ỦY BAN KINH TẾ THẨM TRA DỰ THẢO SỬA ĐỔI BỔ SUNG LUẬT NHÀ Ở, LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN VÀ LUẬT QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

13/04/2018

Chiều 13/4, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Kinh tế tổ chức Phiên họp Thường trực Ủy ban thẩm tra dự thảo Luật nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Quy hoạch đô thị. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trủ chì phiên họp.

Toàn cảnh phiên họp

Trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Quy hoạch đô thị (sau đây gọi tắt là dự án Luật sửa đổi), thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, Luật Xây dựng năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 là các đạo luật quan trọng, điều chỉnh các hoạt động đầu tư xây dựng; quy hoạch xây dựng; nhà ở; kinh doanh bất động sản…,góp phần tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, tạo thuận lợi tối đa ch doanh nghiệp, người dân tiếp cận các thủ tục và dịch vụ công, huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triền kinh tế - xã hội.Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện 04 Luật trên, cũng đã bộc lộ một số bất capạ, chưa phù hợp với thực tiễn về một số nội dung như : cấp giấy phép xây dựng; lựa chọn chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở; điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, nhà ở, bất động sản… Mặc khác, một số quy định tại 4 Luật này cũng đã bộc lộ sự chưa thống nhất, chưa đồng bộ với một số Luật như:  Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu Luật Đất đại, Luật Bảo vệ môi trường… Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung dự án Luật sửa đổi là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Thứ trưởng Bộ xây dựng Lê Quang Hùng cũng cho biết, mục tiêu chính của việc sửa đổi bổ sung dự án Luật sửa đổi là củng cố hoàn thiện chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở, kinh doanh bất động sản nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; cải cách đơn giản hóa thủ tục hàn chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Xây dựng; sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các điều kiện đầu tư kinh doanh không còn phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp. Hơn nữa, việc sửa đổi bổ sung 4 Luật trên cũng nhằm hoàn thiện quy định về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, nhà ởm kinh doanh bất động sản, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với Luật Quy hoạch, hệ thống pháp luật về đầu tư kinh doanh.

Chủ nhiệm Ủy ban Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp

Đa số các đại biểu cơ bản đồng tình với cơ quan soạn thảo về việc cần thiết phải sửa đổ bổ sung Dự án Luật sửa đổi mang tính cụ thể, nhằm quán triệt định hướng, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, yêu cầu hoàn thiện pháp luật có liên quan bảo đảm thống nhất với Luật Quy Hoạch theo chỉ đạo của Chính Phủ.

Phát biểu tại phiên họp, Ủy viên Ủy ban Pháp Luật Ngô Trung Thành bày tỏ băn khoăn về các vấn đề nội dung sửa đổi, cần rà soát kỹ hơn và tập hợp lại những điều sửa đổi về quy hoạch để có những nội dung sửa đổi dứt khoát hiệu quả; nên bóc tách các vấn đề theo từng nội dung rõ ràng ví dụ như nội dung về quy hoạch thành mội nhóm nội dung riêng biệt nhằm chặt chẽ tránh trùng lặp trong các văn bản Luật.

Các đại biểu tham dự tại phiên họp

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách Lê Thanh Vân cho biết, hiện nay trong Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật chưa có quy định nào để định dạng khuôn khổ của một luật sửa nhiều luật, việc sửa đổi bổ sung trong một văn bản Luật chỉ xảy ra khi nội dung của các văn bản khác nhau lại có cùng 1 nhóm tính chất chung, tuy nhiên trong phụ lục của luật quy hoạch lại có rất nhiều vấn đề khác nhau, độ liên kết giữa các điều sửa đổi bổ sung, các nhóm tính chất chung giữa các điều sửa đổi bổ sung là không có. Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách Lê Thanh Vân đề nghị cần cân nhắc lại hình thức văn bản, phạm vi điều chỉnh chưa phản ảnh được tính chất nội hàm của một văn bản sửa nhiều văn bản.

Một số đại biểu đánh giá, nội dung sửa đổi bổ sung của dự thảo Luật này có sự liên quan chặt chẽ đến nhau do đó, tờ trình cần nghiên cứu, bổ sung, chỉnh lý làm rõ và chuẩn bị thêm các quy định có liên quan đến các nội dung của dự thảo Luật để đảm bảo sự thống nhất đồng bộ trong hệ thống pháp luật, đảm bảo tính tương thích của các chính sách với các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Lê Trang-Trọng Quỳnh