Kết thúc phần trả lời chất vấn các vị Bộ trưởng

02/12/2006

Sáng nay (27/11), dưới sự điều khiển của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Quốc hội làm việc tại Hội trường, tiếp tục phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân

Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Hiện

Sáng nay (27/11), dưới sự điều khiển của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Quốc hội làm việc tại Hội trường, tiếp tục phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân.

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân trả lời tương đối rõ ràng và cầu thị

Chất vấn trực tiếp Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội trường, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) nêu câu hỏi về vấn đề đã đưa tài liệu giáo khoa mới vào giảng dạy thực nghiệm ở khu vực miền núi chưa?

Về câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, hiện nay việc dạy thực nghiệm sách giáo khoa tiểu học đang được triển khai diện rộng ra một số tỉnh. Vì trước khi ban hành một bộ sách giáo khoa nào cũng cần phải dạy thí điểm, ngay cả bộ sách đang dùng bây giờ cũng đã trải quan một số nãm dạy thí điểm. Cho nên, trong một thời điểm nhất định, hệ thống giáo dục quốc gia có một số tài liệu biên soạn đúng với sách giáo khoa được dạy thí điểm là điều bình thường, không trái với quy định Luật.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết về việc đánh giá chất lượng của Trung tâm công nghệ giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, đây là một vấn đề lớn, đến nay đã tồn tại 28 năm và ở thời điểm hiện nay, Bộ trưởng chưa đủ thông tin để đánh giá. Tuy nhiên, vào tháng 12 tới, Bộ sẽ tiến hành rà soát, quy định lại nhiệm vụ của các Vụ ở Bộ không bị chồng chéo. Đến tháng 1/2007, Bộ sẽ xem xét lại hoạt động của các đõn vị cấp 2, như: nhà xuất bản, trung tâm giáo dục... Vì thế, trong thời gian này Bộ cũng sẽ có kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động của Trung tâm công nghệ giáo dục.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết cũng chất vấn Bộ trưởng về vấn đề dạy ngoại ngữ và khoa học bằng tiếng Anh. Đại biểu lo ngại việc này sẽ ảnh hưởng đến vị trí của tiếng Việt. Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, trong Luật Giáo dục cho phép dạy ngoại ngữ từ lớp 3 trở lên. Việc dạy tiếng Anh ở lớp 1 mới là đề án thí điểm của thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng thực tế ở các thành phố, phụ huynh mong muốn cho con em mình học sớm hơn và kinh nghiệm ở một số nước họ cũng làm như vậy. Bộ trưởng cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu kỹ hơn vấn đề này.

Trong phần chất vấn Bộ trưởng, đại biểu Đinh Thị Thảo (đoàn Hòa Bình) nêu vấn đề về đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên là sinh viên cử tuyển ngành sư phạm cũng như chính sách thu hút giáo viên giỏi về các vùng sâu, vùng xa dạy học.

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, do mới nhận công tác nên Bộ trưởng chưa có thông tin đánh giá chính xác chất lượng cử tuyển trong thời điểm hiện tại nhưng Bộ trưởng sẽ kiểm tra lại vấn đề này. Theo Bộ trưởng, hiện nay Bộ đang đề nghị Chính phủ cho phép thành lập Vụ giáo dục Dân tộc. Nếu Chính phủ đồng ý, Vụ sẽ được thành lập trong quý 4/2006 và bắt đầu từ năm 2007, Vụ sẽ đi vào hoạt động, chuyên làm công tác giáo dục cho người dân tộc.

Bộ trưởng cũng cho biết, hiện nay chính sách phụ cấp cho giáo viên miền núi là 70%. Với mức thu nhập đó, có thể đáp ứng được cuộc sống của giáo viên miền núi. Bộ cũng đang có chính sách kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ chức tài trợ để làm nhà công vụ cho các thầy cô ở miền núi khó khăn. Hiện nay, Chính phủ đã có Nghị quyết nếu sinh viên miền xuôi tốt nghiệp sư phạm xong lên miền núi dạy học (đối với giáo viên nữ là 3 năm, giáo viên nam là 5 năm) thì khi về được huyện bố trí giáo viên. Tuy nhiên, ở các địa phương chưa triển khai tốt chính sách này. Nhằm khuyến khích giáo viên, Bộ cũng đang có đề nghị trình Chính phủ nếu dạy 2 năm ở miền núi thì được xem như là dạy 3 năm.

Sẽ xem xét lại một số vấn đề về chất lượng, phương thức giảng dạy

Cùng câu hỏi với đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu Trần Thị Thanh Huyền (đoàn Thanh Hóa) đề nghị Bộ cho biết giải pháp trước tình trạng sách tham khảo hiện nay quá nhiều, gây quá tải cho học sinh.

Trả lời các vị đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, sách giáo khoa của học sinh đã được cân thử, nặng khoảng 1,5-1,7kg, như vậy không phải là quá nặng. Nhưng học sinh khi đi học còn mang theo rất nhiều sách tham khảo, thậm chí cả đồ chơi nên cặp mới nặng. Còn về việc sách tham khảo tràn lan như hiện nay, Bộ sẽ thẩm định lại các nguồn sách này, chỉ có những sách đạt chuẩn mới được dùng làm sách tham khảo.

Đại biểu Đặng Thị Kim Chi (đoàn Phú Yên) bày tỏ lo ngại về 7 nhóm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian tới mà Bộ đã đưa ra. Về vấn đề này, Bộ trưởng cho biết đây là 7 giải pháp đã được bàn và trở thành quyết tâm chung của Chính phủ.

Trả lời câu hỏi về phân hóa giàu nghèo trong giáo dục của đại biểu Nguyễn Thị Kim Chi, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, về khía cạnh nhân văn, đây là vấn đề rất bức xúc, nhưng thực tế không một quốc gia nào có thể nhanh chóng trong vòng một vài thập kỷ có thể khắc phục nhanh chóng sự phân hoá giàu nghèo. Vấn đề là giải quyết nó như thế nào. Trong giáo dục, chưõng trình kiên cố hóa trường lớp dành cho các tỉnh khó khãn cũng là một việc làm của Chính phủ, Nhà nước nhằm xóa đi sự phân hoá giàu nghèo.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thoa (đoàn Bình Dương) băn khoăn về chất lượng, phương thức đào tạo cao học hiện nay. Bộ trưởng cho biết, tháng 1/2007, Bộ sẽ công bố quy chế làm Tiến sĩ và cao học mới với mục tiêu chất lượng là quan trọng.

Bổ nhiệm thẩm phán... do thiếu cán bộ

Sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Nguyễn Văn Hiện đã bắt đầu phiên chất vấn của mình.

Trong phần chất vấn trực tiếp tại Hội trường, đại biểu Nguyễn Văn Nhượng (đoàn Quảng Bình) đề nghị Chánh án cho biết trong số khoảng hơn 9.000 vụ án sửa và huỷ, có bao nhiêu vụ do nguyên nhân từ thẩm phán và sai sót này bị xử lý thế nào.

Trả lời câu hỏi trên Chánh án Nguyễn Văn Hiện cho rằng, trong số các vụ án huỷ và sửa, báo cáo đã nêu rõ có sai sửa thì nguyên nhân chủ quan và khách quan chiếm bao nhiêu phần trăm, trong báo cáo đã nói rõ. Hướng xử lý như thế nào những lần trước Chánh án cũng đã báo cáo. Tất cả những thẩm phán, chủ toạ phiên toà có án bị sửa, bị huỷ đều phải có tờ trình nói rõ lý do. Tuỳ theo từng mức độ như năng lực yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm, tiêu cực... đều bị xử lý và những hạn chế này đều bị tính vào tiêu chuẩn thi đua.

Đại biểu Lê Văn Cuông (đoàn Thanh Hóa) đề cập tới vấn đề hiện nay có hiện tượng nhiều người không đủ năng lực cũng được đề nghị làm thẩm phán, dẫn đến việc xét xử không sát, gây oan sai. Đại biểu cũng đặt câu hỏi dẫn ý kiến dư luận cho rằng, mức án của các bản án thường được ấn định trước và trách nhiệm của Chánh án như thế nào trước những hiện tượng này.

Chánh án Nguyễn Văn Hiện trả lời rằng: Do tình hình hiện nay đang thiếu, với tinh thần trách nhiệm của mình, chúng tôi ‘‘tận dụng động viên các anh em trong ngành, dù chuyên môn có hơi yếu, đầu tư thêm, rồi sẽ bổ nhiệm’‘. Đối với những vùng miền xa, điều kiện thiếu thì chúng ta phải chấp nhận như vậy nhưng không phải là bổ nhiệm bừa bãi. Về việc ấn định án, duyệt án, xin khẳng định chưa bao giờ chúng tôi có công văn, chỉ thị các lãnh đạo địa phương phải duyệt án!

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Xinh (đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu) đề nghị Chánh án cho biết trong số hơn 9.000 vụ án xử và huỷ, trường hợp nào do năng lực, do chạy án.

Về câu hỏi này, Chánh án Nguyễn Văn Hiện cho rằng nguyên nhân chủ quan của việc thiếu sót là do cán bộ tòa án. Chánh án cũng đề nghị: ‘‘Các biện pháp chúng tôi cũng đã nghĩ nhiều rồi, nếu đại biểu Xinh có giải pháp tốt hõn thì chúng tôi xin sẵn sàng tiếp thu’‘. Còn về số vụ oan sai, đâu là do năng lực, đâu là do chạy án, Chánh án cho rằng phải căn cứ vào số liệu tổng hợp trong từng vụ oan sai cụ thể. Và nếu sai thì phải theo luật chứ không phải muốn kỷ luật là được. Theo Chánh án, đến giờ có khoảng hơn 10 người không được bổ nhiệm lại vì có án huỷ nhiều, còn trong số kỷ luật, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự thì có vài người.

Chánh án nên làm rõ hơn, trước hết là phải thấy được trách nhiệm của mình

Phần trả lời của Chánh án Nguyễn Văn Hiện không thuyết phục các biểu Quốc hội, đại biểu Nguyễn Văn Nhượng nói: ‘‘Chánh án trả lời chưa thuyết phục. Nếu hơn 9.000 vụ án sai, huỷ mà chỉ có 10 người bị xử lý thì có ít không? Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan xét xử cao nhất đến đâu?’‘.

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Xinh chất vấn lại: ‘‘Chánh án có vẻ né tránh vấn đề chạy án. Tôi hỏi Chánh án ranh giới của oan sai do năng lực hay do chạy án, Chánh án lại hỏi lại tôi, tôi không phải là Chánh án Tối cao. Tôi sẵn sàng góp ý ở các diễn đàn khác, còn hiện tại tôi chưa thể có ngay giải pháp được’‘.

Đại biểu Lê Văn Cuông cho rằng, Chánh án trả lời chưa thuyết phục và lảng tránh trách nhiệm. Chánh án cần nói rõ hõn trách nhiệm của mình chứ không phải tập thể.

Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng gợi ý, Chánh án nên làm rõ hơn câu trả lời, trước hết là phải thấy được trách nhiệm của mình.

Trả lời làm rõ hơn vấn đề, Chánh án Nguyễn Văn Hiện nói: ‘‘Các ý kiến của các đại biểu về cơ bản chúng tôi đã trả lời, các vị phát biểu thêm chúng tôi xin được tiếp thu’‘.

Chiều nay (27/11), phiên chất vấn sẽ tiếp tục với phần đăng đàn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng./.

Hà Minh

(http://www.vov.org.vn)