Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 7a7e67a1-5955-90f0-19a0-5a583330bf89.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ LỆ THỦY: TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ CỦA NƯỚC ĐỂ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN CÁC LƯU VỰC SÔNG

15/06/2023

Đóng góp vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT nêu quan điểm: Việc tính toán đầy đủ giá trị của nước là một trong những căn cứ để bảo vệ tài nguyên nước trên các lưu vực sông và cân đối lợi ích mang lại từ các ngành kinh tế có sử dụng nước khác nhau.

ĐBQH TẠ THỊ YÊN: THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA NGÀNH NƯỚC ĐỂ KHUYẾN KHÍCH SỬ DỤNG NƯỚC CÓ TRÁCH NHIỆM, TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

KHẢO SÁT THỰC TẾ VIỆC KHAI THÁC, SẢN XUẤT KINH DOANH NƯỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP.HÀ NỘI

ĐBQH NGUYỄN NGỌC SƠN: ĐẢM BẢO NGUỒN NƯỚC SẠCH SINH HOẠT CHO NGƯỜI DÂN CẦN CÓ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CÔNG TY CẤP NƯỚC

Theo chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến tại Hội trường về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Đây là dự án luật quan trọng, được kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc, bất cập của luật hiện hành, hoàn thiện khung pháp lý cho an ninh nguồn nước, bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt. Đặc biệt là vấn đề bổ sung các quy định nhằm đẩy mạnh xã hội hoá, giảm nguồn lực đầu tư của Nhà nước; đưa ra các chính sách, quy định cụ thể nhằm tính toán đầy đủ giá trị của tài nguyên nước.

Để có thêm ý kiến đóng góp cho việc hoàn thiện dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội phỏng vấn đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bến Tre về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được Quốc hội xem xét cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 này. 

Phóng viên: Thưa đại biểu, tại Kỳ họp thứ 5 này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến đối với Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Xin đại biểu cho biết, qua thẩm tra, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường có đánh giá như thế nào về dự án Luật do Chính phủ soạn thảo để trình Quốc hội xem xét, đóng góp ý kiến tại kỳ họp này? Đại biểu có thể cho biết về những nội dung, vấn đề trọng tâm nào cần thiết, kịp thời phải sửa đổi để có thể áp dụng được hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống?

ĐBQH Nguyễn Thị Lệ Thủy- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường: Tôi cũng đã tiếp cận dự án Luật từ sớm, từ xa trước khi Chính phủ trình sang Quốc hội nên cũng đã thấy được sự kỹ lưỡng của Chính phủ trong quá trình chuẩn bị Hồ sơ dự án Luật. Khi thẩm tra dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) không chỉ tôi mà các đồng chí trong Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đều đánh giá cao sự chuẩn bị công phu của Chính phủ đối với dự thảo Luật này và đã khẳng định trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban gửi đến các vị đại biểu Quốc hội (Báo cáo số 1479/BC-UBKHCNMT15 ngày 16/5/2023).

Theo tôi, Luật Tài nguyên nước cần thiết phải sửa đổi để kịp thời thể chế hóa các chủ trương, chính sách mới của Đảng như Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế. Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, cần phải sửa đổi những nội dung chưa phù hợp, đã được thực tiễn kiểm nghiệm, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho cơ quan quản lý, người dân và doanh nghiệp. Để có thể áp dụng được hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống, theo tôi dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) cần tập trung sửa đổi những nội dung:

Thứ nhất: Bổ sung các quy định nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia, nhất là an ninh nguồn nước sinh hoạt; quy định về sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí, bảo vệ nguồn nước trong các hoạt động khai thác, sử dụng nước.

Thứ hai: Bổ sung các quy định nhằm đẩy mạnh xã hội hoá, giảm nguồn lực đầu tư của Nhà nước.

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Thứ ba: Bổ sung quy định về xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, quan trắc, giám sát tài nguyên nước; xây dựng công trình, biện pháp cải tạo, bảo vệ tạo cảnh quan ven sông, hồ; công trình, biện pháp bảo vệ lòng, bờ, bãi sông; phục hồi các dòng sông “chết”.  

Thứ tư: Sửa đổi các quy định về phí, lệ phí, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm của người sử dụng nước.

Thứ năm: Bổ sung các quy định nhằm kiểm soát hoạt động khai thác, sử dụng nước; quy định cụ thể về giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng nước theo hướng kết nối, truyền dữ liệu tự động liên tục và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Thứ sáu: Quy định rõ hơn việc điều hoà, phân bổ nguồn nước trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước.

Thứ bảy: Bổ sung các quy định nhằm phân định rõ trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ có liên quan.

Phóng viên: Hiện nay, chưa có chính sách, quy định cụ thể tính toán đầy đủ giá trị của tài nguyên nước nên các đơn vị, doanh nghiệp chưa tính toán đủ giá thành sản phẩm, chưa xác định chính xác hiệu quả sử dụng nước, dẫn đến việc tính thiếu, thu không đủ. Cũng vì chưa có chính sách, quy định cụ thể giá trị của tài nguyên nước nên vẫn còn tình trạng sử dụng nước không tiết kiệm gây thất thu ngân sách cũng như không kêu gọi được việc xã hội hóa trong ngành nước… Quan điểm và giải pháp của đại biểu về vấn đề trên như thế nào khi sửa đổi Luật Tài nguyên nước?

ĐBQH Nguyễn Thị Lệ Thủy- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường: Tôi cũng thống nhất với nhận xét này, hiện nay chưa có chính sách, quy định cụ thể nhằm tính toán đầy đủ giá trị của tài nguyên nước nên vẫn còn tình trạng sử dụng nước lãng phí, không tiết kiệm. Theo tôi, để giải quyết vấn đề này chúng ta cần thực hiện nhiều giải pháp; sửa đổi, bổ sung nhiều Luật có liên quan như Luật Thuế Tài nguyên, Luật giá… Đối với Luật Tài nguyên nước, tôi cho rằng cần sửa đổi theo hướng sau:

Một là: Bổ sung các quy định nhằm chuyển dần từ quản lý bằng công cụ hành chính sang quản lý bằng công cụ kinh tế, thông qua các quy định về phí, lệ phí, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Đoàn Khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét thực tế mô hình khai thác, sản xuất nước của Công ty Cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội.

Hai là: Bổ sung các quy định nhằm kiểm soát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm của người sử dụng nước.

Ba là: Bổ sung các quy định nhằm đẩy mạnh xã hội hoá, giảm nguồn lực đầu tư của Nhà nước, trong đó bổ sung quy định về nguồn lực cho bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, quy định rõ các nguồn lực để thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn nước; làm rõ các hoạt động ưu tiên xã hội hoá, chính sách xã hội hoá trong bảo vệ, phát triển tài nguyên nước.

Về vấn đề này, trong dự thảo Luật tôi cũng đã thấy bổ sung các nội dung nêu trên. Đồng thời, dự thảo Luật đã sửa đổi các quy định về phí, lệ phí, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, nhằm tính đúng, tính đủ giá trị tài nguyên nước. Trong đó, dự thảo Luật đã bổ sung thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với nước sinh hoạt và thu tiền theo lộ trình đối với nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Việc tính toán đầy đủ giá trị của nước là một trong những căn cứ để xem xét, quyết định việc điều hòa, phân bổ và thực hiện các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước trên các lưu vực sông; cân đối hài hòa lợi ích giữa các ngành sử dụng nước trên cơ sở tiết kiệm tài nguyên, nguồn tài nguyên nước hiện có và có thể chủ động được của quốc gia cũng như lợi ích mang lại từ các ngành kinh tế có sử dụng nước khác nhau.

Cần có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư, cấp nước sinh hoạt tại những vùng khó khăn

Phóng viên: Việc đảm bảo nguồn nước sạch sinh hoạt cho người dân được cả xã hội quan tâm, đặc biệt cho những vùng miền khó khăn, đời sống Nhân dân còn thấp hay vào những mùa, thời điểm người dân phải sử dụng nhiều. Đại biểu có thể cho biết giải pháp hữu hiệu để đảm bảo nguồn nước sạch bền vững phục vụ cho người dân?

ĐBQH Nguyễn Thị Lệ Thủy- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường: Nước là khởi nguồn của sự sống, không có nước con người không thể tồn tại. Nước rất quan trọng, nhất là nước sinh hoạt cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, hay những vùng khan hiếm nước người dân rất khó để có đủ nước sạch cho sinh hoạt. Thậm chí, nhiều nơi ngay ở thành thị cũng thiếu nước, có những nơi có nước nhưng không sử dụng được do nguồn nước bị ô nhiễm. Để giải quyết tình trạng này, tôi cho rằng, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp sau:

Thứ nhất: Nhà nước cần phải có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư, tìm kiếm và cấp nước sinh hoạt tại những vùng khó khăn về nước. Như tôi được biết tại 4 huyện vùng cao núi đá của Hà Giang người dân phải tiêu tốn khá nhiều công sức cho việc lấy nước mà cũng chỉ đủ để phục vụ nhu cầu thiết yếu nhất. Với những vùng khó khăn như vậy, nếu để doanh nghiệp đầu tư thì chắc chắn không thể thu hút được mà Nhà nước phải làm hoặc có những chính sách xã hội hóa phù hợp để thu hút được doanh nghiệp đầu tư.

Đoàn Khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét thực tế mô hình khai thác, sản xuất nước của Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống.

Thứ hai: Khi sửa đổi Luật Tài nguyên nước năm 2012, cần chú trọng đến các quy định về chất lượng, số lượng nước cho sinh hoạt, quy định để Nhà nước có cơ chế đầu tư công trình dẫn nước, cấp nước cho người dân.

Thứ ba: Triển khai thực hiện các quy hoạch về nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặc biệt là quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang-Kỳ Cùng, Hồng-Thái Bình, Cửu Long; điều tra, đánh giá, bảo vệ tài nguyên nước; quan trắc, giám sát tài nguyên nước dưới đất để kịp thời ứng phó khi hạn hán xảy ra; thực hiện các đề án phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm.

Thứ tư: Tăng cường chia sẻ sẻ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước; xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp dùng chung cho cả nước và cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa trung ương và địa phương, các ngành để kịp thời có những phương án đối phó khi hạn hán, thiếu nước xảy ra.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần kêu gọi, nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, dự trữ nước và bảo vệ tài nguyên nước của người dân và doanh nghiệp. Tôi tin rằng, nếu chúng ta thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ hạn chế đến mức tối đa tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

Phóng viên: Trong bối cảnh tài nguyên nước của nước ta đang phải chịu nhiều thách thức như phụ thuộc lớn vào nước ngoài; phân bố nước không đều theo không gian, thời gian; tác động của biến đổi khí hậu; suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước. Vậy theo đại biểu, vấn đề bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia nên được quy định cụ thể trong Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) như thế nào?

ĐBQH Nguyễn Thị Lệ Thủy- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường: Tại Nghị quyết số 50/2022/QH15 ngày 13/6/2022 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Luật Tài nguyên nước được Quốc hội thông qua sửa đổi 4 chính sách lớn, trong đó có chính sách bảo đảm an ninh nguồn nước. Đặc biệt, tại Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã chỉ ra giải pháp cần rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước bảo đảm đồng bộ, khả thi.

Qua quá trình thẩm tra dự án Luật, tôi thấy nội dung này cũng đã được thể hiện xuyên suốt trong dự thảo Luật từ các quy định về nguyên tắc, chính sách, hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước, quản lý các thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước đến các quy định về quản lý nhu cầu khai thác, sử dụng nước, quy hoạch về tài nguyên nước, quản lý việc điều hòa, phân phối nguồn nước cho các mục đích sử dụng; đảm bảo chất lượng cho các mục đích sử dụng như: chức năng nguồn nước; hành lang bảo vệ nguồn nước, đảm bảo chất lượng nước cho nước sinh hoạt…; đảm bảo hệ sinh thái và môi trường như: dòng chảy tối thiểu trên các sông, đoạn sông, hồ, ngưỡng khai thác nước dưới đất và giảm thiểu tác hại do nước gây ra.

Tuy nhiên, theo tôi trong mỗi nội dung nêu trên cũng cần quy định nội hàm liên quan đến an ninh nguồn nước để bảo đảm thống nhất, thực hiện có hiệu lực, hiệu quả. Có như thế chúng ta mới từng bước bảo đảm ở mức cao hơn an ninh nguồn nước quốc gia, giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài, đặc biệt cần phải thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Bích Lan