ĐBQH SÙNG A LỀNH: TIẾP TỤC RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA DỰ THẢO LUẬT THỦ ĐÔ (SỬA ĐỔI) ĐỂ ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHẤT, PHÙ HỢP
ĐBQH SÙNG A LỀNH: CẦN RÀ SOÁT KỸ CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM VÀ THẨM QUYỀN QUẢN LÝ TÀI LIỆU LƯU TRỮ
Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Lào Cai Sùng A Lềnh
Tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Dự thảo Luật sửa đổi được kết cấu gồm 10 chương và 136 điều (Luật BHXH năm 2014 gồm 09 chương và 125 điều). Dự thảo Luật đã bám sát 05 chính sách trọng tâm, bao gồm: Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, linh hoạt; Mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; Mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng bảo hiểm xã hội (lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội); Bổ sung nội dung quy định quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội; Đa dạng hoá danh mục, cơ cấu đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả.
Phóng viên: Ông có đánh giá thế nào về sự cần thiết của việc sửa đổi Luật Luật Bảo hiểm xã hội?
Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Lào Cai Sùng A Lềnh: Trên cơ sở nghiên cứu Hồ sơ dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) do Chính phủ trình, Báo cáo thẩm tra dự án Luật, tôi nhất trí cao về sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm xã hội nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng được đề ra trong Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ - bền vững, bảo đảm phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2019, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Tôi nhận thấy hồ sơ của dự thảo Luật đã đảm bảo đầy đủ các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Phóng viên: Nội dung về hưởng bảo hiểm xã hội một lần được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, góp ý tại Kỳ họp vừa qua. Quan điểm của ông thế nào?
Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Lào Cai Sùng A Lềnh: Tôi cho rằng, chúng ta cần thiết phải sửa đổi quy định về bảo hiểm xã hội một lần trong Luật để đạt được mục tiêu mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân.
Tuy nhiên, để có thể khắc phục được tình trạng số lượng người nhận bảo hiểm xã hội một lần tăng lên hằng năm như thời gian gần đây, cần phân tích, đánh giá kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân cơ bản của tình trạng này, nhằm có giải pháp căn cơ và có chính sách đồng bộ về bảo hiểm xã hội song song với chính sách hỗ trợ chuyển đổi việc làm, có thu nhập ổn định, đào tạo kỹ năng cho người lao động,… để người lao động yên tâm tham gia bảo hiểm xã hội lâu dài.
Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Lào Cai Sùng A Lềnh nhất trí cao về sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm xã hội nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng được đề ra trong Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ - bền vững, bảo đảm phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2019, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
Nội dung về hưởng bảo hiểm xã hội một lần đang được quy định tại khoản 1, điều 70 của dự thảo Luật. Theo đó, Chính phủ trình Quốc hội 02 phương án, tuy nhiên tôi nhận thấy Tờ trình của Chính phủ chưa làm rõ được ưu điểm vượt trội của từng phương án và đưa ra phương án lựa chọn để trình Quốc hội.
Đối với phương án 2, tôi cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ trường hợp“50% tổng thời gian đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất” được giữ lại nhưng người lao động sau đó không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội cả bắt buộc lẫn tự nguyện thì xử lý tiếp theo như thế nào, nếu người lao động đến tuổi nghỉ hưu thì mức lương làm căn cứ tính hưởng lương hưu sẽ tính ra sao? Có trừ đi 50% đã rút hay không hay trừ bằng một tỉ lệ nào khác?
Tôi cho rằng, vấn đề bảo hiểm xã hội một lần đang là nội dung được xã hội, đặc biệt là người lao động rất quan tâm. Vì vậy, đề nghị Chính phủ cần có các quy phạm tương ứng cho cả 2 phương án để làm căn cứ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.
Phóng viên: Về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, Chính phủ cũng đang trình ra 02 phương án. Ông nghiêng về phương án nào?
Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Lào Cai Sùng A Lềnh: Qua xem xét các ưu điểm, nhược điểm mà Chính phủ đã đưa ra thì Phương án 2 có nhược điểm là chi phí quản lý sẽ chiếm tỉ lệ % cao hơn so với phương án 1.
Trong khi đó, việc chi bảo hiểm xã hội, ngoài chế độ hưu trí có thể dự toán được thì các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất khó dự toán được vì phụ thuộc vào tình hình thực tế, do đó nếu tính trên cơ sở dự toán chi có thể dẫn đến trường hợp thừa hoặc thiếu kinh phí triển khai thực hiện.
Qua ngiên cứu hầu hết các nước đều tính chi phí quản lý bảo hiểm xã hội trên phần trăm của dự toán thu bảo hiểm xã hội, bảo đảm dự toán sát với thực tiễn (tức là phương án 2 của dự thảo luật), bảo hiểm y tế cũng đang tính theo cách của phương án này. Vì vậy, tôi cho rằng, cần làm rõ hơn về ưu điểm vượt trội của phương án 1 so với phương án 2 nếu Chính phủ lựa chọn phương án 1.
Phóng viên: Một điểm mới của dựthảo Luật sửa đổi lần này là quy định định kỳ Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội. Quan điểm của ông thế nào?
Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Lào Cai Sùng A Lềnh: Theo dự thảo luận lần này sửa quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội 05 năm/lần thay vì 03 năm/lần như quy định hiện hành với lý do để phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Do vậy, tôi cho rằng nên tiếp tục giữ quy định như Luật hiện hành. Vấn đề này đã được đặt ra khi Quốc hội xem xét, thông qua Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, sau khi cân nhắc, Quốc hội đã quyết định định kỳ 03 năm/lần để vừa bảo đảm tính ổn định cũng như tính linh hoạt theo sự phát triển của kinh tế - xã hội, Quỹ bảo hiểm xã hội và sự tăng dần tính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả trong công tác quản lý bảo hiểm xã hội.
Phóng viên: Trợ cấp hưu trí xã hội cũng là nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật này, ông có góp ý gì không?
Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Lào Cai Sùng A Lềnh: Tôi nhận thấy, việc bổ sung quy định về trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng là thể chế hóa nội dung của Nghị quyết số 28-NQ/TW. Chính sách này thể hiện tính nhân văn, trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm an sinh cho người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khác.
Tuy nhiên, việc quy định loại trợ cấp hưu trí xã hội không gắn với nghĩa vụ đóng và được điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có thể ảnh hưởng tới chính sách phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cũng như ảnh hưởng tới mục tiêu hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần, vì có thể dẫn tới tâm lý người lao động suy nghĩ không cần tham gia bảo hiểm xã hội hoặc không cần duy trì đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí mà đến khi đủ điều kiện về tuổi (dự thảo Luật đang đề xuất là 75 tuổi) thì vẫn được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Tôi cho rằng, đây là vấn đề cũng cần phải đánh giá kỹ tác động và khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước nhất là trong điều kiện đất nước ta sắp chuyển sang giai đoạn dân số già hóa, số lượng người thuộc diện bảo đảm của chính sách này sẽ ngày càng tăng.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!