Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: aa4c67a1-a946-90f0-dd35-d9a7295d4055.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

PGS.TS – ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: "CHUYỂN ĐỔI XANH" MỞ ĐƯỜNG MỘT TƯƠNG LAI BỀN VỮNG CHO MỖI QUỐC GIA

11/08/2023

Trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên nghị viện các nước Đông Nam Á lần thứ 44 (AIPA-44), Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam ủng hộ huy động hành động nghị viện nhằm thúc đẩy việc làm xanh và kỹ năng để hỗ trợ quá trình chuyển đổi kinh tế xanh. PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội cho rằng, chuyển đổi xanh có thể giúp các quốc gia chủ động trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, mở đường đến một tương lai bền vững hơn.

PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: TRIỂN VỌNG SÁNG TRONG HỢP TÁC VĂN HÓA VỚI CUBA, ARGENTINA VÀ URUGUAY

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ VĂN HÓA LÀM GIÀU SỨC MẠNH TỔNG HỢP QUỐC GIA

PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: THỰC THI LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ SỨC KHOẺ TRẺ EM

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội 

Việt Nam ủng hộ phát huy hành động nghị viện thúc đẩy chuyển đổi xanh

Với chủ đề “Nghị viện chủ động thích ứng vì một ASEAN ổn định và thịnh vượng”, Đại hội đồng AIPA-44 tập trung thảo luận các vấn đề về duy trì hòa bình, an ninh và ổn định thông qua đối thoại và hợp tác; phòng chống khủng bố, cực đoan, bảo đảm an ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực; thúc đẩy chuyển đổi xanh phục vụ tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh kết nối kinh tế khu vực, xóa bỏ tham nhũng; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ phục vụ tăng trưởng, phát triển bền vững; thúc đẩy áp dụng các hướng dẫn của ASEAN về đầu tư có trách nhiệm trong lĩnh vực lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp; chuyển đổi năng lượng và phát triển kinh tế xanh tại ASEAN; tăng cường kỹ năng và việc làm xanh phục vụ chuyển đổi kinh tế xanh; giải quyết các thách thức về việc làm mà giới trẻ thất nghiệp phải đối mặt vì một ASEAN an ninh và thịnh vượng; nâng cao tự cường ASEAN thông qua sự lãnh đạo của phụ nữ và nghị viện bình đẳng giới; chuyển đổi số do phụ nữ dẫn dắt và vì phụ nữ; tăng cường sự tham gia của giới trẻ vì sự phát triển toàn diện, chuyển đổi kinh tế và tham gia dân chủ; tăng cường vai trò của Nghị sĩ trẻ trong quản trị.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Trưởng đoàn tham dự Đại hội đồng AIPA – 44

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Hòa bình, hợp tác, liên kết và phát triển vẫn là xu thế lớn, song cạnh tranh chiến lược ngày càng gia tăng, mở rộng sang kinh tế, thương mại, công nghệ, tác động đến an ninh và phát triển của các quốc gia. Các nhân tố bất ổn về xung đột cục bộ, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, tài nguyên; chênh lệch khoảng cách phát triển, bất bình đẳng xã hội; dịch bệnh; biến đổi khí hậu; an ninh mạng, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia… đang tạo ra những thách thức đa chiều, rất to lớn. Bên cạnh đó, nhiều cơ hội mở ra từ những tiến bộ vượt bậc của cách mạng công nghiệp 4.0; sự mở rộng các hình thái và không gian kinh tế mới thông qua đẩy nhanh xu thế chuyển đổi kinh tế số, phát triển bền vững, xanh và bao trùm.

Tại cuộc họp Ủy ban Xã hội trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên nghị viện các nước Đông Nam Á lần thứ 44 (AIPA-44) diễn ra tại Indonesia vừa qua, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã ủng hộ huy động hành động nghị viện nhằm thúc đẩy việc làm xanh và kỹ năng để hỗ trợ quá trình chuyển đổi kinh tế xanh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Đại Hội đồng AIPA-44

Tham gia ý kiến vào dự thảo Nghị quyết do Indonesia đề xuất, Đoàn Việt Nam nhắc lại rằng tăng trưởng xanh đã được xác định là nội dung quan trọng của phát triển bền vững và là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại, nhưng không làm ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.

Tại Việt Nam, Chương trình tăng trưởng xanh được cụ thể hóa thông qua “Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050,” trong đó dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng AIPA-44

Tuy nhiên, cũng như nhiều nước trong khu vực, việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam hiện nay gặp không ít thách thức như nhận thức của một số bộ, ngành, chính quyền địa phương và mỗi người dân về chiến lược này chưa thật đầy đủ, toàn diện; nguồn lực thực hiện chiến lược hiện chưa rõ ràng và chưa được ưu tiên như mong muốn.

Đoàn Việt Nam khuyến khích các nước khu vực ban hành bộ chỉ tiêu đo lường tăng trưởng xanh của từng quốc gia, tiến tới có bộ chỉ tiêu đo lường tăng trưởng xanh của ASEAN; đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn; giảm thiểu, tiết kiệm và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đồng thời giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường, sức khỏe con người. Bên cạnh đó, Đoàn Việt Nam cũng kêu gọi các nước thành viên ASEAN có giải pháp nâng cao năng suất lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp, nhất là tỷ lệ thất nghiệp trong lao động thanh niên; giảm tỷ lệ việc làm phi chính thức đặc biệt với phụ nữ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với mục tiêu kinh tế xanh, việc làm xanh và bền vững...

Mở đường một tương lai bền vững cho mỗi quốc gia

Phóng viên: Là đại diện Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Việt Nam, cùng Đoàn đại biểu Quốc hội cấp cao Việt Nam trực tiếp tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sang thăm chính thức Cộng hoà Indonesia và tham dự Đại hội đồng AIPA – 44 lần này, ông có suy nghĩ thế nào về việc Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam chúng ta đưa ra quan điểm ủng hộ huy động hành động nghị viện nhằm thúc đẩy việc làm xanh và kỹ năng để hỗ trợ quá trình chuyển đổi kinh tế xanh?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội: Chuyển đổi xanh là một trong những chương trình chính trong khuôn khổ cuộc họp của Đại hội đồng Liên nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA). Đồng hành với chính phủ các nước, AIPA mong muốn thúc đẩy các hành động về khung khổ pháp lý và thực tiễn để quá trình này được thực hiện nhanh hơn, không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân Đông Nam Á, mà góp phần vào xây dựng hình ảnh tiên phong của khu vực trong vấn đề quan trọng này của thế giới.

Chuyển đổi xanh (green transition) là một khái niệm chỉ sự chuyển đổi từ mô hình phát triển truyền thống dựa vào tài nguyên hóa thạch và gây hại cho môi trường sang mô hình phát triển bền vững, tập trung vào sử dụng sạch các nguồn năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường. 

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội cho rằng, chuyển đổi xanh cho phép các quốc gia Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng tham gia chủ động, tích cực vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và “mở đường” đến một tương lai bền vững hơn

Hiện nay, các quốc gia Đông Nam Á đang đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng như ô nhiễm không khí, nước, mất rừng và suy giảm đa dạng sinh học. Chuyển đổi xanh giúp bảo vệ môi trường và duy trì sự đa dạng sinh học, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, sự phụ thuộc quá mức vào năng lượng hóa thạch có thể gây rủi ro về an ninh năng lượng và làm gia tăng chi phí nhập khẩu năng lượng. Chuyển đổi xanh giúp giảm sự phụ thuộc này bằng cách phát triển nguồn năng lượng tái tạo và tăng cường hiệu suất năng lượng. Chuyển đổi xanh còn có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong các ngành công nghiệp sạch và công nghệ xanh. Việc đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, quản lý chất thải, và phát triển sản phẩm và dịch vụ bền vững có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Ngoài ra, chuyển đổi xanh có thể tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ xanh và hợp tác quốc tế, giúp nâng cao an ninh trong lĩnh vực khoáng sản và giảm nguy cơ thất thoát tài nguyên quốc gia. Đồng thời, chuyển đổi xanh giúp đảm bảo rằng sự phát triển không chỉ tập trung vào việc tăng trưởng kinh tế mà còn chú trọng đến khía cạnh xã hội và bền vững, giúp giảm bớt khoảng cách  giàu nghèo trong xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống và bảo vệ quyền lợi của người dân.

Như vậy, chuyển đổi xanh cho phép các quốc gia Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng tham gia chủ động, tích cực vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và “mở đường” đến một tương lai bền vững hơn. Việc thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực công nghệ xanh có thể giúp quốc gia tham gia vào sự phát triển toàn cầu và định hình tương lai của mình.

Việt Nam coi chuyển đổi xanh là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững đất nước

Phóng viên: Thực trạng “chuyển đổi xanh” ở Việt Nam hiện tại như thế nào và ý nghĩa của những đề xuất đóng góp của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam trong AIPA-44 lần này, thưa ông?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội: Việt Nam chúng ta hiện đang coi chuyển đổi xanh là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Chính phủ đã thúc đẩy nhiều chương trình và dự án liên quan đến năng lượng tái tạo, quản lý môi trường và phát triển bền vững, từ đó không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường và xã hội, mà còn giúp Việt Nam tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp  lần thứ tư và tạo ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững trong tương lai.

Dù vậy, chuyển đổi xanh ở nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có những vấn đề như: cơ cấu công nghiệp vẫn tập trung vào khai thác tài nguyên và công nghệ sản xuất còn lạc hậu so với thế giới, làm tiêu hao năng lượng, tài nguyên trong sản xuất, dẫn đến nguy cơ hủy hoại môi trường, hay  lượng phát thải carbon ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2018 có xu hướng tăng đều qua các năm, trong đó tăng mạnh vào năm 2015 và 2018, tương ứng 24,11% và 16,09% so với năm trước đó. Đây thực sự là những thách thức đối với quá trình chuyển đổi xanh ở nước ta.

Tại AIPA-44, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam ủng hộ huy động hành động nghị viện nhằm thúc đẩy việc làm xanh và kỹ năng để hỗ trợ quá trình chuyển đổi kinh tế xanh

Chính vì thế, chủ đề phiên họp về thúc đẩy các hành động của Quốc hội để thúc đẩy việc tạo việc làm và kỹ năng xanh để hỗ trợ quá trình chuyển đổi kinh tế xanh thực sự là mối quan tâm và lợi ích chung của tất cả các thành viên AIPA, thể hiện tầm nhìn của tổ chức đối với tương lai của khu vực Đông Nam Á.

Trong phiên họp, các đại biểu Quốc hội AIPA thuộc Ủy ban Vấn đề Xã hội đã nhấn mạnh rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Đông Nam Á, hiện đang trải qua một sự tăng trưởng ngày càng gia tăng về cơ hội việc làm xanh như một kết quả của quá trình phát triển liên tục và dần dần hướng tới một nền kinh tế tiêu thụ carbon thấp hơn. 68% dân số ASEAN nằm trong nhóm tuổi lao động chính là một lực lượng lao động tiềm năng để đáp ứng nhu cầu về nền kinh tế xanh.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, những nỗ lực của  AIPA trong việc thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và bảo vệ môi trường thực sự rất tích cực và có ý nghĩa. Đây là những bước đi quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam. Việc nhận thức và nhấn mạnh về tiềm năng gia tăng trong việc tạo điều kiện thuận lợi công bằng cho chuyển đổi xanh là một dấu mốc quan trọng, thể hiện sự nhận thức về tầm quan trọng của việc kết hợp các chính sách văn hóa, xã hội, giới và kinh tế.

Ban hành luật pháp và chính sách quốc gia về kinh tế xanh là bước cần thiết

Phóng viên: Để thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và bảo vệ môi trường ở các quốc gia sẽ cần ưu tiên những việc làm gì, thưa ông?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội: Tôi cho rằng, để làm được điều đó, việc ban hành luật pháp và chính sách quốc gia về kinh tế xanh là một bước cần thiết để định hình hướng phát triển. Tích hợp xem xét về bình đẳng giới và cơ hội việc làm trong các chính sách này thể hiện sự nhạy bén trong việc đảm bảo rằng sự chuyển đổi xanh không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn tạo ra cơ hội công bằng cho tất cả các thành viên trong xã hội.

Việc tập trung vào việc thúc đẩy việc tạo việc làm và kỹ năng xanh là một phản ánh đúng đắn về tầm quan trọng của sự phát triển bền vững.  Nghị quyết của kỳ họp AIPA 44 cũng khuyến khích các Quốc hội AIPA thực thi các biện pháp mạnh mẽ để hỗ trợ doanh nghiệp và kinh tế tư nhân là cách tạo ra sự động viên và ổn định để họ tham gia vào quá trình chuyển đổi xanh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng AIPA-44

Bảo vệ sức khỏe toàn cầu và giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên tự nhiên, khí thải carbon là mục tiêu không thể thiếu trong chuyển đổi xanh. Trong kỳ họp này, các quốc gia thành viên AIPA đã nhấn mạnh về việc tạo ra sự thảo luận và thiết lập các chỉ số đo lường để hỗ trợ sự phát triển xanh tại ASEAN là một bước quan trọng để đảm bảo rằng các biện pháp chuyển đổi được thực thi và theo dõi một cách hiệu quả.

Tựu trung lại, trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi xanh đã trở thành một ưu tiên hàng đầu trên thế giới, và việc AIPA chú trọng đến vấn đề này thể hiện sự nhạy bén và tinh thần lãnh đạo của tổ chức đối với việc xây dựng tương lai bền vững cho khu vực Đông Nam Á.  Điều này giúp các quốc gia thành viên tập trung hơn nữa vào việc thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh  như một bước đi quan trọng và thể hiện sự cam kết mạnh mẽ đối với việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Những đóng góp của AIPA trong việc xây dựng một tương lai bền vững cho khu vực Đông Nam Á không chỉ mang lại lợi ích cho các quốc gia thành viên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành động toàn cầu vì môi trường.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Thu Phương