Tham dự phiên họp có: các thành viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; đại diện Bộ VHTTDL; đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cùng một số chuyên gia trong lĩnh vực thư viện.
Báo cáo về một số nội dung dự kiến giải trình, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp lần thứ 32 về dự án Luật Thư viện, đại diện Bộ VHTTDL cho biết, căn cứ Thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 32 (số 2667/TB-TTKQH tháng 3/2019), ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (VHGDTTTTNĐ) và ý kiến tham gia thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ban soạn thảo đã khẩn trương nghiên cứu và tiếp thu. Về cơ bản các ý kiến góp ý được rà soát và tiếp thu tối đa để chỉnh lý cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp như được thể hiện trong dự thảo Luật.
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên họp:
Toàn cảnh phiên họp
Đại diện Bộ VHTTDL cho biết, dự thảo Luật Thư viện đã bổ sung thể hiện rõ chính sách phát triển thư viện gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa, giáo dục, tiến bộ khoa học, công nghệ; thực hiện xã hóa, ứng dụng công nghệ thông tin; bảo đảm cân đối về nguồn lực, cơ sở vật chất, hướng tới nâng cao chất lượng và hiệu quả
Về phí hoạt động thư viện, dự thảo Luật đã chỉnh lý các Điều 18 (khoản 4), Điều 24 (khoản 3), Điều 39 (khoản 2), theo đó phí được sử dụng cho thư viện công lập sử dụng ngân sách nhà nước, giá được áp dụng đối với các khoản thu của các đơn vị ngoài công lập và tổ chức khác
Chủ nhiệm Ủy ban Phan Thanh Bình đề nghị Bộ VHTTDL nghiên cứu, làm rõ hơn các quy định về quản lý nhà nước và chính sách đối với hoạt động thư viện ngay trong dự thảo Luật
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Hoàng Thị Hoa đề nghị dự thảo Luật Thư viện cần có những quy định để thúc đẩy sự phát triển của thư viện số
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho rằng, Ban soạn thảo cần nghiên cứu, kết cấu lại dự thảo luật cho hợp lý: bổ sung các quy định về người đọc, xác định rõ các quyển cơ bản của người sử dụng thư viện mà Nhà nước, thư viện phải bảo đảm; bổ sung các quy định tạo hành lang pháp lý cho thư viện phát triển...
Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay các thư viện của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề số hóa tài liệu vì quyền hạn số hoá tài liệu có trong thư viện chưa được quy định cụ thể. Do vậy, dự thảo Luật Thư Viện cần chỉ rõ và khẳng định quyền được số hoá tài liệu của thư viện