Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển và Đoàn công tác làm việc với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
Tham gia Đoàn công tác có Chủ nhiệm Uỷ Ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Tổng kiểm toán Nhà nước, lãnh đạo Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, Uỷ ban Quản lý nhà nước tại doanh nghiệp.
Máy móc thiết bị của Công ty cổ phần xe lửa Gia Lâm hầu hết có tuổi thọ trên 40 năm hiện đã xuống cấp, công suất tiêu thụ điện năng lớn, độ chính xác không cao nên chất lượng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn, chi phí tiền thuê đất hàng năm cao hơn cả doanh thu của công ty. Đó chỉ là một trong những ví dụ về sự khó khăn của ngành đường sắt hiện nay. Theo Chiến lược phát triển Giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2050, của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, thị phần vận tải đáp ứng khoảng 1-2% thị phần vận tải hành khách và 1-3% thị phần vận tải hàng hoá. Với định hướng như vậy đòi hỏi có sự đầu tư tương ứng cho phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, nguồn vốn đầu tư vào đường sắt rất hạn hẹp, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế cho bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt được cấp hàng năm có tăng nhưng phần lớn chỉ đủ để đầu tư duy trì trạng thái kỹ thuật hiện có, bằng khoảng 40% so với định mức kinh tế kỹ thuật.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển và Đoàn công tác đã khảo sát Xưởng chế tạo thiết bị sản xuất
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển và Đoàn công tác đã đi thăm một số nhà xưởng và cơ sở hạ tầng của công ty. Theo báo cáo của Công ty, giai đoạn 2010-2018, Công ty đã lắp ráp, chế tạo 20 đầu máy công suất 1900 HP, đóng mới 172 toa xe hàng các loại, 16 toa xe khách. Nhà xưởng, máy móc thiết bị hầu hết có tuổi thọ trên 40 năm hiện đã xuống cấp, công suất tiêu thụ điện năng lớn, độ chính xác không cao nên chất lượng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Tình hình tài chính của Công ty gặp nhiều khó khăn, chi phí tiền thuê đất hàng năm cao hơn cả doanh thu của công ty. Chính vì vậy, Công ty kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải, Uỷ ban Quản lý vốn, Chính phủ, Quốc hội xem xét nghiên cứu quy hoạch lại các mạng lưới công nghiệp cơ khí đường sắt, có cơ chế hỗ trợ vay vốn ưu đãi và xem xét lại đơn giá thuê đất để tạo điều kiện cho công ty phát triển.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải phát biểu tại buổi làm việc
Theo ông Nguyễn Đức Hải - Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách, công nghiệp phụ trợ hầu như ko có gì, quá lạc hậu, máy móc từ năm 1972, thị trường không có, nhà nươc tiếp tục hỗ trợ, các nước kinh nghiệm có cơ chế nhất định. Về kiến nghị, vốn sự nghiệp phải có cơ quan giám sát hiệu quả, những vấn đề an toàn đường sắt, phải tìm hiểu nguyên nhân, năng lực quản lý có hạn”
Ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ Kinh tế của Quốc hội cho rằng, các chỉ số sản xuất kinh doanh đã có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên chiến lược phát triển của ngành đường sắt thấy khó đạt được. Năm 2020 không đạt được vì mấy năm gần đây còn tụt xuống, có tồn tại của ngành đường sắt, khai thác năng lực vận tải có vấn đề, vấn đề điện khí hoá.... riêng tuyến về Hạ Long đầu tư nhiều tỷ nhưng vẫn “đắp chiếu” nhiều năm nay, cử tri hỏi rất nhiều khi nào vận hành? Đầu tư công trung hạn sau 2020 may ra mới có. Về vấn đề cạnh tranh gay gắt với nhiều phương tiện khác, đồng tình kiến nghị của Tổng Công ty, thời gian tới kết nối đường sắt với cac mạng lưới khác, logitic để nâng cao việc tiêu thụ sản phẩm...
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải báo cáo giải trình những vấn đề liên quan
Về đường sắt tốc độ cao, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cho rằng cần chú trọng công tác chuẩn bị nguồn nhân lực như thế nào... Quốc hội sẽ quan tâm và ngành đường sắt cần chủ động hơn nữa, đặc biệt là vấn đề an toàn đường sắt...
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng cần có chiến lược rõ ràng cho ngành đường sắt. Điều 5,6,7 Luật Đường sắt đã có, nhưng chính phủ phải cụ thể hoá. Việc thực hiện nghiêm quy định thì đã rất tốt, như vậy Luật chưa đi vào cuộc sống. Cần đổi mới tư duy, đổi mới quản lý hạ tầng, tổ chức lại hình thức kinh doanh. Vai trò của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam rất quan trọng, phải giữ vai trò quan trọng, vướng mắc về chính sách, cơ chế, trình Quốc hội.
Luật Đường sắt 2017 đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho ngành đường sắt tháo gỡ khó khăn, tuy nhiên hệ thống văn bản dưới luật chưa hoàn thiện, đặc biệt là Đề án “Quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư” để triển khai thực hiện Nghị định 46/2018 chưa được phê duyệt. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam kiến nghị, các cơ quan chức năng tiếp tục giao Tổng Công ty 2 dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu tuyến đường sắt Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh; giao cho Tổng Công ty quản lý nguồn vốn sự nghiệp kinh tế bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt và Đề án “Quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư” giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư hiện nay cho Tổng Công ty tiếp tục trực tiếp quản lý, sử dụng, khai thác, kinh doanh.
Chiều cùng ngày, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển và Đoàn công tác đã đi thị sát chuyến tàu SE9 từ Hà Nội vào Thanh Hoá./