Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 427d67a1-799c-90f0-dd35-dd58ce898334.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN VĂN TUẤN: KHẨN TRƯƠNG THÁO GỠ VƯỚNG MẮC TÀI CHÍNH CHO CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ

14/06/2023

Thảo luận ở hội trường về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, đại biểu Trần Văn Tuấn – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang cho rằng cần khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong cơ chế tài chính cho các đơn vị y tế.

PHÁT BIỂU ẤN TƯỢNG TẠI PHIÊN CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Thảo luận ở hội trường về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, đại biểu Trần Văn Tuấn – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang cơ bản nhất trí với Báo cáo của Đoàn giám sát về việc huy động quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 và việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng đã trình tại kỳ họp.

Theo đại biểu, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác giám sát và công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 thời gian qua còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém của hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng. Nguyên nhân chính là do trong thời gian qua, hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng chưa được quan tâm đúng mức, nguồn lực đầu tư chưa tương xứng, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhiều đơn vị, nhất là các trạm y tế xã còn yếu kém, thiếu thốn và lạc hậu. Cơ chế tài chính trong hoạt động còn nhiều vướng mắc, bất cập, chậm được khắc phục. Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng ở các địa phương nhìn chung còn nhiều hạn chế.

Đại biểu Trần Văn Tuấn – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang

Đáng chú ý, đại biểu phản ánh số cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế, nhất là bác sĩ làm việc tại tuyến xã ngày càng giảm do nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác nhưng việc tuyển dụng nhân sự thay thế là rất khó khăn do thu nhập thấp, chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ chưa phù hợp. Từ thực tế nêu trên, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm hơn việc củng cố, hoàn thiện đầu tư tương xứng cho hệ thống y tế cơ sở và y tế dự phòng.

Cụ thể, trước hết cần tổng kết, đánh giá một cách toàn diện, trên cơ sở đó, xây dựng, triển khai Đề án cụ thể về củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức của hệ thống y tế cơ sở và y tế dự phòng cho phù hợp với từng địa phương, từng vùng miền, không nhất thiết chỉ tổ chức theo đơn vị hành chính.

Đại biểu phản ánh, thực tế Bắc Giang là địa phương duy nhất hiện nay có một trung tâm y tế ở các khu công nghiệp và sau hơn 1 năm hoạt động thì cũng đạt được kết quả rất thiết thực. Tuy nhiên, đây là một mô hình mới, chưa được hoàn thiện, cũng còn có những khó khăn, vướng mắc nhất định, nhất là trong phân cấp hoạt động. Đại biểu mong Bộ Y tế sớm có hướng dẫn với địa phương. Đồng thời, cần khẩn trương rà soát, ban hành sửa đổi, bổ sung các văn bản về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng ở địa phương. Xác định rõ mối quan hệ giữa tuyến y tế cơ sở với 3 cấp chuyên môn kỹ thuật gồm cấp ban đầu, cấp cơ bản và cấp chuyên sâu theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023. Tăng cường đưa nhiều hơn các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe từ tuyến trên về y tế tuyến huyện, tuyến xã gắn với nâng cao năng lực, tạo điều kiện thuận lợi phát huy vai trò của y tế tuyến huyện, tuyến xã đáp ứng yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân ngay tại cơ sở. Nếu chúng ta không quan tâm đưa nhiều hơn các dịch vụ từ tuyến trên về tuyến xã, tuyến cơ sở gắn với nâng cao năng lực để tạo điều kiện thì chắc chắn tổ chức, hoạt động của y tế cơ sở, nhất là các trạm y tế xã sẽ có nguy cơ bị suy yếu.

Cùng với đó, đại biểu cho rằng cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị tương xứng với vai trò của hệ thống y tế cơ sở và y tế dự phòng; khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, bất cập cho các đơn vị trong thực hiện các cơ chế tài chính, cơ chế tự chủ, nhất là những vướng mắc, bất cập trong thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, tính giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; tách bạch các khoản chi cho y tế dự phòng và các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; xác định rõ trách nhiệm của ngành y tế và chính quyền cấp huyện, cấp xã trong đầu tư cho y tế cơ sở. Trong đó, cần đánh giá việc thực hiện quy định phải dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng theo tinh thần Nghị quyết số 18/2008 của Quốc hội khóa XII đến nay có còn phù hợp hay không?

Theo báo cáo của Đoàn giám sát cho thấy, có địa phương chưa đạt tỷ lệ này nhưng cũng có địa phương thực hiện với tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng tỷ lệ phần trăm cao hay thấp không phản ánh đúng, thực chất kết quả chi của mỗi địa phương. Nguyên nhân là do cách tính mức chi ngân sách y tế dự phòng dựa trên tỷ lệ phần trăm tổng mức ngân sách y tế là chưa phù hợp với thực tế. Vì theo cách tính trên thì ngân sách y tế dự phòng cao hay thấp tùy thuộc vào ngân sách y tế, mà ngân sách y tế cao hay thấp lại tùy thuộc vào điều kiện ngân sách và mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế ở địa phương, mức độ tự chủ càng cao thì ngân sách y tế càng giảm, nên tỷ lệ ngân sách y tế dành cho y tế dự phòng phải tăng cao hơn tỷ lệ theo quy định thì mới đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, đại biểu đề nghị nghiên cứu cách tính chi ngân sách y tế dự phòng theo hướng tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng kinh phí thanh quyết toán hàng năm chi cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh gồm cả nguồn bảo hiểm y tế và nguồn ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, đại biểu cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách về thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở, y tế dự phòng, nhất là thu hút bác sĩ về công tác tại tuyến y tế cơ sở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ đối với nhân viên y tế nói chung, nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng phải tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ, đặc thù công việc theo tinh thần Nghị quyết số 27 ngày 21/5/2018 của Trung ương.

Đồng thời, đại biểu đề nghị Bộ Y tế cần nghiên cứu, ban hành quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn cho phép cán bộ y tế tại các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế cấp xã được thực hiện các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình theo Điều 81 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2022, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế và nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho cán bộ y tế cơ sở.

Minh Hùng