Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 1c5363a1-4981-90f0-19a0-5a8566c345eb.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN MINH TÂM: RÀ SOÁT VIỆC BỔ SUNG VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TÒA ÁN ĐỂ QUY ĐỊNH CHO PHÙ HỢP, CHẶT CHẼ

20/12/2023

Quan tâm đến dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) vừa được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 nhằm tiếp tục thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn và toàn diện các chủ trương, đường lối, chính sách trong các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp. Tuy nhiên đề nghị Cơ quan soạn thảo rà soát các nội dung bổ sung về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án để quy định cho phù hợp và đảm bảo tính logic, chặt chẽ.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 22/11: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI)

ĐBQH NGUYỄN MINH TÂM: KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV - CẨN TRỌNG, KỸ LƯỠNG, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ

ĐBQH DƯƠNG NGỌC HẢI: 7 VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM CẦN LƯU Ý TRONG DỰ ÁN LUẬT TỔ CHỨC TOÀ ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI)

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình

Phóng viên: Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) vừa được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua. Qua nghiên cứu dự án Luật này, đại biểu đánh giá thế nào về sự cần thiết sửa đổi Luật này?

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình: Sau hơn 8 năm thi hành, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã có nhiều đóng góp quan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp, đã thể chế hóa để đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật đã bộc lộc những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn và hệ thống Tòa án đang đứng trước những thách thức lớn như: yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, trách nhiệm ngày càng lớn, số lượng vụ việc phải giải quyết ngày càng tăng...

Do đó, qua nghiên cứu dự án Luật, tôi tán thành cao với sự cần thiết sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 nhằm tiếp tục thể chế hóa đầy đủ và đúng đắn, toàn diện các chủ trương, đường lối, chính sách trong các nghị quyết, văn kiện của Đảng về cải cách tư pháp, về Tòa án mà đặc biệt là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh cải cách tư pháp, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Dự thảo Luật phù hợp với các nghị quyết, văn kiện của Đảng; bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và cơ bản tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Đồng thời, để bảo đảm tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục rà soát các luật có liên quan, nhất là các luật trong lĩnh vực tư pháp như: các luật tố tụng, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự… và đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.  

Phóng viên: Một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm góp ý là dự thảo Luật bổ sung về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án cũng như thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền xây dựng pháp luật của Tòa án. Quan điểm của đại biểu về vấn đề này như thế nào?

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình: Về việc bổ sung về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án được quy định tại các Điều 3, 26, 27, 28 và 30, dự thảo Luật bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án: “Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật; Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật”.

Tôi nhận thấy, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp đã phân tích rất rõ và có kiến nghị cụ thể về vấn đề này. Do đó, tôi đồng tình với quan điểm của Ủy ban Tư pháp. Với quy định này, Tòa án tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đã được luật hiện hành quy định; ngoài ra Tòa án sẽ thực hiện thêm nhiệm vụ khác khi được luật giao, bảo đảm tính khả thi và phù hợp với nguồn lực của các Tòa án.

Ngoài ra, tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu và rà soát các nội dung ở Chương 2, Chương 4 để quy định cho phù hợp và đảm bảo tính logic, chặt chẽ. Đồng thời có thể cân nhắc tại Chương 2 nên quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các Tòa án theo nội dung công việc. Còn về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm nên xem xét quy định tại Chương 4 của dự thảo Luật.

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24/11/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2015. Qua hơn 08 năm thi hành, Luật đã bộc lộc một số vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, do đó cần thiết sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014

Về xây dựng pháp luật của Tòa án, tôi cho rằng, đây cũng là nhiệm vụ được quy định mới tại Điều 34 của dự thảo Luật. Theo đó, quy định Tòa án nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền xây dựng pháp luật thông qua các hoạt động sau:

Thứ nhất, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Thứ hai, xây dựng trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết theo sự phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Thứ ba, ban hành văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật ban hành văn bản vi phạm pháp luật.

Thứ tư, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong công tác xây dựng pháp luật.

Đối với quy định này, tôi đề nghị Cơ quan soạn thảo cần xem lại sự cần thiết trong việc quy định về việc xây dựng pháp luật của Tòa án nhân dân. Bởi vì tôi thấy rằng, việc xây dựng pháp luật cũng như thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chính quyền địa phương đã được quy định rất cụ thể trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ như, việc đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Tòa án nhân dân đã được quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời việc ban hành văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân đã được quy định tại Chương 6 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, tôi băn khoăn có cần thiết quy định nội dung về xây dựng pháp luật của Tòa án nhân dân trong Luật này hay không?

Phóng viên: Liên quan đến cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao, đại biểu có tham gia góp ý và kiến nghị gì về nội dung này?

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình: Về cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân, dự thảo Luật sửa đổi theo hướng quy định Tòa án nhân dân phúc thẩm, Tòa án nhân dân sơ thẩm thay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện. Tôi có ý kiến như sau:

Tại dự thảo Tờ trình, có lập luận: Để đảm bảo phù hợp với nguyên tắc của Hiến pháp năm 2013, Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, Tòa án sẽ thực hiện thẩm quyền tài phán của quốc gia, không phải tòa án tỉnh, huyện, hay địa phương nào.

Về bản chất, tôi nhận thấy, Tòa án hoạt động theo thẩm quyền tố tụng nên việc tổ chức và quy định Tòa án theo cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm là phù hợp và cũng khẳng định đúng bản chất các Tòa án được tổ chức theo thẩm quyền xét xử.

Sơ đồ tổ chức của hệ thống Tòa án

Tôi cho rằng, việc thay đổi nêu trên góp phần thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử và khẳng định địa vị pháp lý của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Qua nghiên cứu, tôi thấy rằng việc sửa đổi như trên, mặc dù có thể phân định rõ thẩm quyền xét xử của các Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm, tuy nhiên, dự thảo Luật này vẫn chưa làm rõ được thẩm quyền xét xử của Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm. Hiện vẫn đang quy định Tòa án nhân dân cấp cao cũng có thẩm quyền xét xử phúc thẩm và Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm. Như vậy, việc sửa đổi dự thảo như vậy là chưa phù hợp với thẩm quyền của Tòa án các cấp, cũng như không thống nhất với các nội dung trong dự thảo Luật.

Hơn nữa, việc thay đổi hệ thống Tòa án như vậy sẽ làm phát sinh thêm chi phí, ảnh hưởng đến việc tiếp cận của các nhân sự. Trong khi đó, thẩm quyền của Tòa án vẫn không thay đổi, đã quy định cụ thể trong các bộ luật có liên quan và vẫn đảm bảo tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Với những phân tích trên, tôi đề nghị Cơ quan soạn thảo cân nhắc để quy định cho đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Có thể nếu được thì chúng ta vẫn giữ nguyên, còn khi đủ điều kiện để sửa đổi Tòa án khu vực thì chúng ta cũng xem xét để sửa đổi Luật. Tôi cũng đề nghị Cơ quan soạn thảo cân nhắc trong nội dung này.

Phóng viên: Quan điểm của đại biểu như thế nào về nhiệm kỳ của Thẩm phán được quy định trong dự thảo Luật?

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình: Nhiệm kỳ của Thẩm phán được quy định tại Điều 100 của dự thảo luật. Theo đó, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao làm việc đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác, Thẩm phán được bổ nhiệm lần đầu có nhiệm kỳ 5 năm, Thẩm phán được bổ nhiệm lại có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.

Đối với quy định này, tôi bày tỏ nhất trí với dự thảo luật. Tuy nhiên, tôi đề nghị Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu để luật hóa một số quy định tại Quyết định số 120 ngày 19/6/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân. Có thể cân nhắc bổ sung thêm một khoản tại Điều 100 hoặc tại Điều 107 quy định về việc miễn nhiệm Thẩm phán. Theo tôi, quy định nội dung này để đảm bảo ràng buộc trách nhiệm của Thẩm phán, đảm bảo chất lượng trong giải quyết và xét xử các vụ án đúng quy định. Đồng thời tránh tình trạng là án để quá hạn, án bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan thì không bị ràng buộc vì các điều kiện để được bổ nhiệm lại như dự thảo Luật hiện nay.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu./.

Bích Ngọc - Phạm Thắng

Các bài viết khác