Đề nghị đưa dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023
Báo cáo ý kiến nghiên cứu về đề nghị bổ sung dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước. đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Hoàng Minh Hiếu cho biết, Về một số chính sách cụ thể, với chính sách về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị lưu ý, cân nhắc thận trọng việc sử dụng một số khái niệm mới (vốn đầu tư của chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, vốn của doanh nghiệp...) bảo đảm phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành (Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp) và tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW; xem xét đánh giá tác động của việc thực thi Luật gắn với quy định của Luật Doanh nghiệp nhằm xác định chính sách quản lý phù hợp, đặc biệt là việc đầu tư vốn vào các công ty cổ phần, trọng tâm là công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ; xác định đúng bản chất kinh tế của nguồn vốn nhà nước sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp; bảo đảm cơ sở pháp lý và công cụ quản lý nguồn thu từ cổ tức, lợi nhuận, thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo chủ trương của Đảng và pháp luật về ngân sách nhà nước.
Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị cần phải xác định các nguyên tắc, tiêu chí để giám sát, kiểm tra hoạt động sử dụng, đầu tư vốn nhà nước ở doanh nghiệp để bảo toàn và bảo đảm hiệu quả của nguồn vốn nhà nước. tránh các kẽ hở để dẫn đến các sai phạm, vi phạm, gây thất thoát nguồn lực của nhà nước.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Hoàng Minh Hiếu
Về chính sách cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Thưởng trực Ủy ban Pháp luật và Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị làm rõ, có chính sách cụ thể để bảo đảm thực hiện định hướng đã được đề ra tại Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV về việc “đổi mới cách thức thực hiện có phản hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, nhất là các biện pháp liên quan đến xác định giá trị quyền sử dụng đất, tài sản cố định, thương hiệu và giá trị truyền thống của doanh nghiệp có phản hòa".
Đối với một số nội dung cụ thể của chính sách cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị cần làm rõ cơ chế, nguyên tắc xác định giá thị trường các căn cứ để xác định hoặc giao Chính phủ quy định về “Giá trị doanh nghiệp phải được định giá lại sát với thị trường thông qua tổ chức có chức năng thêm định giá và làm cơ sở để xác định giá khởi điểm" để tránh cách hiểu, cách xác định giá thị trường không thống nhất trong giai đoạn vừa qua. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu bổ sung trong dự thảo Luật nội dung được nêu tại Tờ trình của Chính phủ về việc "nghiên cứu quy định cơ chế việc mua lại các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp âm vốn chủ sở hữu, có quy định đặc thù về hoạt động cơ cấu lại doanh nghiệp sau khi mua lại", bởi vì đây là vấn đề có nhiều tồn tại, vướng mắc trong quá trình xử lý các doanh nghiệp âm vốn chủ sở hữu.
Toàn cảnh phiên họp
Đối với chính sách về quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, Thưởng trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị cân nhắc thêm về một số nội dung cụ thể của chính sách này được thể hiện trong các quy định của dự thảo Luật, như: về thẩm quyền huy động vốn: đề nghị nghiên cứu phương ăn phủ hợp, bảo đảm thống nhất với các quy định hiện hành (như Luật Đầu tư công); về nguyên tắc phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp: quy định Đối với doanh nghiệp quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù tỷ lệ trích Quỹ đầu tư phát triển do Chính phủ quy định cụ thể cho phù hợp trong từng thời kỳ" chưa bảo đảm tính công bằng, thiếu rõ rằng, chưa có căn cứ xác định lĩnh vực đặc thù, do đó, cần tiếp tục nghiên cứu quy định thẩm quyền đối với vấn đề này cho phù hợp; về đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: đề nghị rà soát, tham chiều với các quy định của Đảng, hệ thống pháp luật để quy định chặt chẽ, thận trọng, vừa đảm bảo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đảm nghĩ, dám làm, bám sát cơ chế thị trường, vừa bảo đem cơ chế kiểm soát, tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp nhà nước, người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đồng thời, cần có cơ chế xác định rõ các yếu tố khách quan, chủ quan.
Đối với chính sách về quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhận thấy quy định người đại diện phần vốn nhà nước báo cáo, xin ý kiến cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quy định tại quy chế người đại diện vốn nhà nước do cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành đã bao quát các nội dung người đại diện vốn phải báo cáo và xin ý kiến, mặt khác, sẽ gây khó khăn cho người đại diện trong thực hiện nhiệm vụ, không phát huy được tính chủ động, sáng tạo, kịp thời, đồng thời tạo gánh nặng, khối lượng công việc, tăng rủi ro, trách nhiệm cho cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp khi người đại diện vốn gửi xin ý kiến theo quy định trên. Do đó, đề nghị nghiên cứu quy định phù hợp để tạo thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các chủ thể này.
Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị cần rà soát, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ, cơ chế phối hợp của cơ quan đại diện chủ sở hữu chuyên trách (như Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước) với các Bộ, ngành liên quan, với doanh nghiệp, Hội đồng thành viên...); quy định rõ hơn chức năng, cơ chế tài chính, bảo đảm hoạt động của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; vai trò của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong quản lý vốn nhà nước.
Về áp dụng Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và các luật khác, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị không quy định nguyên tắc áp dụng chung như trong dự thảo Luật mà cần rà soát, đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ các luật có liên quan, kiến nghị phương án sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ đối với các quy định cụ thể để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Ngoài ra, về quản lý tài sản cố định, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách để nghị cần quy định theo hướng xác định ngưỡng giá trị của tài sản (có thể tinh theo nguyên giá tài sản) phải thực hiện việc thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá khởi điểm; với tài sản có giá trị thấp, không phải thuê đơn vị thẩm định giá nhằm giảm chi phí và thủ tục hành chính.