Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: b34552a1-5943-90f0-dd35-d3889c00361f.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

DỰ THẢO LUẬT GIÁO DỤC (SỬA ĐỔI): CẦN CỤ THỂ HÓA CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO

05/09/2018

Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Qua thảo luận, một trong những vấn đề còn ý kiến khác nhau về dự thảo luật là quy định về chính sách đối với nhà giáo.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV

Chính sách đối với nhà giáo là 1 chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Ngay từ Nghị quyết hội nghị Trung ương 2 khoá VIII đã khẳng định “Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng, do Chính phủ quy định”. Quan điểm này đã được thể chế hóa tại điều 71 Luật Giáo dục năm 1998. Đến Nghị quyết 29 của hội nghị Trung ương 8 khóa XI, lại một lần nữa tái khẳng định ưu tiên này. Tuy nhiên, từ quan điểm cho đến thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập. Theo ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng tháp, dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) lần này cần khẳng định vị thế, vai trò, nhiệm vụ và tiêu chuẩn nhà giáo; đồng thời thể chế hóa Nghị quyết 29 của Hội nghị Trung ương Đảng về chính sách tiền lương đối với nhà giáo.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp trao đổi với phóng viên về chính sách đối với nhà giáo

 Phóng viên: Thưa đại biểu, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vì vậy, các chế độ, chính sách đối với nhà giáo luôn được coi trọng. Vậy, đại biểu đánh giá như thế nào về việc thực hiện chính sách đối với nhà giáo thời gian qua?

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp: Chính sách nhà giáo là 1 chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Ở bất kỳ thời kỳ nào thì vị thế của nhà giáo cũng luôn luôn được khẳng định. Có thể thấy, trong các quy định từ Nghị quyết của Đảng cho đến các quy định pháp luật của Nhà nước cũng luôn đề cập đến vấn đề chính sách cho nhà giáo. Tuy nhiên, từ quan điểm cho đến thực tiễn còn khoảng cách rất xa, rất nhiều vấn đề còn tồn tại. Áp lực đối với nhà giáo ngày càng tăng trong khi thu nhập của nhà giáo so với mặt bằng chung đang thấp. Mặc đù quan điểm của Đảng là tạo điều kiện cho nhà giáo có được thu nhập cao nhưng trong thực tế mấy chục năm qua, khi so sánh về tiến độ điều chỉnh chính sách tiền lương thì chính sách tiền lương dành cho nghề giáo là chững lại. Trong khi, một số ngành nghề các điều kiện về chính sách tiền lương đã được điều chỉnh. Vì vậy, so với mặt bằng chung thì thu nhập tiền lương của nhà giáo vẫn ở mức thấp.

Phóng viên: Có ý kiến cho rằng những bất cập trong chính sách đối với nhà giáo, khiến ngành sư phạm hiện nay không thu hút được sinh viên giỏi, làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực nhà giáo. Đại biểu có đồng tình với quan điểm này?

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp: Yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học ngày càng cao, mong muốn của gia đình, phụ huynh đối với nhà trường, nhà giáo cũng ngày càng lớn. Trong bối cảnh đó, rõ ràng thách thức đặt ra đối với các nhà giáo không hề nhỏ. Thời gian gần đây, việc thu hút người giỏi vào ngành sư phạm giảm đi rất nhiều, có những năm điểm chuẩn ngành sư phạm rất thấp. Điều đó, cho thấy chính sách đối với nhà giáo của chúng ta đang có vấn đề. Thực tế qua giám sát, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng tiếp nhận phản ánh: việc đào tạo sinh viên sư phạm trong thời gian qua có nhiều vấn đề đặt ra. Mối tương quan giữa nhu cầu và số lượng sinh viên sư phạm chênh lệch lớn, số lượng đào tạo nhiều nhưng vị trí việc, biên chế dành cho nhà giáo ít. Bởi vậy, nhiều sinh viên yêu nghề giáo, lựa chọn nghề giáo nhưng khi ra trường lại không có việc làm. Đây cũng là một trong những lý do khiến sinh viên không lựa chọn ngành sư phạm và như vậy ngành sư phạm không phát triển được.

 Phóng viên: Thưa đại biểu, dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đang được tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện trình Quốc hội tiếp tục cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Theo ý kiến của đại biểu, quy định về chính sách đối với nhà giáo cần sửa đổi, bổ sung như thế nào trong dự thảo Luật?

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp: Trong lần sửa đổi này, kể cả ban soạn thảo cũng như là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đều rất quan tâm đến việc cần phải làm sao để luật hóa quan điểm của Đảng về chính sách nhà giáo. Trong dự thảo Luật cần phải có quy định để khẳng định vị thế của nhà giáo, có những chính sách cụ thể về đào tạo. Đặc biệt cần phải có những quy định để thu hút được người giỏi vào ngành sư phạm. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống các trường sư phạm cũng phải được quy định rõ. Tất cả những nội dung này cần được luật hóa trong các điều, khoản cụ thể của Luật giáo dục (sửa đổi). Tôi cũng hy vọng, nếu như những quy định liên quan đến chính sách nhà giáo như chính sách tiền lương, chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng được quy định hợp lý; phù hợp với thực tiễn …sẽ thu hút được người giỏi vào ngành sư phạm. Như vậy, chúng ta có thể yên tâm về đội ngũ nhà giáo để thực hiện trọng trách cao cả của sự nghiệp trồng người.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Lê Anh