghị yêu cầu loại bỏ khỏi danh sách nhiều trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; kiến nghị yêu cầu khắc phục những vi phạm, tồn tại trong quá trình xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Ông Ngô Xuân Phú - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương giải trình các nội dung liên quan đến báo cáo của Công an tỉnh
Cụ thể, từ năm 2020 đến 2023, Công an tỉnh Bình Dương đã lập 286 hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, cho phạm nhân.
Ông Nguyễn Thắng Lợi - Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Dương giải trình các nội dung liên quan đến báo cáo của VKSND tỉnh
Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Bình Dương đã thực hiện kiểm sát 8.386 hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân đang chấp hành án tại các Trại tạm giam, Trại giam trên địa bàn tỉnh vào các đợt Lễ 30/4, Lễ 02/9 và Tết Nguyên đán hàng năm. Qua kiểm sát, VKSND tỉnh đề nghị xét giảm 8.361 hồ sơ và để lại 25 hồ sơ không xét giảm án.
Ông Trần Thanh Hoàng - Chánh án TAND tỉnh Bình Dương giải trình các nội dung liên quan đến báo cáo của TAND tỉnh
Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đã tổ chức 09 đợt xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; nhận 8.361 hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân; xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho 53 trường phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia. Qua quá trình xét giảm, Tòa án ra quyết định không chấp nhận 50 hồ sơ; chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án phạt tù 8.218 hồ sơ (trong đó chỉ có 01 hồ sơ chấp nhận bị Tòa án thẩm quyền hủy bỏ).
Thành viên Đoàn Giám sát đặt câu hỏi và trao đổi tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, nhiều vấn đề được các thành viên Đoàn Giám sát nêu ra, yêu cầu làm rõ và đã được các đơn vị liên quan giải đáp như: Nguyên nhân các trường hợp VKSND đề nghị nhưng không được Tòa án chấp nhận tha tù trước hạn và tha tù có điều kiện; các khó khăn trong thực hiện xét giảm án gắn với tiêu chí đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự; vấn đề thực hiện đảm bảo sự công bằng thông tin và quyền lợi xét giảm án đối với phạm nhân mù chữ; cách thức xử lý và áp dụng mức giảm án đối với trường hợp nạn nhân bị mức án tù chung thân nhưng đã có thời gian cải tạo tốt trên 20 năm; thực thi án tử hình đối với trường hợp phụ nữ có thai và nuôi con nhỏ; các qui định liên quan đến giảm án nhiều lần; chế độ hỗ trợ, tạo việc làm cho người được ra tù; nhân sự Công an cấp địa phương;…
Bà Nguyễn Trường Nhật Phương – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương phát biểu tại buổi làm việc
Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương ghi nhận những kiến nghị của Đoàn Giám sát. Đối với những nội dung còn thiếu sót, đề nghị các cơ quan tư pháp của tỉnh cần xác định nguyên nhân khách quan và chủ quan để rút kinh nghiệm, hạn chế thấp nhất những sai sót. Các ngành cần tăng cường mối quan hệ phối hợp chặt chẽ hơn nữa để việc thực thi pháp luật hiệu quả hơn. Các địa phương cần chủ động tăng cường công tác quản lý đối với các trường hợp được ra tù và có biện pháp hỗ trợ. Bà đề nghị Đoàn gi giám sát cho ý kiến đối với những vướng mắc của địa phương để các cơ quan chuyên môn nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Trong thực hiện các chính sách, cần có kế hoạch hướng dẫn để các cơ quan chuyên môn dễ dàng hơn trong thực hiện, tránh và hạn chế sai sót. Đối với vấn đề quan tâm, hỗ trợ người sau khi ra tù, thời gian qua, tỉnh cũng đã có xây dựng và gắn với Đề án Tạo việc làm cho lao động nông thôn của Chính phủ. Thời gian tới, tỉnh sẽ chú trọng hơn nữa công tác này.
Bà Nguyễn Thị Thủy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp phát biểu tại buổi làm việc
Bà Nguyễn Thị Thủy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp ghi nhận những kiến nghị của tỉnh. Với kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và tha tù trước thời hạn có điều kiện, bà đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan. Bà đề nghị cần nâng cao hơn nữa vai trò của UBND các địa phương trong thực hiện chính sách đối với người được ra tù, đặc biệt là việc hỗ trợ nghề. Cấp ủy, chính quyền tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến công tác tư pháp, thi hành án, có nhiều hơn nữa các chính sách đặc thù cho lĩnh vực này. Đối việc chưa thống nhất về số liệu, đề nghị các cơ quan cần rà soát, trao đổi và có báo cáo bổ sung sớm cho Đoàn. Còn đối với những khó khăn của tỉnh về biên chế, kinh phí, áp dụng pháp luật…, Đoàn sẽ ghi nhận, nghiên cứu, làm rõ và có kiến nghị lên các cơ quan Trung ương và đề xuất giải quyết.