Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 067c62a1-a9b9-90f0-dd35-daaa75764e7c.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN VĂN HIỂN: BÀI VIẾT CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI KHÁI QUÁT RẤT SÂU SẮC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

20/07/2021

Trao đổi xoay quanh bài viết “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động lập pháp, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” của GS.TS Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Văn Hiển, Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp, cho biết, bài nghiên cứu đã khái quát và thể hiện sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, nhất là trên phương diện lập pháp.

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng) - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

 

Phóng viên: Nhân dịp sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/6/2016 của Bộ Chính trị về ''Đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh'', GS.TS Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đã có bài viết quan trọng ''Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động lập pháp, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.'' Qua bài viết, đại biểu đánh giá thế nào về góc nhìn mới của tác giả trong việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền nói chung, trong hoạt động lập pháp ở nước ta nói riêng?

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng) - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp: Các nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là vấn đề không mới và đã được triển khai nhiều qua các giai đoạn lịch sử, dưới nhiều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu trên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã khái quát và thể hiện sâu sắc tư tưởng của Bác về nhà nước pháp quyền, nhất là góc nghiên cứu và khai thác sâu trên phương diện lập pháp, như: tư tưởng của Hồ Chí Minh khẳng định sự bất khả xâm phạm về chủ quyền quốc gia, tính thiêng liêng của độc lập dân tộc; khẳng định chủ quyền Nhân dân; đề cao tính tối thượng của pháp luật; bảo đảm dân chủ trong quá trình xây dựng pháp luật, nội dung của pháp luật phải hàm chứa tư tưởng nhân đạo, nhân văn, vì con người, tôn trọng các cam kết pháp luật quốc tế… Đặc biệt, bài viết đã phân tích, khắc hoạ đậm nét “tính pháp quyền” trong "Việt Nam yêu cầu ca" của Bác:

"Bảy xin Hiến pháp ban hành

Trăm điều phải có thần linh pháp quyền".

Tại sao lại là “thần linh pháp quyền”? “Thần linh pháp quyền” ở đây không chỉ là nhà nước và xã hội được xây dựng trên nền tảng tinh thần thượng tôn pháp luật, không chỉ là yêu cầu mọi người (bất kể địa vị xã hội, bất kể cán bộ, công chức hay người dân…) đều phải tuân thủ tuyệt đối pháp luật, không ai được đứng trên pháp luật, mà còn là văn hoá thượng tôn pháp luật được hình thành từ mỗi cá nhân và cả xã hội xuất phát từ niềm tin nội tâm, “đức tin” mãnh liệt, tuyệt đối vào pháp luật, vào các giá trị nhân văn, nhân đạo, dân chủ, vì con người được thể hiện trong nội dung các đạo luật, mục đích điều chỉnh của pháp luật, trong quy trình xây dựng pháp luật của một nhà nước pháp quyền thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân... Hiểu trên phương diện này, ta mới thấy hết được giá trị, tư tưởng vĩ đại của Bác về nhà nước pháp quyền được khắc hoạ cô đọng, khúc chiết trong câu nói trên. Đăc biệt là việc vận dụng tư tưởng này trong đào tạo, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng văn hoá thượng tôn pháp luật trong giai đoạn hiện nay.

Phóng viên: Liên quan đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động lập pháp trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nêu ra 6 yêu cầu mà hoạt động lập pháp phải đáp ứng để thực hiện thành công các mục tiêu. Đại biểu đánh giá thế nào về các yêu cầu này trong bối cảnh Việt Nam đang chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng và hòa nhịp vào dòng chảy của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng) - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp: Đây là 6 yêu cầu cơ bản. Trong bài nghiên cứu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nêu ra 6 yêu cầu có tính bao quát, khái quát rất cao nhưng cũng hết sức cụ thể. Bên cạnh những yêu cầu mang tính thường xuyên, cơ bản trong quá trình lập pháp như các yêu cầu lập pháp phải tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; ghi nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân... bài viết còn nhấn mạnh việc vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh phải gắn bó mật thiết với việc thực hiện các yêu cầu mới được đề ra trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII và trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Đó là, thiết lập đầy đủ nguyên tắc, cơ chế phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường giám sát trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong điều kiện thể chế chính trị của nước ta, trong đó nhấn mạnh đến việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của Quốc hội trong hoạt động lập pháp, giám sát tối cao và quyến định các vấn đề quan trọng của đất nước; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật phù hợp; tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ và thích ứng nhanh với phát triển nền kinh tế số, xây dựng Chính phủ số, Quốc hội số..v.v.

Phóng viên: Đối với hoạt động lập pháp của Quốc hội trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội đã nêu rõ trong bài viết là cần tập trung vào 8 lĩnh vực lớn, quan trọng, như: tập trung xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phát triển bền vững kinh tế - xã hội - môi trường... Đại biểu đánh giá như thế nào về các định hướng chính sách này?

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng) - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp: Tám lĩnh vực mà Chủ tịch Quốc hội nêu trong bài viết đã bao quát khá đầy đủ và toàn diện các yêu cầu, định hướng cần hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam trong giai đoạn tới. Trong đó, tôi đặc biệt quan tâm đến những định hướng rất cấp bách và cụ thể mà công tác lập pháp cần đặc biệt quan tâm, các cơ quan chức năng cần khẩn trương nghiên cứu và xây dựng các dự án luật cụ thể để thể chế hoá kịp thời những định hướng chính sách lớn, quan trọng với những yêu cầu mới, phục vụ cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay, như: xây dựng kịp thời, đầy đủ khung pháp lý cho phát triển nền kinh tế số (như xây dựng khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát, các mô hình đầu tư kinh doanh mới, trong đó, có mô hình như kinh tế chia sẻ, du lịch thông minh, fintech....), Chính phủ số, đô thị thông minh; pháp luật phải tạo khuôn khổ, nguyên tắc để giải quyết hài hoà, hợp lý các mối quan hệ lớn như: quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; giữa nhà nước - thị trường - xã hội; giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh.v.v.

Đặc biệt, bài viết cũng nhấn mạnh các yêu cầu hội nhập trong hoạt động lập pháp trong thời gian tới. Hoạt động lập pháp không chỉ nội luật hóa đầy đủ và phù hợp những điều ước quốc tế và cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, không chỉ là gia nhập các điều ước quốc tế sẵn có, mà yêu cầu cao hơn, còn là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong việc chủ động tham gia các hoạt động xây dựng các điều ước quốc tế, chủ động đề xuất các điều ước quốc tế từ thực tiễn Việt Nam, chủ động tham gia xây dựng khuôn khổ pháp lý, luận chơi chung trong các thiết chế quốc tế mà Việt Nam là thành viên./.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Bích Ngọc