Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 197e67a1-7948-90f0-19a0-50af2ec92083.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH LÒ THỊ LUYẾN: CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG, GIAO BỘ Y TẾ CUNG ỨNG VẮC XIN CHO ĐỊA PHƯƠNG

16/06/2023

Thảo luận ở hội trường về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, đại biểu Lò Thị Luyến – Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên cho rằng, để đảm bảo tính ổn định, lâu dài và hiệu quả, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương và giao cho Bộ Y tế mua, cung ứng vắc xin cho địa phương như trước đây, đồng thời bổ sung nội dung này và khoản 7 Điều 2 dự thảo nghị quyết, tạo cơ sở pháp lý cụ thể, rõ ràng trong tổ chức thực hiện.

PHÁT BIỂU ẤN TƯỢNG TẠI PHIÊN CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Thảo luận ở hội trường về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, đại biểu Lò Thị Luyến – Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên cơ bản nhất trí với Báo cáo 455 của Quốc hội trình kỳ họp lần này.

Đại biểu cho biết, tại khoản 7 Điều 2 có quy định: "Tiếp tục thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia" và nội dung này đã được đưa vào dự thảo Nghị quyết. Điều này thể hiện tầm quan trọng và sự quan tâm của Quốc hội và Chính phủ về vấn đề này. Thực tế ở địa phương và qua theo dõi trên phương tiện thông tin đại chúng thì chúng ta đều biết rằng đến thời điểm này các địa phương đã báo cáo là một số vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng đã hết và theo tính toán thì đến tháng 7/2023, tất cả các địa phương sẽ không còn vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, như vậy nguy cơ bùng phát một số dịch bệnh mà chúng ta đã kiểm soát và khống chế được là hiện hữu, kết quả to lớn của chương trình tiêm chủng mở rộng của hơn 40 năm qua là có thể bị phá vỡ. Nguyên nhân thiếu vắc xin thì có nhiều, nhưng cơ bản nhất vẫn là vướng mắc trong mua sắm vắc xin.

Đại biểu Lò Thị Luyến – Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên

Đại biểu cho biết, giai đoạn từ năm 2020 trở về trước với kinh phí mua vắc xin cho tiêm chủng mở rộng được bố trí từ ngân sách trung ương cho Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế đến năm 2020, hết giai đoạn thực hiện nay chuyển thành nhiệm vụ chi thường xuyên và Bộ Y tế đã ban hành Văn bản số 1810 ngày 3/4/2023, trong đó có nêu, đại biểu xin được trích nguyên văn: "Năm 2021- 2022 thực hiện Nghị quyết 129 ngày 13/11/2020 của Quốc hội khóa XIV về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính đã bố trí kinh phí để Bộ Y tế thực hiện một số chế độ, chính sách, trong đó có kinh phí để mua sắm vắc xin, thuốc ARV, thuốc lao, cấp cho các địa phương sử dụng cho các đối tượng theo quy định. Từ năm 2023, Bộ Tài chính có Công văn số 10095 ngày 4/10/2022 rà soát các nhiệp vụ thuộc chương trình mục tiêu y tế dân số chuyển thành nhiệm vụ chi thường xuyên, theo đó, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách về phân cấp ngân sách".

Sau khi nhận được Văn bản 1810 của Bộ Y tế thì hầu hết tất cả các địa phương ngay lập tức đã có ý kiến phản hồi trở lại Bộ Y tế và đồng thời báo cáo Chính phủ về những vướng mắc về cơ sở pháp lý, cụ thể: về cơ sở pháp lý là vắc xin thuộc danh mục đấu thầu cấp quốc gia và những vấn đề khó khăn từ thực tiễn sẽ phát sinh; sẽ có nhiều loại vắc xin khác nhau giữa các địa phương, người dân khó tiếp cận kịp thời cùng một loại vắc xin đối với những loại vắc xin phải tiêm mũi nhắc lại khi họ có thay đổi địa điểm cư trú; tình trạng thừa, thiếu vắc xin cục bộ, Bộ Y tế khó đảm bảo cân đối về điều phối nguồn cung ứng vắc xin khi dịch xảy ra cục bộ hoặc xảy ra trên diện rộng, lúc này các địa phương sẽ phải tự lo và sẽ phải tự đi vay vắc xin của nhau.

Các địa phương không có kho lạnh đúng quy chuẩn để bảo quản vắc xin vì chưa được đầu tư mà chỉ có dây chuyền bảo quản lạnh tạm thời khi mang vắc xin từ kho của trung ương về để thực hiện kế hoạch tiêm chủng trên địa bàn hoặc nếu xảy ra sự cố mất điện không khắc phục được nhanh thì chất lượng vắc xin sẽ bị ảnh hưởng. Như vậy, các địa phương cần được bố trí để đầu tư hệ thống kho lạnh, máy nổ công suất lớn để khắc phục sự cố mất điện, trong khi hệ thống kho lạnh đúng quy chuẩn để bảo quản vắc xin đã được đầu tư ở các đơn vị thuộc tuyến trung ương lại không được sử dụng, đây quả là lãng phí rất lớn, chúng ta đã bỏ tiền và tương lai sẽ phải bỏ tiền ra để đầu tư nếu như thực hiện theo Văn bản 1810 của Bộ Y tế.

Đại biểu cho rằng, từ trước đến nay, nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo việc mua sắm vắc xin trong tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế thực hiện việc tổ chức mua sắm và cung ứng cho địa phương không hề có vướng mắc gì và cũng không có tình trạng thiếu vắc xin tiêm chủng mở rộng như hiện nay. Nhưng bây giờ, chỉ vì cơ chế bố trí kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia đã hết phải chuyển thành nhiệm vụ chi thường xuyên và đều là ngân sách nhà nước đảm bảo nhưng do vướng mắc về cơ chế mà dẫn đến tình trạng này là một điều rất đáng buồn. Trong mấy ngày gần đây qua theo dõi, chúng ta thấy Bộ Y tế đang tham mưu Tờ trình trình Chính phủ. Theo đó, Bộ Y tế sẽ tổ chức đặt hàng đối với vắc xin sản xuất trong nước, khi Bộ Y tế thống nhất giá thì các địa phương ký hợp đồng và thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp. Đối với vắc xin phải nhập khẩu, Bộ Y tế sẽ đấu thầu tập trung, ký hợp đồng khung với nhà cung ứng, trên cơ sở hợp đồng khung thì các địa phương sẽ căn cứ hợp đồng đó để ký hợp đồng cung ứng và trực tiếp thanh toán với nhà cung cấp.

Tuy nhiên, theo đại biểu, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế để giải quyết vấn đề thiếu vắc xin trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024. Để đảm bảo tính ổn định, lâu dài và hiệu quả, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương và giao cho Bộ Y tế mua, cung ứng vắc xin cho địa phương như trước đây, đồng thời bổ sung nội dung này và khoản 7 Điều 2 dự thảo nghị quyết, tạo cơ sở pháp lý cụ thể, rõ ràng trong tổ chức thực hiện. Đại biểu đề nghị bổ sung như sau: Tiếp tục thực hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, hàng năm Chính phủ cân đối nguồn ngân sách trung ương để phân bổ kinh phí cho Bộ Y tế mua vắc xin, cung ứng vắc xin tiêm chủng mở rộng cho các địa phương.

Minh Hùng