Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: d39d64a1-1956-90f0-19a0-5cd20745ff26.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ THU DUNG ĐỀ NGHỊ CẦN CÓ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HÌNH ẢNH HÚT THUỐC LÁ TRÊN PHIM ẢNH

27/03/2020

Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Dung - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, về giải pháp kiểm soát hình ảnh hút thuốc lá trên các bộ phim, tác phẩm sân khấu, điện ảnh...

Trong phần chất vấn, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Dung khẳng định: Trên thực tế cho thấy, phim ảnh có ảnh hưởng rất lớn và hiệu quả tới định hướng sống của khán giả, thậm chí tạo ra trào lưu trong xã hội làm theo nhân vật điện ảnh. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có tiêu đề “Các bộ phim không khói thuốc: từ bằng chứng đến hành động” chỉ ra rằng, các bộ phim chứa các hình ảnh các sản phẩm thuốc lá đã dụ dỗ hàng triệu người trẻ trên toàn thế giới bắt đầu hút thuốc.

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư 02/2014/TT-BVHTTDL ngày 14/5/2014 quy định hạn chế sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh. Tuy nhiên, hiệu lực của văn bản này dường như rất thấp vì hình ảnh các nhân vật sử dụng các sản phẩm thuốc lá vẫn lan tràn trên các bộ phim, đặc biệt là các bộ phim chiếu vào giờ vàng trên VTV1, VTV3.

Để Thông tư 02/2014/TT-BVHTTDL thực sự có hiệu lực, hiệu quả trong thực tế nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe trẻ em nói riêng và bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Dung mong muốn Bộ trưởng Bộ TTTT cho biết về giải pháp cụ thể.


Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Dung - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình.

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Dung, Bộ trưởng Bộ TTTT cho biết, hiện nay, phim chiếu trên truyền hình có từ nhiều nguồn khác nhau:

- Do các đài phát thanh, truyền thình tự sản xuất. Tuy nhiên, số lượng các đài truyền hình có hãng phim không nhiều, chỉ có một số đài như VTV, HTV.  

- Do các cơ sở sản xuất phim trong nước sản xuất.

- Nguồn phim do các đài phát thanh, truyền hình, các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu theo quy định.

Theo quy định của pháp luật về điện ảnh, phim phát sóng trên hệ thống truyền hình phải có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc có quyết định phát sóng của Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình cấp tỉnh (Khoản 1 Điều 35 Luật Điện ảnh).

Đối với phim Việt Nam do cơ sở sản xuất phim sản xuất, phim nhập khẩu thì phải có giấy phép phổ biến phim của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh (Khoản 1 Điều 37 Luật Điện ảnh). Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch có thẩm quyền cấp giấy phép phổ biến phim đối với phim sản xuất và nhập khẩu của cơ sở điện ảnh thuộc Trung ương, cơ sở điện ảnh thuộc địa phương và cơ sở điện ảnh từ nhân trong phạm vi cả nước, trừ trường hợp Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh được Chính phủ giao cấp giấy phép phổ biến phim (Khoản 1 Điều 38 Luật Điện ảnh). Việc cấp giấy phép phổ biến phim, quyết định phát sóng phim trên truyền hình được thực hiện trên cơ sở ý kiến của Hội đồng thẩm định phim (Khoản 3 Điều 38 Luật Điện ảnh).

Như vậy, tùy từng phim có nguồn gốc khác nhau như nêu tại điểm 1, phải thực hiện các quy định khác nhau viện dẫn ở trên. Do đó, trách nhiệm kiểm duyệt, loại bỏ nội dung thông tin không phù hợp, trong đó có hình ảnh nhân vật sử dụng thuốc lá không chỉ thuộc trách nhiệm của riêng các đài phát thanh-truyền hình, mà còn có trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định, tùy thuộc vào nguồn gốc, xuất xứ của phim đó.

Thông tư 02/2014/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch quy định nguyên tắc hạn chế sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh (bao gồm cả tác phẩm sân khấu, điện ảnh được phát sóng trên truyền hình); hạn chế hình ảnh  diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thông tư này có quy định các trường hợp sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư, gồm: Khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử có thật; tái hiện một giai đoạn lịch sử nhất định; phê phán, lên án hành vi sử dụng thuốc lá; các trường hợp nhằm mục đích nghệ thuật khác được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trên cơ sở đề nghị của Hội đồng nghệ thuật.

Như vậy, không phải tất cả các hình ảnh nhân vật sử dụng thuốc lá trên phim đều bị hạn chế, nếu nó thuộc các trường hợp quy định tại Điều 3, Điều 4 của Thông tư này. Tuy nhiên, ở đây cũng phải đề cập tới trách nhiệm của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch trong việc tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật, trong đó có Thông tư số 02/2014/TT-BVHTTDL ngày 14/5/2014 để Thông tư thực sự có hiệu lực hiệu quả trong thực tế./.

Bích Lan