Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 6c7966a1-f934-90f0-dd35-dcdd4c9a4c1e.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH HÀ SỸ ĐỒNG: GIẢM THIỂU SỰ THIẾU THỐNG NHẤT NGAY TỪ ĐẦU TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

10/06/2023

Góp ý kiến hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 5, ĐBQH Hà Sỹ Đồng- Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đề nghị, cần nghiên cứu, bổ sung nội dung cơ bản, nguyên tắc tích hợp chung về quy hoạch sử dụng đất trước khi cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch các ngành, lĩnh vực để giảm thiểu sự thiếu thống nhất ngay từ đầu.

ĐBQH TRẦN VĂN LÂM: CHƯA CÓ ĐỦ DỮ LIỆU THÔNG TIN CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỂ ĐỊNH GIÁ ĐẤT Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG

ĐBQH TẠ ĐÌNH THI: CẦN CÓ QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA, XÁC ĐỊNH VÀ ĐƯA DIỆN TÍCH KHU VỰC DỰ KIẾN LẤN BIỂN VÀO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

ĐBQH Hà Sỹ Đồng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị 

Góp ý về phân loại nhóm đất nông nghiệp, ĐBQH Hà Sỹ Đồng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị bày tỏ nhất trí với quan điểm bố trí không gian các loại đất liền vùng, liền khoảnh, đảm bảo phù hợp với mục đích sử dụng, và cơ bản thống nhất với Dự thảo luật phân nhóm đất nông nghiệp thành 7 loại đất quy định tại Khoản 1 của Điều 10. Theo đó, thực tiễn quy hoạch và quản lý đất lâm nghiệp bao gồm cả đất có rừng và chưa có rừng sau khai thác hoặc đất trống, đồi núi trọc, núi đá, diện tích đất có mặt nước nội địa xen kẹp nằm trong hệ sinh thái tự nhiên bền vững không thể tách rời, được quy hoạch cho phát triển rừng bằng biện pháp trồng rừng mới, trồng tái canh hoặc khoanh nuôi tái sinh (điểm c Khoản 1. Đất lâm nghiệp gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng), không phân biệt đất đã hoặc chưa giao, cho thuê là hợp lý và cần thiết.

Tuy vậy, đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, quy định tại Khoản 3 của Điều này có thể dẫn tới sự hiểu và áp dụng Luật khác nhau; chưa khắc phục được thực trạng thống kê, quản lý, sử dụng đất thiếu nhất quán hiện nay, nhất là sự khác biệt về cơ sở dữ liệu giữa ngành Nông nghiệp và Tài nguyên Môi trường. Đại biểu đề nghị, điều chỉnh Khoản 3 của Điều 10 theo hướng loại trừ loại đất đã quy định thuộc Khoản 1, 2 và viết lại là “3. Nhóm đất chưa sử dụng là đất không thuộc quy định tại Khoản 1, 2 của Điều này và chưa giao, chưa cho thuê gồm: đất bằng chưa sử dụng, đất đồi, núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây; đất có mặt nước nội địa; đất có mặt nước ven biển; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối chưa sử dụng và các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng”.

Liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, đại biểu bày tỏ nhất trí với việc đổi mới để nâng cao chất lượng của quy hoạch sử dụng đất bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, cho rằng nội dung quy định quy hoạch sử dụng đất đã khoanh định, bố trí không gian sử dụng đất theo 3 khu vực gồm khu vực quản lý nghiêm ngặt, khu vực hạn chế và khu vực được chuyển mục đích sử dụng đất, nhất là đối với đất rừng và đất lúa nước; quy định kết hợp giữa chỉ tiêu sử dụng từng loại đất đất và xác định không gian; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; tổ chức thực hiện quy hoạch (Điều 71 dự thảo Luật), kế hoạch sử dụng đất (Điều 74 dự thảo Luật); lấy ý kiến, công khai quy hoạch sử dụng đất (Điều 68 dự thảo Luật).

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, quy hoạch sử dụng đất chưa đảm bảo tính đồng bộ, tổng thể, hệ thống, chất lượng chưa cao, thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững, quy hoạch thiếu ổn định, tình trạng thiếu thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải khá phổ biến ở tất cả các cấp quy hoạch; khó có thể tích hợp vào quy hoạch sử dụng đất để tổng hợp, cân đối, phân bổ nhu cầu sử dụng đất. Do vậy, đề nghị cần nghiên cứu, bổ sung tại chương V của Luật này về nội dung cơ bản, nguyên tắc tích hợp chung về quy hoạch sử dụng đất trước khi cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch các ngành, lĩnh vực để giảm thiểu sự thiếu thống nhất ngay từ đầu, đồng thời quy định về giải quyết khi có sự xung đột về quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác.

Đối với nội dung về thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dự thảo Luật đã thể chế hóa mạnh mẽ tư tưởng phân cấp, phân quyền từ Trung ương cho địa phương, theo đó phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước khi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định bằng văn bản để thực hiện; đồng thời, Luật giao Chính phủ quy định về điều kiện, tiêu chí, chế tài để kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng các loại đất này.

Đại biểu cho rằng, pháp luật hiện hành quy định chặt chẽ việc quản lý việc chuyển mục đích sử dụng các loại đất này (đất lúa nước, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ quy mô trên 20 ha, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên) phải được Chính phủ chấp thuận bằng văn bản. Việc tập trung quản lý quá mức vào Trung ương như hiện nay đang có nhiều hệ lụy về phân cấp, phân quyền, không phát huy được sự sáng tạo của địa phương, giảm hiệu quả tính cơ hội, tăng chi phí xã hội và chưa quán triệt tư tưởng cải cách nền hành chính nhà nước. Tuy vậy, thực tiễn cần thiết quản lý các loại đất này trong thời gian qua cũng xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn, giảm thiểu tác động có tính cục bộ lợi ích địa phương mà thiếu cân nhắc cân đối tổng thể bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa các địa phương, khu vực, và phát triển bền vững quốc gia, nhất là trước yêu cầu chiến lược về đảm bảo an ninh lương thực, thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt; ở góc độ nhất định, nó cũng xuất phát từ trình độ quản lý của chúng ta và phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực ngay từ sớm.

Với góc độ tiếp cận như vậy, đại biểu cho rằng tăng cường phân cấp về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên là phù hợp thực tiễn đòi hỏi, tuy vậy cũng không nên chuyển “thái cực” một cách “quá tả” theo kiểu suy nghĩ Trung ương sẽ “buông” việc này cho địa phương, chắc chắn những hệ lụy đã xảy ra những năm trước đây sẽ khó trách khỏi, ngay cả khi chúng ta đã tăng cường thể chế pháp lý.

Từ phân tích này, đại biểu đề nghị nên cân nhắc để phân cấp theo quy mô diện tích chuyển mục đích sử dụng, những dự án yêu cầu lớn về đất đai vẫn cần sự chấp thuận của Chính phủ, quán triệt Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII. Luật vẫn nên quy định, Chính phủ chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng với dự án sử dụng đất trồng lúa trên 10 ha, đất rừng đặc dụng trên 20 ha, đất rừng phòng hộ trên 50 ha, đất rừng sản xuất trên 200 ha. Đối với các dự án có quy mô sử dụng đất nhỏ hơn, phân cấp cho địa phương như quy định tại Điều 122 của Dự thảo Luật, đồng thời cũng cần bổ sung quy định việc chia nhỏ các dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên để “lách luật”, giữ lại thẩm quyền ở địa phương.

Ngoài ra, về quy định tại điểm a khoản 1 Điều 121, đại biểu cho rằng để đảm bảo thống nhất giữa Dự thảo Luật và tại các Điều 15, 19,19, 20, 21, 23 của Luật lâm nghiệp hiện hành đang phù hợp với thực tiễn, chúng tôi đề nghị bỏ cụm từ “là rừng tự nhiên”. Điểm này viết lại là “a) Chuyển đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp./.

Thu Phương