HÌNH ẢNH PHIÊN HỌP GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ KẾT QUẢ 6 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 76/2014/QH13 CỦA QUỐC HỘI VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020

17/08/2020

Ngày 17/8, Ủy ban Về các vấn đề xã hội tổ chức chương trình phiên họp giám sát chuyên đề kết quả 6 năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

 

Tại phiên họp, Ủy ban Dân tộc và một số Bộ, ngành cho biết những kết quả đạt được trong các giai đoạn của lĩnh vực giảm nghèo nói chung và giảm nghèo khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững và ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện; sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, các cấp ở địa phương, cùng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của đồng bào các dân tộc. 

Phát biểu tại phiên họp, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội đề nghị các Bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện báo cáo để tiến hành tổng hợp. Đồng thời, các Bộ, ngành cần làm rõ các mục tiêu nhiệm vụ theo sự phân công trong Nghị quyết và chỉ đạo của Chính phủ; tổng hợp các mục tiêu liên quan đến nhiều bộ ngành kèm theo có đề xuất kiến nghị; cần có chương trình kế hoạch để phối kết hợp giữa các đơn vị; tiếp tục suy nghĩ để bổ sung hoàn thiện chính sách và đưa ra các giải pháp có hiệu quả.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên họp: 

Toàn cảnh phiên họp giám sát chuyên đề kết quả 6 năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

Tại phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông cho biết những kết quả đạt được trong các giai đoạn của lĩnh vực giảm nghèo nói chung và giảm nghèo khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững và ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện; sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, các cấp ở địa phương, cùng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của đồng bào các dân tộc. 

Trình bày báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đưa ra một số giải pháp để có thể giải quyết căn bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở của đồng bảo dân tộc thiểu số trong bối cảnh quỹ đất hạn chế những nhu cầu sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tăng do việc gia tăng dân số, việc thu hồi đất để triển khai các dự án đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và ảnh hưởng của việc di dân, di cư tự do...

Báo cáo tại phiên họp, Thử trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết Bộ đã nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 76 và các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, bên cạnh đó Bộ đã chủ động lồng ghép việcc thực hiện Nghị quyết 76 với các nhiệm vụ thường xuyên, các đề án, dự án trong chương trình công tác của Bộ Giáo dục và dào tao. Bộ Giáo dục và Đào tạo tích cực chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở đào tạo chủ động truyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến các nhóm đối tuợng thu hưởng, chủ động rà soát bảo đảm không bỏ sót đối tượng thụ hưởng...

Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi cho biết, Bộ đã hoàn thành các nhiệm vụ theo tiến độ được giao, đảm bảo tính kịp thời và liên tục của các chính sách trợ giúp pháp lý. Thông qua hoạt động truyền thông, người dân và người được trợ giúp pháp lý, nhất là người sinh sống tại các địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn đã biết về trợ giúp pháp lý ngay tại cơ sở và sử dụng ngay quyền được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.

Báo cáo về một số khó khăn, tồn tại, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường chỉ ra rằng, một số cấp ủy và chính quyền chưa quan tâm đầy đủ việc theo dõi, kiểm tra và giám sát thực hiện các Đề án, Dự án để nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; một số trí thức trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động quản lý nhà nước ở cấp xã; công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách còn chậm so vơi tiến độ thực hiện các Đề án, Dự án.

Đưa ra một số đề xuất giải pháp, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang cho biết, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành tiếp tục xây dựng, ban hành và tổ chức thực thi đồng bộ các chính sách, biện pháp đột phá có ý nghĩa nền tảng đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn như: chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp; chính sách phát triển nông thôn mới bền vững; chính sách huy động các nguồn lực xã hội, doanh nghiệp góp phần phát triển nông thôn, tạo việc làm, hướng sản xuất bên vững góp phần xóa đói giảm nghèo.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Hoàng Mai chỉ ra rằng, qua các báo cáo có thể thấy, những văn bản liên quan đến ban hành chính sách xử lý rất muộn, nguồn lực tài chính thì lại không được bố trí. Đồng thời đề nghị Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành nói rõ hơn về vấn đề cải thiện sinh kế, đánh giá rõ và đúng về thực trạng của một số bật cập để đưa ra những giải pháp sát với thực tiễn, đảm bảo hiệu quả.

Liên quan đến những bất cập về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Lê Thị Nguyệt cùng các đại biểu chỉ ra rằng số hộ thiếu đất còn rất lớn, đất sạch giao cho các hộ này đạt tỷ lệ thấp. Do đó đề nghị các Bộ, ngành rà soát, đánh giá và đáp ứng đúng mực tiêu nhiệm vụ được giao liên quan đến nội dung này.

Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi đề nghị các Bộ, ngành làm rõ các mục tiêu nhiệm vụ theo sự phân công trong Nghị quyết và chỉ đạo của Chính phủ; tổng hợp các mục tiêu liên quan đến nhiều bộ ngành kèm theo có đề xuất kiến nghị; cần có chương trình kế hoạch để phối kết hợp giữa các đơn vị; tiếp tục suy nghĩ để bổ sung hoàn thiện chính sách và đưa ra các giải pháp có hiệu quả.

Tại phiên họp, một số đại biểu cũng chỉ ra rằng, số liệu của báo cáo chưa thực sự đầy đủ, chưa phản ánh rõ được sự phối hợp giữa các Bộ, ngành. Mặt khác, vấn đề tổ chức thực hiện và xác định trách nhiệm của Bộ ngành, những địa phương trong công tác phối hợp cần được làm rõ. Đánh giá chi tiết những vướng mắc mà Bộ này hay Bộ kia gặp phải, bổ sung thêm thông tin để các ý kiến đánh giá được toàn diện.

Liên quan đến vấn đề cử tuyển, tạo việc làm, tuyển dụng vào lực lượng công chức, viên chức, một số đại biểu cho rằng hiện vấn đề này còn gặp nhiều khó khăn nhưng chưa được cho vào báo cáo để từ đó có những đánh giá, đề xuất giải pháp, kiến nghị hiệu quả, đồng thời đề nghị cần làm rõ việc tích hợp chính sách, cho đến nay việc tích hợp chính sách đã đáp ứng được yêu cầu chưa? Cần bám sát những mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết 76, từ đó đánh giá đối với những mục tiêu Chính phỉ giao thì mức độ hoàn thành ra sao; khả năng cân đối chính sách để thực hiện các mục tiêu; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý những sai phạm.

Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, các báo cáo của Bộ, ngành cơ bản đã bám sát đề cương. Sau phiên họp này, đề nghị các Bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện báo cáo, làm rõ một số nội dung liên quan, bổ sung số liệu rõ ràng, cụ thể, tiếp tục hoàn thiện các đề xuất, giải pháp. Chủ nhiệm Nguyễn Thúy Anh cũng đề nghị các báo cáo cần hoàn thiện sớm và gửi về Ủy ban trước ngày 28/8 để Ủy ban kịp chuẩn bị cho việc tiến hành buổi làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về các vấn đề liên quan đến công tác giảm nghèo./.

Trọng Quỳnh - Bùi Hùng

Các bài viết khác