Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 2f1652a1-0972-90f0-19a0-5971f46e1c1d.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

KINH NGHIỆM CỦA HÀ NỘI TRONG TRIỂN KHAI CÔNG TÁC HIỆP THƯƠNG, GIỚI THIỆU NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HĐND

15/07/2021

Các bước trong quy trình Hiệp thương để giới thiệu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND của Hà Nội được chuẩn bị kỹ, có kế hoạch triển khai đồng bộ, phân công trách nhiệm cụ thể từng cá nhân, tập thể.

Sáng ngày 15/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Cùng tham dự Hội nghị ở điểm cầu Nhà Quốc hội có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo Hội đồng Bầu cử quốc gia, Văn phòng Quốc hội; các đồng chí đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; đại diện lãnh đạo các Bộ, ban ngành…và đại diện lãnh đạo tại các điểm cầu trực tuyến ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.


Các đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Sau khi nghe đại diện Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình bày báo cáo tổng kết công tác bầu cử và đánh giá toàn diện những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, bất cập trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức cuộc bầu cử, tìm ra nguyên nhân để đúc kết thành những kinh nghiệm quý và bài học cho các kỳ bầu cử tiếp theo, các đại biểu tham dự Hội nghị đã nghe tham luận của các tỉnh, thành phố về công tác bầu cử.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Tuấn – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử thành phố Hà Nội chia sẻ về kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện công tác hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp của thành phố.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra trong không khí phấn khởi, đồng thuận xã hội cao sau thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân để bầu ra những đại biểu ưu tú, tiêu biểu nhất đại diện cho ý chí nguyện vọng của Nhân dân nhằm xây dựng, củng cố và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa, do dân và vì dân. Cuộc bầu cử được diễn ra dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm và đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19.

Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Hà Nội có số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã lớn nhất cả nước với 30 đơn vị hành chính cấp huyện và 579 đơn vị hành chính cấp xã; quy mô dân số khoảng 10 triệu người trong đó có 8,3 triệu người có hộ khẩu thường trú và gần 2 triệu người thường xuyên đến làm việc tại Hà Nội. Trong công tác bầu cử, Hà Nội là địa phương có số lượng cử tri, số đại biểu và đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp lớn nhất cả nước với trên 5,4 triệu cử tri; 10 đơn vị bầu cử Quốc hội, 30 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND Thành phố, 269 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện, 3.056 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp xã. Nhiệm kỳ 2021-2026, số lượng đại biểu Quốc hội được bầu là 29 đại biểu, số lượng đại biểu HĐND Thành phố là 95 đại biểu; HĐND cấp huyện là 1.054 đại biểu và HĐND cấp xã là 10.807 đại biểu.

Đặc biệt, cuộc bầu cử kỳ này diễn ra trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 diễn biến hết sức khó lường, phức tạp. Song với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, bản lĩnh, chủ động, sáng tạo, linh hoạt, quyết liệt, sâu sát, hiệu quả của Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ đạo bầu cử, Ủy ban bầu cử Thành phố, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã tập trung cao độ, vượt qua những khó khăn thách thức, tổ chức thành công rất tốt đẹp về mọi mặt, bảo đảm đúng luật, an toàn tuyệt đối cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Xác định tầm quan trọng của công tác hiệp thương, trên cơ sở quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015, các Nghị quyết, văn bản hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng bầu cử quốc gia; Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ đạo bầu cử Thành phố đã chỉ đạo Thường trực HĐND Thành phố đã chủ động từ sớm để xây dựng phương án; phối hợp chặt chẽ với UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố, Ban Tổ chức Thành ủy và các cơ quan liên quan thống nhất báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy thông qua Đề án về dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026. Đồng thời đã chỉ đạo Ban Thường vụ các quận, huyện, thị ủy, Thường trực HĐND các quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với UBND, Ủy ban MTTQ các cấp để thực hiện xây dựng cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người giới thiệu đại biểu HĐND các cấp. Đây là cơ sở quan trọng để tổ chức các bước hiệp thương theo quy định của luật.

Thực hiện các quy định của Luật, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Hội đồng bầu cử Quốc gia, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành ủy Hà Nội, với vai trò, vị trí của mình, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội đã hoàn thành tốt quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 với 05 bước, 03 hội nghị hiệp thương đảm bảo khách quan, đúng Luật, công khai, dân chủ và đúng tiến độ thời gian đề ra.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã hướng dẫn đồng bộ, chặt chẽ các khâu, các bước của quy trình hiệp thương theo quy định, ban hành 48 văn bản, tổ chức 04 hội nghị triển khai và tập huấn để hướng dẫn Mặt trận các cấp trên địa bàn một cách chi tiết, cụ thể, phân công cán bộ thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc, nắm tình hình, thực hiện công tác giao ban định kỳ, đột xuất trong hệ thống Mặt trận để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, cũng cho biết, việc tổ chức các bước trong quy trình hiệp thương đã được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp thực hiện đúng và sớm hơn so với quy định. Theo đó, từ ngày 02/02 đến ngày 08/02/2021, tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thoả thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đại biểu Quốc hội khóa XV được bầu là 29 đại biểu, dự kiến giới thiệu 59 người (trong đó đại biểu do Trung ương giới thiệu là 14 người). Đại biểu HĐND Thành phố được bầu 95 đại biểu, dự kiến giới thiệu 190 người. Đại biểu HĐND cấp huyện được bầu 1.054, dự kiến giới thiệu 2.091 người. Đại biểu HĐND cấp xã được bầu 10.807 đại biểu, dự kiến giới thiệu 21.559 người. (Thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội, thành phố Hà Nội không tổ chức HĐND phường tại quận, thị xã).

Ngoài ra, ngay sau Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội đã gửi phân bổ cơ cấu, số lượng đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tới các cơ quan, tổ chức, đơn vị và hướng dẫn tổ chức các hội nghị giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp theo Nghị quyết số 1186 ngày 11/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Từ ngày 24/02 đến ngày 11/3/2021, các cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân bổ đã tổ chức xong các hội nghị, giới thiệu 42 người tham gia ứng cử Quốc hội khóa XV, 185 người tham gia ứng cử đại biểu HĐND Thành phố, 2.052 người tham gia đại biểu HĐND cấp huyện và 21.350 người tham gia đại biểu HĐND cấp xã. Các hội nghị giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp đều có sự tham gia giám sát, hướng dẫn MTTQ Việt Nam các cấp đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch và đúng tiến độ thời gian.

Từ ngày 15/3 đến ngày 19/3/2021, MTTQ Việt Nam các cấp tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ 72 người những người ứng cử đại biểu Quốc hội (có 30 người tự ứng cử); 188 người ứng cử  đại biểu HĐND Thành phố (có 03 người tự ứng cử); 2.060 người ứng cử đại biểu HĐND quận, huyện, thị xã (có 08 người tự ứng cử); 21.399 người ứng cử đại biểu HĐND xã, thị trấn (có 49 người tự ứng cử).

Tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử là một khâu hết sức quan trọng trong quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, đây là cơ sở để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba, lập danh sách chính thức những người ứng cử. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội đã hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức 23.677 hội nghị cử tri nơi công tác và tổ chức 20.132 hội nghị cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026  theo đúng quy định tại Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 ngày 11/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử.

Hội nghị hiệp thương lần thứ ba được Ủy ban MTTQ các cấp tổ chức từ ngày 14/4 đến ngày 18/4/2021, để lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, đã lập danh sách 36 người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV trong đó 03 người tự ứng cử; 160 người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu HĐND Thành phố, trong đó có 01 người tự ứng cử; 1.744 người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện, trong đó có 02 người tự ứng cử; 18.095 người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu HĐND cấp xã, trong đó có 32 người tự ứng cử.      

Việc lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp được coi trọng, tính dân chủ được đề cao. Công tác nhân sự được rà soát, chuẩn bị từ sớm, trong đó đã xác định, lựa chọn nhân sự tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp ngay từ khâu lựa chọn nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp. Trên cơ sở đó xây dựng đề án cụ thể để giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp đúng thành phần, cơ cấu làm căn cứ quan trọng để tổ chức các bước hiệp thương lựa chọn người ứng cử chính thức. Vai trò của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong công tác hiệp thương được khẳng định, đội ngũ cán bộ MTTQ nhiệt tình, tâm huyết, có kinh nghiệm trong công tác bầu cử và xử lý các tình huống trong công tác hiệp thương.

Nổi bật trong công tác hiệp thương của nhiệm kỳ này là công tác phối hợp, cung cấp thông tin về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND Thành phố để Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú (và nơi công tác nếu là tự ứng cử) đối với người ứng cử. Ban chỉ đạo bầu cử, Ủy ban Bầu cử thành phố đã giao cơ quan Thường trực và các Tiểu ban (Công an Thành phố, Thanh tra Thành phố), Cục thuế, Bảo hiểm xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan (Ban Tổ chức Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Ban Nội chính Thành ủy) rà soát kỹ lưỡng hồ sơ nhân sự tham gia ứng cử (cả người được các cơ quan, tổ chức giới thiệu và người tự ứng cử), tổng hợp thông tin chính xác, trung thực để chuyển đến Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố làm kênh thông tin quan trọng trong quá trình hiệp thương lựa chọn những người ứng cử đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện để đưa vào chính sách chính thức.

Có sự tham gia tích cực của hệ thống thông tin, truyền thông, các cơ quan báo, đài của Trung ương và Thành phố trong công tác tuyên truyền về bầu cử nhất là sau mỗi bước trong quy trình hiệp thương, MTTQ các cấp đã phối hợp tổ chức 7.828 cuộc tuyên truyền công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp tới hơn 655.917 lượt người với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, sáng tạo như tổ chức hội nghị tọa đàm, hội nghị tuyên truyền trực tuyến, hội nghị mạn đàm tiểu sử, qua mạng xã hội Facebook, zalo; các tin, bài đăng tải trên Website của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội, in tời rơi, tờ gấp…

Công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình được quan tâm, giúp giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong suốt quá trình triển khai thực hiện công tác bầu cử và trong giai đoạn hiệp thương; phát huy vai trò kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, đôn đốc của 15 Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo bầu cử của Thành ủy; giám sát của HĐND và Ủy ban MTTQ các cấp Thành phố.

Công tác quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về bầu cử được tổ chức chu đáo, kịp thời, cụ thể. Việc triển khai kế hoạch đồng bộ, chuẩn bị kỹ các bước trong công tác bầu cử; coi trọng công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bầu cử ở cơ sở, nhất là cán bộ Mặt trận nhằm tạo sự đồng bộ trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ bầu cử và công tác hiệp thương.

Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền, các cơ quan liên quan với Ủy ban MTTQ các cấp trong việc tổ chức các công việc, các hội nghị hiệp thương, hội nghị tiếp xúc cử tri nơi cư trú để đảm bảo tuyệt đối tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội và an toàn trong điều kiện tình hình dịch bệnh Covid-19.


Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử thành phố Hà Nội.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định: Trong quá trình tổ chức cuộc bầu cử, công tác hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có đóng góp lớn tới thành công của cuộc bầu cử. Các bước trong quy trình hiệp thương của Hà Nội được chuẩn bị kỹ, có kế hoạch triển khai đồng bộ, phân công trách nhiệm cụ thể từng cá nhân, tập thể. Qua quá trình thực hiện các bước trong công tác hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Ban Chỉ đạo bầu cử, Ủy ban bầu cử, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu. Đó là có sự tập trung lãnh đạo của Thành ủy, các cấp ủy Đảng, Ban Chỉ đạo bầu cử, Ủy ban bầu cử các cấp và sự phối hợp chặt chẽ của Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp với các tổ chức, các ngành, các cấp, các tổ chức phụ trách bầu cử, có phân công trách nhiệm rõ ràng; có kế hoạch, hướng dẫn và lịch thời gian cụ thể thực hiện từng nội dung công việc; việc tiếp nhận hồ sơ, bàn giao hồ sơ chặt chẽ theo kế hoạch, đảm bảo đúng thời gian, quy trình, đúng luật.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vẫn còn một số khó khăn, hạn chế. Đó là trong công tác hiệp thương ở một số địa phương thì việc phân bổ đại biểu chưa bám sát vào cơ cấu, số lượng dự kiến; lựa chọn đại biểu còn chủ quan…Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, nắm bắt tình hình có địa phương còn chủ quan, chưa sâu sát, chưa kịp thời giải quyết các vấn đề vướng mắc của Nhân dân, vì vậy còn có xã phải bầu thêm, bầu lại.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho rằng, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế là do Thủ đô Hà Nội là một trong những tỉnh, thành phố có số đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, số khu vực bỏ phiếu lớn nhất cả nước, số lượng ứng cử viên đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp nhiều bởi vậy khối lượng công việc về bầu cử là rất lớn; thời gian các bước ngắn nên việc tổ chức thực hiện rất gấp.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bầu cử, đặc biệt là trong việc tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử và tổ chức bỏ phiếu tại các khu vực bị cách ly. Việc xử lý một số tình huống không có trong Luật, các văn bản Hướng dẫn của Trung ương đôi lúc còn lúng túng, chưa kịp thời. Một số cán bộ làm công tác bầu cử tại các quận, huyện, thị xã chưa có nhiều kinh nghiệm; thành viên của một số Tổ bầu cử còn hạn chế trong công tác hướng dẫn, tổ chức bầu cử, nhất là trong kỹ năng kiểm phiếu bầu cử. Công tác kiểm tra, giám sát tại cơ sở đặc biệt là tại cấp xã có nơi còn làm chưa tốt.

Thông qua cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 lần này, Ban Chỉ đạo bầu cử, Ủy ban bầu cử và Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội kiến nghị với Quốc hội và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam một số vấn đề. 

Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND phù hợp với các văn bản Luật khác và tình hình thực tế hiện nay. Trong đó quy định cụ thể hơn về hồ sơ của người ứng cử là đảng viên để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong công tác bầu cử, có quy định cụ thể thành phần chủ trì và thành phần tham dự các hội nghị giới thiệu người ứng cử, nhất là ở các cơ quan đảng; rõ hơn với việc tổ chức tiếp xúc cử tri nơi cư trú hoặc nơi công tác đối với người tự ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp trước hội nghị hiệp thương lần thứ ba để chốt danh sách người ứng cử theo hướng: Nếu tín nhiệm của cử tri nơi công tác dưới 50% thì không tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú và không đưa vào danh sách để hiệp thương lần thứ 3 (hiện nay mới quy định không đưa vào danh sách hiệp thương lần 3 đối với trường hợp tín nhiệm của cử tri nơi cư trú dưới 50%).

Quy định cơ quan nào có thẩm quyền cho rút đơn ứng cử trong trường hợp người ứng cử có đơn xin rút không ứng cử và trong trường hợp đã đồng ý cho rút đơn ứng cử thì không tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú. Đặc biệt đề nghị tăng thêm thời gian cho mỗi giai đoạn trong công tác bầu cử do việc thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 lần này diễn ra với khối lượng công việc lớn, thời gian thực hiện các bước hiệp thương ngắn, nhất là thời gian tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri với những người ứng cử. Các Nghị quyết hướng dẫn quy trình hiệp thương và các biểu mẫu, các văn bản hướng dẫn công tác bầu cử cần thống nhất sớm với Hội đồng bầu cử Quốc gia để triển khai.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cũng bày tỏ, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp trên địa bàn cả nước nói chung và tại Thủ đô Hà Nội nói riêng đã thành công rất tốt đẹp.

Thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã bày tỏ cảm ơn Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hướng dẫn chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ của mình trong công tác bầu cử./.

Bích Lan