* Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây 2023 của đồng bào dân tộc Khmer, chiều 02/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác Trung ương và lãnh đạo thành phố Cần Thơ đến thăm, tặng quà và chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn quận Ô Môn, Chùa Munirensay nằm trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Tại các nơi đến thăm, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chúc Tết các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Acha, tăng ni phật tử trên địa bàn thành phố Cần Thơ mạnh khỏe, an vui nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây 2023.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN THĂM, CHÚC TẾT CHÔL CHNĂM THMÂY TẠI CẦN THƠ
* Sáng 03/04, tại Tp.Cần Thơ, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 6 với nhiều nội dung được thảo luận. Trong đó tập trung cho ý kiến vào các nội dung phục vụ Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV và xem xét, cho ý kiến một số nội dung quan trọng liên quan đến công tác dân tộc.
Phát biểu chỉ đạo Phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, hội nghị tổ chức vào dịp đồng bào dân tộc Khmer đang chuẩn bị đón tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2023. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất và chúc đồng bào dân tộc Khmer đón tết Chôl Chnăm Thmây an lành, đầm ấm, vui tươi, hạnh phúc.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP TOÀN THỂ LẦN THỨ 6 CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC
* Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản số 2127/TB-TTKQH thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu toàn văn kết luận.
Xem nội dung chi tiết tại đây: KẾT LUẬN CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ DỰ ÁN LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC (SỬA ĐỔI)
* Ngày 01/4/2023, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức tập huấn công tác bảo vệ bí mật Nhà nước cho các công chức, viên chức, người lao động.
Tại lớp tập huấn, các công chức, viên chức, người lao động cơ quan Văn phòng Quốc hội đã nghe Thượng tá Đặng Thị Hồng Nhung - Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước; thực trạng nguy cơ lộ lọt, mất bí mật Nhà nước; vấn đề phòng ngừa lộ, lọt bí mật Nhà nước qua các phương tiện thông tin liên lạc...
Xem nội dung chi tiết tại đây: VĂN PHÒNG QUỐC HỘI TỔ CHỨC TẬP HUẤN CÔNG TÁC BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
* Sáng 03/4, tiếp tục chương trình khảo sát nhằm phục vụ thẩm tra dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Đoàn công tác của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Minh Đức đề nghị các cơ quan của huyện Đức Hòa tiếp tục nghiên cứu kỹ 2 dự thảo Luật; đặc biệt lưu ý các vấn đề về thu thập thông tin công dân, công tác quản lý dữ liệu, bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở… Phó Chủ nhiệm Ủy ban cũng đề nghị huyện bổ sung các vấn đề theo yêu cầu của Đoàn giám sát; các kiến nghị của huyện sẽ được Đoàn tổng hợp đầy đủ, nghiên cứu phục vụ quá trình thẩm tra, hoàn thiện hai dự thảo Luật.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN KHẢO SÁT CỦA ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH LÀM VIỆC TẠI HUYỆN ĐỨC HÒA, LONG AN
* Cũng trong buổi sáng 03/4, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Đỗ Quang Thành dẫn đầu đã làm việc với UBND huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, phục vụ việc thẩm tra hai dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Báo cáo với Đoàn khảo sát, đại diện UBND huyện Đà Bắc cho biết, về căn cước công dân, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nâng cao vai trò, trách nhiệm, triển khai phối hợp với công an huyện tổ chức cấp căn cước công dân, làm sạch dữ liệu định danh điện tử...
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN KHẢO SÁT CỦA ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH LÀM VIỆC VỚI UBND HUYỆN ĐÀ BẮC, HÒA BÌNH
* Chiều 03/4, tại Trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Xã hội tổ chức cuộc làm việc với Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội về việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới và các mục tiêu quốc gia bình đẳng giới năm 2022. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì cuộc làm việc.
Thảo luận tại buổi làm việc, một số đại biểu đề nghị các Bộ, ngành cần có phương án cụ thể về tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) vừa được ban hành; đảm bảo kế hoạch triển khai rõ ràng, tránh chung chung; sớm ban hành Hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới cụ thể trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và 5 năm ở cấp quốc gia và địa phương.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỈ SỐ XẾP HẠNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI CỦA VIỆT NAM TĂNG 4 BẬC
* Chiều 03/4 tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng (Bộ Tư lệnh 86) – Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ Tổng kết phối hợp thực hiện công tác đảm bảo an toàn thông tin giữa Vụ Tin học (Văn phòng Quốc hội) và Bộ Tư lệnh giai đoạn 2019 – 2022 và ký kết kế hoạch phối hợp giai đoạn 2023-2025.
Tại buổi lễ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng đã trao tặng Bằng khen của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho 3 tập thể và 5 cá nhân thuộc Bộ Tư lệnh 86 đã có thành tích trong công tác phối hợp bảo đảm an toàn thông tin tại Văn phòng Quốc hội giai đoạn 2019-2022. Đồng thời, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng và Đại tá Vũ Hữu Hanh - Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh 86 đã ký kết Kế hoạch phối hợp thực hiện công tác đảm bảo an toàn thông tin giữa Văn phòng Quốc hội và Bộ Tư lệnh 86 giai đoạn 2023-2025.
Xem nội dung chi tiết tại đây: VĂN PHÒNG QUỐC HỘI VÀ BỘ TƯ LỆNH 86 PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN
* Tại phiên họp toàn thể lần thứ 13 của Ủy ban Pháp luật để thẩm tra về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và điều chỉnh chương trình năm 2023, TAND tối cao đã có Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Tư pháp người chưa thành niên để trình Quốc hội vào năm 2024 với mục tiêu mục tiêu đổi mới, cải cách mạnh mẽ chính sách pháp luật áp dụng đối với người chưa thành niên về tư pháp hình sự theo đúng các cam kết, thông lệ quốc tế.
Theo Phó Chánh án TAND tối cao Nguyễn Văn Tiến, những chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Hiến pháp năm 2013 đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là việc bảo vệ trẻ em trước và trong hoạt động tố tụng. Để thể chế hóa những yêu cầu, nhiệm vụ đó thì việc đề xuất xây dựng một đạo luật chuyên biệt về tư pháp người chưa thành niên là giải pháp khả thi và phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới.
Xem nội dung chi tiết tại đây: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT TƯ PHÁP NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀO NĂM 2024
* Cũng tại phiên họp toàn thể lần thứ 13, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã cho ý kiến và thông qua Báo cáo kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật năm 2022.
Kết quả giám sát đã chỉ rõ về cơ bản, các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi giám sát đã được ban hành đúng quy định của luật về căn cứ pháp lý, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng chậm ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHÚ TRỌNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT: VÌ MỘT HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐỒNG BỘ, THỐNG NHẤT, VÌ SỰ PHÁT TRIỂN
* Góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), một số ý kiến chuyên gia cho rằng, việc sửa đổi bổ sung các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất cần đảm bảo mục tiêu về sự đồng bộ, thống nhất giữa Luật Đất đai và Luật khác có liên quan, thực hiện thương mại hóa quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất...
Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng cần bổ sung đối tượng được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cũng như tách rõ trường hợp được miễn và giảm tiền sử dụng đất; đồng thời kiến nghị quy định có thể miễn tiền thuê đất một số năm hoặc miễn toàn bộ thời gian thuê như luật hiện hành đang quy định.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SỬ DỤNG ĐẤT
- BỔ SUNG ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC MIỄN TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TIỀN THUÊ ĐẤT
* Hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đã bắt đầu triển khai từ những năm cuối của Quốc hội khóa XII (với tên gọi là các phiên giải trình). Trải qua các nhiệm kỳ Quốc hội, hoạt động giải trình không ngừng được các cơ quan của Quốc hội quan tâm tổ chức, trở thành công cụ hữu hiệu trong việc giám sát, thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh...
Thực tế cho thấy, hoạt động giải trình tại Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đã bắt đầu triển khai từ những năm cuối của Quốc hội khóa XII. Phiên giải trình đầu tiên do Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức ngày 21/4/2010 về chính sách giảm nghèo. Phiên giải trình được tổ chức, thu hút sự tham gia đông đảo của giới truyền thông...
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÌNH TẠI HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI
* Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Đất đại (sửa đổi), GS.TS Trần Đức Viên (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) hy vọng những bất cập, vướng mắc và tồn tại trong luật hiện hành sẽ được giải quyết căn bản, tạo nền tảng cho công tác quản lý đất đai hiệu quả, bền vững.
Để đạt được mục tiêu trên, GS.TS Trần Đức Viên cho rằng trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai cần thể hóa hóa các tinh thần cốt lõi của các Nghị quyết số: 18-NQ/TW, 19-NQ/TW, 20-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, ban hành ngày 16/6/2022, nhất là Nghị quyết số Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Xem nội dung chi tiết tại đây: DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) THỂ CHẾ HÓA ĐƯỢC TINH THẦN CỐT LÕI CỦA CÁC NGHỊ QUYẾT SỐ 18-NQ/TW, 19-NQ/TW, 20-NQ/TW