Trong thời gian qua, tình hình động vật, thực vật, hàng hoá nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam có chiều hướng gia tăng, nhiều mặt hàng (trái cây, đồ chơi trẻ em, các chất phụ gia, thịt gia súc, gia cầm…) đã ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, người sản xuất trong nước; vì vậy cử tri đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; đồng thời cần có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các hành vi bao che, dung túng của cán bộ khi thi hành công vụ. Lập hàng rào kỹ thuật đối với việc nhập khẩu thực phẩm vào nước ta để bảo vệ người sản xuất nông nghiệp trong nước.
Đơn vị xử lý: Bộ công thương
Xây dựng và phát triển thủy điện đang được thực hiện tràn lan gây nhiều nguy cơ, thảm họa cho trước mắt và lâu dài. Trong khi đó, Chính phủ thiếu quy hoạch phát triển chung gắn với phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược bảo vệ môi trường và sự liên kết, điều hòa hợp lý trong quản lý, khai thác, vận hành các nhà máy thủy điện trên các lưu vực sông. Chính phủ đã có phân công trách nhiệm của các Bộ như
Tình hình nhập lậu các mặt hàng nông sản, thực phẩm, đặc biệt là thịt gia cầm bị ôi thối đang diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho sản xuất trong nước và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiến nghị Bộ Công Thương cần có biện pháp phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và UBND các địa phương để xử lý nghiêm hành vi buôn lậu các mặt hàng nêu trên. Riêng đối với phương tiện của tổ chức, cá nhân sử dụng để vận chuyển hàng buôn lậu cần phải được tịch thu để răn đe.
Cử tri phản ánh tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhái, không rõ xuất xứ, chất lượng kém, độc hại, không đảm bảo vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng có mặt ở rất nhiều phân khúc của thị trường, từ vùng sâu, vùng xa đến các đô thị. Việc hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường ngoài việc gây thiệt hại về kinh tế, còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính trong nước như dược phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chức ăn chăn nuôi, mũ bảo hiểm… Đề nghị Bộ Công Thương tăng cường hơn nữa công tác quản lý thị trường, chủ trì phối hợp với các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an… có giải pháp mạnh mẽ để khắc phục tình trạng này.
Đề nghị Bộ Công Thương bố trí đủ vốn và chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng dự án cấp điện các thôn, buôn chưa có điện 5 tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2.
Ngành công nghiệp phụ trợ của nước ta còn kém phát triển nên ngành sản xuất ô tô vẫn phải phụ thuộc nhiều linh kiện vào nước ngoài, giá thành sản xuất cao nên đã làm ảnh hưởng đến ngành công nghiệp này. Đề nghị Chính phủ có chính sách đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ để phát triển ngành sản xuất ô tô trong nước.
Tình trạng thương nhân đầu cơ, găm hàng để nâng giá khi Nhà nước có chính sách tăng lương vẫn còn diễn ra. Đề nghị Nhà nước tăng cường công tác quản lý giá chặt chẽ, hiệu quả hơn nhằm đảm bảo an sinh xã hội và cuộc sống cho người dân.
Thời gian qua, Nhà nước cho nhập quá nhiều thịt gia súc, gia cầm và nhiều sản phẩm nông nghiệp trong nước có thể sản xuất được. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát, quản lý hàng hóa qua biên giới chưa đảm bảo, một lượng lớn hàng nông sản lại tràn vào đã làm thiệt hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất nông nghiệp. Đề nghị Chính phủ cần có biện pháp ngăn chặn để doanh nghiệp và người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất.
Thời gian qua, các loại hàng hóa nông sản, vật nuôi nhập khẩu vào nước ta bằng nhiều con đường. Trong đó, có nhiều loại hàng hóa chứa các chất độc hại và dịch bệnh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng và nguy cơ lây lan dịch bệnh cho gia súc, gia cầm của nước ta. Đề nghị Chính phủ có biện pháp ngăn chặn để tránh lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Đồng thời, không nhập khẩu những mặt hàng nông sản trong nước sản xuất và chăn nuôi được để bảo vệ ngành nông nghiệp trong nước.
Trong những năm qua, một trong những nguyên nhân làm cho giá đường trong nước giảm mạnh, kéo theo giá mía tại một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long giảm mạnh là do lượng đường nhập lậu của Thái Lan qua biên giới các tỉnh giáp ranh Campuchia tăng mạnh, cho thấy công tác chỉ đạo phòng, chống buôn lậu những năm qua kém hiệu quả, gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế Việt Nam và sản xuất trong nước, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người trồng mía. Cử tri kiến nghị Chính phủ có biện pháp chấn chỉnh kịp thời nhằm ngăn chặn tình trạng nhập lậu đường qua khu vực biên giới, xem xét xử lý đối với những cá nhân, tập thể không làm tốt công tác phòng, chống buôn lậu tại khu vực biên giới.