Toàn cảnh Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm 7 chương và 74 điều, quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban thanh tra nhân dân và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Tại hội nghị, các đại biểu đánh giá đây là luật mới nhưng có vai trò quan trọng. Nhiều đại biểu, đóng góp ý kiến vào một số điều, khoản cụ thể trong các chương của dự thảo luật từ hình thức đến nội dung.
Về sử dụng câu từ, đại biểu đề nghị cần chỉnh sửa phù hợp, cụ thể và chính xác để tránh khi áp dụng luật vào thực tiễn gây hiểu nhầm. Ngoài ra còn một số vấn đề liên quan đến: xử lý vi phạm, nguyên tắc thực hiện dân chủ cơ sở, nhất là cấp xã, phường; quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở; phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở; các hình thức, thời điểm công khai thông tin để người dân biết...
Đại diện các sở ban, ngành đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật
Tại Điều 15 quy định chủ thể có thẩm quyền bàn và quyết định là đối tượng từ đủ 18 tuổi trở lên, nên điều chỉnh xuống 16 tuổi, vì đã là cử tri thuộc đối tượng lao động, có quyền ý kiến.
Về việc khiếu nại, tố cáo có đại biểu cho rằng lâu nay chủ yếu cơ quan nhà nước nắm, người dân ít được giám sát do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan.cần nêu rõ cơ chế, đối tượng khách thể, quyền giám sát của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Kết luận hội nghị, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Dương Khắc Mai ghi nhận và tổng hợp các ý kiến đóng góp gửi tới cơ quan soạn thảo trong kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV sắp diễn ra./.