Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 1e9764a1-b9ac-90f0-dd35-de00453af555.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ KIM THÚY CHẤT VẤN THỦ TƯỚNG: GIẢI PHÁP NÀO XỬ LÝ TÌNH TRẠNG NỢ CÔNG VÀ NỢ XẤU CAO?

24/03/2020

Gửi văn bản chất vấn Thủ tướng Chính phủ, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy, Đoàn ĐBQH thành phố Đà Nẵng đề nghị Chính phủ có những giải pháp để giải quyết căn cơ tình trạng nợ công và nợ xấu cao, mất cân đối ngân sách nhà nước.

Ngày 15 tháng 11 năm 2017, Tổng Thư ký Quốc hội có Công văn số 1456/TTKQH-GS đề nghị Thủ tướng Chính phủ có văn bản trả lời Phiếu chất vấn của ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng. Theo đó, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Thủ tướng cho biết: Chính phủ có những giải pháp gì để giải quyết căn cơ tình trạng nợ công và nợ xấu cao, mất cân đối ngân sách nhà nước? Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp nhà nước kinh doanh lỗ vốn, không thể trả được nợ ngân hàng. Nếu ngân hàng, trong đó có ngân hàng nước ngoài xiết nợ thì Chính phủ sẽ giải quyết như thế nào?

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng. 

Trả lời chất vấn ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy về những giải pháp để giải quyết tình trạng nợ công và nợ xấu cao, mất cân đối ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ cho biết: 

Về nợ công: Trước thực trạng cơ cấu ngân sách và nợ công và yêu cầu bảo đảm an ninh tài chính trong điều kiện nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, Chính phủ đã xây dựng Đề án và trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững đồng thời đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 25/2016/QH14 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Theo đó, Quốc hội đã quyết định các chỉ tiêu giới hạn về nợ công, bội chi trong trung hạn (bội chi ngân sách nhà nước bình quân giai đoạn không quá 3,9% GDP, đến năm 2020 không quá 3,5% GDP; nợ công hằng năm không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP). Để triển khai các mục tiêu này, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan triển khai các giải pháp về cơ cấu lại ngânsách nhà nước và nợ công, cụ thể: tỷ trọng dự toán chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách nhà nước đã tăng từ mức 25,7% năm 2017 lên 26,2% năm 2018, kế hoạch giai đoạn 2018-2020 trên 26%; tỷ trọng dự toán chi thường xuyên đã giảm từ mức 64,9% năm 2017 xuống 64,1% năm 2018, đến năm 2020 dự kiến xuống dưới 64%; tăng kỳ hạn vay, giảm lãi suất, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp đã được nêu tại Nghị quyết số 07 NQ/TW, Nghị quyết số 25/2016/QH14 nói trên, trong đó tập trung kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nợ công trong giới hạn cho phép, hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới, kiểm soát chặt chẽ bội chi và nợ của chính quyền địa phương, bố trí nguồn bảo đảm trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước,..; thực hiện các giải pháp điều chỉnh chính sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thuế, điều chỉnh phạm vi, đối tượng, rà soát thu hẹp diện miễn, giảm thuế, nghiên cứu bổ sung thuế tài sản phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính trong thu, chi ngân sách nhà nước.

Về xử lý nợ xấu, trong giai đoạn 2011-2015, xác định xử lý nợ xấu là yêu cầu cấp bách nhằm bảo đảm an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng, khơi thông tin ứng nhu cầu vốn khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, Chính phủ đã phê duyệt và chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” (ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012), Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam” (ban hành kèm theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013).

Qua 04 năm triển khai các Đề án nêu trên, việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng đã cơ bản đạt được mục tiêu đề ra, thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng được đảm bảo, nguy cơ đổ vỡ hệ thống được đẩy lùi, tài sản của Nhà nước, nhân dân được bảo đảm an toàn, mặt bằng lãi suất giảm mạnh, cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực theo hướng tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, chất lượng tín dụng từng bước được cải thiện, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng hợp lý. Kết quả này đã khẳng định tính đúng đắn, hiệu quả của các giải pháp xử lý nợ xấu trong điều kiện không có sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước, cơ chế, chính sách còn nhiều hạn chế, bất cập và nền kinh tế còn nhiều khó khăn.

Lũy kế từ 2012 đến cuối tháng 9/2017 đưa nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 9/2017 chiếm tỷ lệ 2,34%. Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách thận trọng, giá trị nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu vẫn còn lớn (ước tính khoảng 558,0 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 8,62% tổng dư nợ tín dụng, giảm so với mức 10,08% của cuối năm 2016), tiềm ẩn rủi ro đối với an toàn, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội

Để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, giúp xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu trong giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xây dựng, trình Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017) với nhiều giải pháp mang tính đột phá, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán nợ xấu tại Việt Nam. Ngay sau khi Nghị quyết 42 được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương, trong đó Ngân hàng Nhà nước với vai trò là cơ quan đầu mối có nhiệm vụ chỉ đạo các tổ chức tín dụng, VAMC và các đơn vị trong ngành Ngân hàng triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu tại Nghị quyết, thường xuyên báo cáo Chính phủ các khó khăn, vướng mắc phát sinh để kịp thời có giải pháp tháo gỡ.

Bên cạnh đó, để tiếp tục xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém của hệ thống tổ chức tín dụng, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” (Quyết định 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017). Trong 6 nhóm giải pháp nêu tại Đề án, có nhóm giải pháp về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trong đó quan trọng nhất là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu. Để tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án này, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban.

Với phương châm Chính phủ kiến tạo phát triển, quyết liệt hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp, quán triệt và thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng và minh bạch cho mọi thành phần kinh tế, trong đó đặc biệt quan tâm hoàn thiện chính sách, pháp luật và đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là về tín dụng, thuế, phí, đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường, xuất nhập khẩu... nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và giải quyết kịp thời hơn kiến nghị của doanh nghiệp, người dân. Trong năm 2017, Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo tích cực triển khai các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, 5 (khóa XII) về tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN); phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế; Nghị quyết của Bộ Chính trị về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công và Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu lại nền kinh tế... Các giải pháp thúc đẩy nền kinh tế đã góp phần kiềm chế nợ xấu mới phát sinh, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân phục hồi sản xuất kinh doanh, trả nợ ngân hàng, từng bước xử lý có hiệu quả nợ xấu.

Với các giải pháp đồng bộ, toàn diện nêu trên, Chính phủ tin tưởng rằng, trong giai đoạn 2016-2020 sẽ giải quyết dứt điểm được tình trạng nợ xấu cao hiện nay. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội, các giải pháp xử lý nợ xấu đột phá trên đây đã bước đầu phá quả. Trong đó: nợ xấu được các tổ chức tín dụng tự xử lý thông qua vận dụng các quy định tại Nghị quyết 42 và các văn bản pháp quy hiện hành chiếm 99,94%, nợ xấu bán cho VAMC chỉ chiếm 0,06%.

Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt NHNN và các Bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp nêu tại Nghị quyết 42, Chỉ thị 32 và Đề án 1058 nhằm xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu và hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng.

Về xử lý nợ của doanh nghiệp nhà nước kinh doanh lỗ vốn, không thể trả được nợ ngân hàng, Thủ tướng thông tin, trong quá trình xây dựng Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”, Chính phủ đã chỉ đạo NHNN đánh giá toàn diện thực trạng nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng. Theo đó, nợ xấu của các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (gọi chung là DNNN) mặc dù đã được xử lý quyết liệt nhưng vẫn còn khá lớn.

Trước thực trạng đó, Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” đã đưa ra các giải pháp xử lý đối với các khoản nợ xấu của DNNN. Cụ thể: Đại diện chủ sở hữu DNNN có trách nhiệm xác định định hướng hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp xử lý phù hợp, trong đỏ: (i) Xử lý dứt điểm tài sản bảo đảm của khoản nợ (nếu có); (ii) Trường hợp tiếp tục duy trì hoạt động thì cho phép tổ chức tín dụng chuyển nợ thành vốn góp hoặc bổ sung nguồn vốn cho doanh nghiệp để có nguồn trả nợ tổ chức tín dụng; (iii) Cho phá sản doanh nghiệp để tổ chức tín dụng thu hồi khoản nợ liên quan.

Sau khi Đề án được phê duyệt, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu của các DNNN đã nêu tại Đề án và kịp thời báo cáo Chính phủ các khó khăn, vướng mắc phát sinh, đảm bảo quá trình triển khai đạt hiệu quả và đúng lộ trình đặt ra.

Đảng, Nhà nước đã xác định định hướng hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước tại Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/06/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII như sau: “Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp nhà nước.”; “Quan hệ kinh tế, tài chính giữa Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, nhất là các quyền và nghĩa vụ phải được thực hiện đầy đủ, minh bạch theo quy định của pháp luật, phù hợp với cơ chế thị trường”; “Xoá bỏ các cơ chế can thiệp hành chính trực tiếp, bao cấp dành cho doanh nghiệp nhà nước, đối xử bất bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các nguồn lực nhà nước, tín dụng, đất đai, tài nguyên, cơ hội đầu tư, kinh doanh, tài chính, thuế,...”. Theo đó, DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng, cạnh tranh với các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, nhất là trong việc tiếp cận các nguồn lực nhà nước, tín dụng... tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh, không còn các cơ chế can thiệp hành chính trực tiếp, bao cấp dành cho doanh nghiệp nhà nước.

Theo các quy định có liên quan tại Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp thì chủ sở hữu nhà nước chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phạm vi số vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) và số vốn góp (đối với doanh nghiệp nhà nước nắm giữ dưới 100% vốn điều lệ).

Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành quy định: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

Như vậy, trong trường hợp DNNN kinh doanh lỗ vốn, không thể trả được nợ ngân hàng thì việc ngân hàng thực hiện thu nợ/xiết nợ sẽ thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật hiện hành, trong đó có các giải pháp xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ, chuyển nợ thành vốn góp, bổ sung nguồn vốn để có nguồn trả nợ tổ chức tín dụng, phá sản doanh nghiệp... như Đề án 1058 đã nêu. Hoạt động thu nợ/xiết nợ sẽ do DNNN, tổ chức tín dụng (trong đó có ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam) tự chủ thực hiện và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Trọng Quỳnh