Đại biểu Quốc hội Quách Thế Tản - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nội dung chất vấn của Đại biểu như sau:
Có thể nói giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên trong giáo dục quốc dân thời gian qua đạt những kết quả quan trọng trong sự nghiệp ngân cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Song cũng còn hạn chế bất cập, nhất là về lĩnh vực giáo dục thường xuyên. Xin Bộ trưởng nêu rõ nguyên nhân vì sao giáo dục thường xuyên chưa đạt được kết quả như mong đợi? Đề nghị Bộ trưởng cho biết định hướng và nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng, tiếp tục phát triển giáo dục thường xuyên thời gian tới nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục cho mọi người, thúc đẩy việc học tập của người lớn, xây dựng xã hội học tập từ cơ sở?
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản trả lời chất vấn như sau:
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn
1. Nguyên nhân giáo dục thường xuyên chưa đạt kết quả như mong đợi
- Công tác tuyên ruyền cho cán bộ và các tầng lớp nhân dân hiểu được vai trò, tác dụng của học tập suốt đời (HTSD) và xây dựng xã hội học tập (XDXHHT) góp phần nâgn cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện chất lượng cuộc sống đã được chú trọng bằng nhiều hình thức, tuy nhiên hiệu quả chưa cao.
- Một số điểm bất cập trong quy định hiện hành về chính sác chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) hoạt động hiệu quả.
- Kết quả chỉ đạo xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở một số địa phương còn hạn chế, tỉ lệ người mù chữ cao và dễ có khả năng tái mù.
- Chất lượng hoạt động của một số cơ sở GDTX (trung tâm GDTX, trung tâm học tập cộng đồng và trung tâm ngoại ngữ - tin học) vẫn còn hạn chế về công tác quản lý, điều hành; về thu hút và sử dụng nguồn lực quy hoạch phát triển mạng lưới.
- Một số bộ, ngành chưa quan tâm đến việc thúc đẩy học tập suốt đời của cán bộ, công chức, viên chức; một số địa phương chưa quan tâm đến GDTX, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người lớn học tập; thậm chí có địa phương còn giải thể hết các trung tâm GDTX cấp huyện (Quảng Nam).
- Việc sát nhập trung tâm GDTX, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLDTBXH-BHDDT-BNV ngày 19/10/2015 (Thông tư 39) là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, việc tham mưu tổ chức sát nhập và các điều kiện đảm bảo cho các trung tâm GDTX sau khi sát nhập còn nhiều bất cập. một số tỉnh không thự chiện đúng như Thông tư 39 (Tiền Giang, Yên Bái, sát nhập trung tâm GDTX với trường trung cấp nghề; Quảng Nam giải thể hết các trung tâm cấp huyện). Việc sap nhập dẫn đến một số khó khăn; Cơ chế quản lý chồng chéo, nhiều đầu mối quản lý; chưa phân công rõ Bộ nào ban hành các văn bản cần thiết để quản lý trung tâm như: Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm; tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục; chuẩn giám đốc trung tâm; chế độ, chính sách của cán bộ, giáo viên…
2. Định hướng nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới
- Sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục, trong đó có chính sách phát triển GDTX, thúc đẩy việc học tập của người lớn,
- Tích cực tuyên truyền cho cán bộ và các tầng lớp nhân dân hiểu được vai trò, tác dụng của HTSD và XDXHHT.
- Tiếp tục chỉ đạo các địa phương triển khai có hiệu quả Đề án xây dựng XHHT (Quyết định số 89/QD-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chỉnh phủ); xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, công đồng học tập nhằm tạo môi trường học tập cho mọi người.
- Rà soát tổng thể hoạt động của các cơ sở GDTX (trung tâm GDTX, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm ngoại ngữ - tin học), trên cơ sở đó có các giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các cơ sở GDTX.
- Đổi mới quản lý GDTX theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở GDTX công lập, bổ sung loại hình trung tâm GDTX ngoài công lập.
- Đổi mới chương trình GDTX theo hướng đa dạng, linh hoạt, mềm dẻo đáp ứng nhu cầu của người học.
- Quản lý đào tạo trình độ đại học, cao đẳng theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa theo hướng tích lũy tín chỉ và quản lý chặt chẽ chất lượng đầu ra như giáo dục chính quy để tiến tới cấp một loại văn bằng cho các hình thức học nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.
- Tăng cường năng lực đào tạo từ xa cho các cơ sở giáo dục đại học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy và học, phát triển học liệu điện tử và xây dựng các hệ thống e-learning hỗ trợ cho học viên có thể học từ xa, tự học và tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể HTSD
- Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cho GDTX.
- Tăng cường quản lý, giám sát cơ sở liên kết đào tạo, kể cả liên kết với cơ sở giáo dục của nước ngoài thự chiện đúng quy định của Nhà nước.
- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức sơ kết việc thực hiện Thông tư Liên tịch số 39/2015.TTLT-BLDTBXH-BGDDT-BNV ngày 19/10/2015./.