HÌNH ẢNH PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN KHẮC ĐỊNH CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP THỨ NHẤT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

01/10/2021

Chiều 01/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì Phiên họp thứ nhất Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026.

 

Dự phiên họp còn có các Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy; Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh; Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển cùng lãnh đạo, đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học.

Tại phiên họp, các đại biểu đã nghe công bố Nghị quyết số 287/NQ-UBTVQH15 thành lập Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026; đồng thời thảo luận, cho ý kiến về Dự thảo Quy chế làm việc của Hội đồng khoa học nhiệm kỳ 2021-2026; dự kiến phân công nhiệm vụ thành viên Hội đồng khoa học; Dự thảo Tờ trình và dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Định hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ giai đoạn 2021-2026 và Dự kiến Chương trình công tác của Hội đồng khoa học nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên họp:

Toàn cảnh phiên họp

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì phiên họp

Các đại biểu tham dự phiên họp

Tại phiên họp, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Hải Đường - Ủy viên Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố Nghị quyết số 287/NQ-UBTVQH15 thành lập Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, GS.TS Vương Đình Huệ - Chủ tịch Quốc hội đặc biệt quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học gắn với hoạt động của Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Hội đồng khoa học nhiệm kỳ 2021-2026 với nhiều kỳ vọng và huy động được sự tham gia của đông đảo các đại biểu Quốc hội cũng như các chuyên gia, nhà khoa học công tác bên ngoài Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định kỳ vọng Hội đồng khoa học và Viện nghiên cứu lập pháp sau khi kiện toàn sẽ tiếp tục đóng góp vào đổi mới hoạt động của Quốc hội

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp Nguyễn Văn Hiển phát biểu tại phiên họp

Thảo luận về Dự thảo Quy chế làm việc của Hội đồng khoa học nhiệm kỳ 2021-2026; dự kiến phân công nhiệm vụ thành viên Hội đồng khoa học; Dự kiến Chương trình công tác của Hội đồng khoa học nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Dự thảo Tờ trình và dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Định hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ giai đoạn 2021-2026, các đại biểu cơ bản tán thành với các nội dung dự thảo, đánh giá cao sự chuẩn bị của cơ quan thường trực của Hội đồng khoa học trong việc chuẩn bị nội dung tại phiên họp

Đặt vấn đề làm sao nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong bối cảnh nguồn lực có hạn; đồng thời phát huy hiệu quả thực chất của nghiên cứu khoa học trong hoạt động của Quốc hội, các đại biểu đề nghị cần có nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của Quốc hội, của đại biểu Quốc hội để thúc đẩy trách nhiệm, sự đóng góp của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, phát huy năng lực sở trường, thúc đẩy sáng kiến của 500 đại biểu Quốc hội; coi trọng tính phản biện trên tinh thần xây dựng vì cái chung, tính dự báo và định hướng

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi nhận các ý kiến phát biểu trách nhiệm, cụ thể của các thành viên Hội đồng khoa học; giao Viện Nghiên cứu lập pháp là cơ quan thường trực của Hội đồng khoa học tiếp thu và hoàn chỉnh các văn bản. Trong đó lưu ý một số nội dung về việc bảo đảm cung cấp thông tin thường xuyên đến thành viên Hội đồng khoa học; có cơ chế để huy động thêm chuyên gia tham gia cùng với Hội đồng khoa học trong nghiên cứu, tham mưu các vấn đề chuyên sâu; tăng cường đặt hàng cho Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan, viện, trường nghiên cứu...

Minh Thành

Các bài viết khác