PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: CẦN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT, KIỂM TRA VIỆC THỰC THI CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT SAU KỲ HỌP

17/07/2023

Để các nguồn lực đã được phân bổ tại Kỳ họp thứ 5 vừa qua được sử dụng thực sự có hiệu quả, PGS.TS, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, Quốc hội cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc thực thi chính sách, pháp luật từ cấp trung ương đến cấp địa phương sau Kỳ họp.

PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: CẦN TẠO DỰNG VĂN HOÁ THẦN TƯỢNG LÀNH MẠNH TRONG GIỚI TRẺ 

PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG CỦA TỪNG DÂN TỘC 

PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: CẦN THÚC ĐẨY HÌNH THÀNH CÁC QUỸ TÍN THÁC CHO HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TẠI VIỆT NAM 

PGS.TS, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội

Phóng viên: Theo đại biểu, hoạt động tiếp xúc cử tri trước và sau Kỳ họp có ý nghĩa như thế nào?

PGS.TS, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội: Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước. Chính vì thế, hoạt động tiếp xúc cử tri trước và sau Kỳ họp Quốc hội có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo cơ hội cho đại biểu Quốc hội gặp gỡ, lắng nghe và trao đổi với cử tri - những người đã bầu cử và đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quan điểm của Nhân dân.

Các cuộc tiếp xúc này đóng vai trò rất lớn trong việc thực hiện nguyện vọng của cử tri, thông báo về công việc và chính sách của Quốc hội, nhận biết các vấn đề và lo ngại của Nhân dân, đồng thời tạo cơ hội cho người dân tham gia và đóng góp vào quyết định chính trị và phát triển đất nước.

Điều này cũng giúp xây dựng sự tin tưởng và tầm nhìn chung giữa đại biểu Quốc hội và cử tri, giúp cho cử tri thực hiện quyền công dân của mình một cách cởi mở và có ý nghĩa hơn trong quá trình quyết định chính sách và quản lý quốc gia, cũng như để Quốc hội thực sự là của dân, do dân và vì dân.

Phóng viên: Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV đã kết thúc sau 23 ngày làm việc. Khi đi tiếp xúc cử tri, đại biểu giới thiệu những dấu ấn nào của Kỳ họp thứ 5 với cử tri, người dân ở nơi mình ứng cử?

PGS.TS, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội: Là một đại biểu Quốc hội, chúng tôi có trách nhiệm thông báo về các công việc và chính sách của Quốc hội trong Kỳ họp vừa qua. Cụ thể, trong Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV đã đạt được những dấu ấn quan trọng.

Điều này thể hiện ở những con số ấn tượng như Quốc hội đã thông qua 08 Luật, 17 Nghị quyết, với 1533 lượt đại biểu phát biểu tại 10 phiên thảo luận tổ, 1415 lượt đăng ký và 659 lượt Đại biểu phát biểu thảo luận, 107 lượt tranh luận tại 30 phiên thảo luận tại Hội trường; hay ở những quyết sách kịp thời như phân bổ vốn cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục giảm 2% thuế suất giá trị gia tăng đến hết năm 2023, cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Hồ Chí Minh...; và đặc biệt là việc phát huy tích cực tinh thần 5T (Tận tâm – Tận lực – Tích cực – Tâm huyết – Trách nhiệm) trong mọi hoạt động của Quốc hội.

Phóng viên: Khâu thực thi có vai trò quan trọng, quyết định hiệu lực, hiệu quả của chính sách, pháp luật. Theo đại biểu, trong thời gian tới, cần chú ý những vấn đề nào để các quyết sách của Quốc hội, các nguồn lực đã được Quốc hội phân bổ tại kỳ họp này được sử dụng hiệu quả?

PGS.TS, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội: Tôi cho rằng, để các nguồn lực đã được phân bổ tại Kỳ họp vừa qua được sử dụng hiệu quả, Quốc hội cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc thực thi chính sách, pháp luật từ cấp trung ương đến cấp địa phương.

Trên cơ sở đó giúp phát hiện, sửa đổi hoặc thay đổi các chính sách, pháp luật không hiệu quả hoặc không đáp ứng đúng nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, Quốc hội cần chú trọng đến việc quản lý việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực đã được phân bổ trên cơ sở đảm bảo sự minh bạch, trung thực và hiệu quả trong việc sử dụng ngân sách và tài sản công.

Ngoài ra, Quốc hội của chúng ta cũng cần khuyến khích và tạo điều kiện để người dân tham gia vào quá trình giám sát thực thi chính sách và pháp luật. Bằng cách tạo điều kiện cho người dân có thể tham gia vào quá trình ra quyết sách, đưa ra ý kiến và phản ánh, Quốc hội sẽ có được thông tin cần thiết để cải thiện và điều chỉnh chính sách, pháp luật để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Thu Phương

Các bài viết khác