Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Toàn cảnh cuộc làm việc
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho biết, mục tiêu của buổi làm việc nhằm đánh giá thực trạng triển khai chính sách pháp luật về đào tạo nguồn nhân lực tại Trường Trung cấp Dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên, từ đó nhận diện những vướng mắc, hạn chế và nguyên nhân; lắng nghe ý kiến từ nhà trường về những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện, cũng như các đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả đào tạo; thu thập các thông tin thực tiễn phục vụ cho báo cáo kết quả giám sát của Quốc hội, góp phần xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý phù hợp, tạo thuận lợi cho phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.
Báo cáo với Đoàn giám sát, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên Trần Danh Trung cho biết, Trường đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo các trình độ trung cấp, sơ cấp và thường xuyên. Ngoài ra còn tham gia đào tạo Văn hóa hệ Giáo dục thường xuyên cấp THPT và đào tạo lái xe mô tô, ô tô các hạng A, B, C1. Nhà trường được cấp phép đào tạo 41 ngành nghề, trong đó 14 nghề trình độ trung cấp, 28 nghề trình độ sơ cấp. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của nhà trường bao gồm: Ban Giám hiệu, 03 phòng chuyên môn, 05 khoa, 01 trung tâm, Hội đồng trường, Đảng bộ bộ phận, công đoàn, đoàn thanh niên. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường là 98 người, trong đó trình độ Thạc sĩ có 34/98 (34,7%); trình độ Đại học có 48/98 (48,9%); trình độ khác là 16/98 (16,4%); trình độ lý luận chính trị Cao cấp có 03 người; Trung cấp là 23 người.

Hiệu trưởng Trường Trung cấp Dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên Trần Danh Trung báo cáo Đoàn giám sát
Giai đoạn 2021-2024, Trường không tuyển dụng viên chức sự nghiệp theo chỉ tiêu biên chế được giao. Nhà trường bố trí giáo viên phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo với ngành nghề giảng dạy. 100% giáo viên của nhà trường đạt chuẩn chuyên môn nghề theo quy định. Thời gian qua, Nhà trường thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên: Thực hiện chế độ nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn, nâng và hưởng phụ cấp thâm niên nghề, thâm niên vượt khung theo đúng thời gian quy định; thực hiện đầy đủ việc chi trả lương và các khoản phụ cấp, tiền làm thêm giờ; có chính sách hỗ trợ cán bộ, giáo viên tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ theo quy chế chi tiêu nội bộ được thông qua hằng năm.

Các đại biểu tại cuộc làm việc
Hiệu trưởng Trần Danh Trung cũng cho biết, Cấp uỷ, Ban giám hiệu nhà trường luôn tích cực tham mưu, đề xuất với cấp trên những vấn đề về chủ trương, đường lối, chính sách; chủ động đẩy mạnh hoạt động trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học - công nghệ cho cán bộ giáo viên và học sinh toàn trường, góp phần xã hội hoá công tác giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Hằng năm nhà trường có cử các cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ kỹ năng nghề, đáp ứng chuẩn kỹ năng nghề nghiệp. Cùng với đó, nhà trường đã cử một số cán bộ đi đào tạo và đã có chứng chỉ tham gia đào tạo về an toàn lao động tại các doanh nghiệp; định hướng sẽ cử tiếp một số giáo viên đi đào tạo bồi dưỡng các các nghề dịch vụ khác theo xu thế phát triển của xã hội như du lịch, làm đẹp...
Trường hiện có các trang thiết bị dạy nghề như: Nghề điện, cơ khí, điện lạnh, điện tử, thú y, nghề công nghệ thông tin, may thời trang, vận hành thi công nền... Tuy nhiên, Hiệu trưởng Trần Danh Trung cho biết, các trang thiết bị của trường hiện nay đã lạc hậu, không được đầu tư mua sắm thường xuyên để đáp ứng kịp thời nhu cầu dạy và học, không theo kịp thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và và cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong thời gian tới, Trường Trung cấp Dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên mong muốn Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành ban hành cơ chế phù hợp để thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS và THPT theo Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng như xem xét ban hành cơ chế phân cấp dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT cho các trường cao đẳng, trung cấp; được tiếp tục quan tâm bố trí các nguồn vốn đầu tư xây dựng các hạng mục còn thiếu; bổ sung, thay thế các thiết bị lạc hậu cho phù hợp với công tác dạy nghề để nhà trường có được cơ sở vật chất tốt, thu hút được nguồn nhân lực cao, tạo tiền đề cho việc tự chủ về tài chính của nhà trường trong giai đoạn tiếp theo.

Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Tuyết Nga
Qua thảo luận, các thành viên Đoàn giám sát cho rằng, Báo cáo của Trường Trung cấp Dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên được chuẩn bị công phu, bám sát nội dung theo yêu cầu. Tuy nhiên, báo cáo cần nêu cụ thể hơn về những khó khăn, vướng mắc mà trường đang gặp phải liên quan đến chương trình đào tạo, chính sách kết nối với doanh nghiệp… Đặc biệt cần nêu rõ là những đề xuất: Trường có cần chính sách hỗ trợ gì thêm để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực; với mô hình đặc thù như hiện tại, Trường cần những chính sách đặc thù như thế nào để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn tới.
Ngoài ra, các thành viên Đoàn giám sát cũng cho rằng, báo cáo của Trường cần nêu rõ hơn về thực trạng kỹ năng nghề; số lượng giáo viên là người dân tộc thiểu số hiện nay; việc sử dụng giáo viên đào tạo hệ giáo dục thường xuyên. Đồng thời, báo cáo cần đề cập chi tiết hơn về các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong thời gian tới; đặc biệt là kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường gắn với chuyển đổi số.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa
Thay mặt Đoàn giám sát, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa ghi nhận và biểu dương nỗ lực của Trường Trung cấp Dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên trong quá trình đào tạo, phát triển, cung cấp nguồn nhân lực qua đào tạo có chứng chỉ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua. Đối với các kiến nghị của Trường Trung cấp Dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho biết, Đoàn giám sát sẽ tổng hợp để tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những đánh giá, kiến nghị phù hợp nhất, phục vụ quá trình rà soát và hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của các cơ sở giáo dục, đặc biệt là trong lĩnh vực sử dụng và phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Cho rằng trong bối cảnh Trường chuẩn bị sáp nhập vào Trường Cao đẳng Thái Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa tin tưởng, đây sẽ là cơ hội để Trường Trung cấp Dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên tiếp tục đổi mới, có được tổng lực về kinh phí, nhân lực để đóng góp nhiều hơn trong việc cung cấp nguồn nhân lực phục phụ kinh tế- xã hội đất nước trong thời gian tới.
Cũng trong buổi sáng 31/3, Đoàn giám sát cũng đã làm việc với Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên.
Một số hình ảnh tại cuộc làm việc:


Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc

Các đại biểu tại cuộc làm việc

Hiệu trưởng Trường Trung cấp Dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên Trần Danh Trung báo cáo Đoàn giám sát

Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên Đoàn Thị Hảo

Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội Nguyễn Thị Lan



Đại diện Trường Trung cấp Dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên làm rõ thêm một số vấn đề Đoàn giám sát quan tâm

Các đại biểu tại cuộc làm việc


Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu kết thúc cuộc làm việc