Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: da1f68a1-f94c-90f0-19a0-53b7997c0d02.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN THỊ NHỊ HÀ: CẦN MÔ HÌNH CỤ THỂ ĐỂ TỔ CHỨC LẠI HỆ THỐNG Y TẾ

25/08/2022

Tham gia thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), ĐBQH Trần Thị Nhị Hà – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng việc tổ chức lại hệ thống y tế thực sự là giải pháp căn cơ nhưng cần có mô hình cụ thể. Trong đó cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cần được xây dựng theo mô hình hoạt động y học gia đình kết hợp cả khu vực tư nhân và hệ thống trạm y tế.

Hoàn thiện hành lang pháp lý trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa

Cần mô hình cụ thể để tổ chức lại hệ thống y tế

Đóng góp ý kiến hoàn thiện dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Nhị Hà – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho biết, Luật Khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực năm 2011 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, sau hơn 11 năm thực hiện đã bộc lộ một số bất cập, chưa có cơ chế pháp lý để giải quyết. Trước những diễn biến khó lường khi đại dịch COVID-19, hệ thống chính sách văn bản pháp luật trong lĩnh vực y tế chưa cập nhật kịp thời đã gây khó khăn cho việc huy động nguồn lực trong công tác phòng, chống dịch. Đại biểu bày tỏ nhất trí cao cần sửa đổi, bổ sung Luật Khám bệnh, chữa bệnh để thể chế hóa quan điểm của Đảng, khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 và giải quyết các vấn đề về thực tiễn phát sinh chưa có cơ sở pháp lý.

Về hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đại biểu cho biết, theo quy định tại Điều 86 của dự thảo, hệ thống được chia thành 3 cấp: Cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, cấp cơ bản và cấp chuyên sâu. Nội dung sửa đổi hoàn toàn phù hợp với các nghị quyết của Trung ương về tổ chức các cơ sở y tế theo hướng toàn diện, liên tục, lồng ghép theo 3 cấp. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung trong dự thảo luật quy định về nguyên tắc sắp xếp lại hệ thống cơ sở y tế công lập và ngoài công lập, đặc biệt quan tâm tới cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu. Trong Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã xác định vai trò y tế cơ sở là nền tảng. Trong dự thảo luật cũng nhắc đến cụm từ y tế cơ sở nhưng lại không có định nghĩa y tế cơ sở, chưa làm rõ được phạm vi của y tế cơ sở để qua đó xác định được mục tiêu, quy mô đầu tư, mối liên hệ giữa y tế cơ sở và cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu. Việt Nam là đất nước có hệ thống và tổ chức mạng lưới “y tế cơ sở” với quy mô hàng đầu thế giới, các trạm y tế xã, phường, thị trấn được tổ chức đến tận các xã, phường, thị trấn. Đây là mô hình mà kể cả cấp quốc gia phát triển trên thế giới cũng không có được. Tuy nhiên, với đội ngũ nhân viên y tế vừa thiếu, vừa yếu, các trạm y tế đã không phát huy được chức năng chăm sóc sức khỏe người dân từ sớm, từ xa ngay từ cơ sở. Thực tiễn tại các thành phố lớn cho thấy việc phân bổ trạm y tế theo địa giới hành chính là không còn phù hợp khi quy mô dân số tại một số phường ở Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh đã lên tới 100.000 dân vẫn chỉ được bố trí một trạm y tế với số lượng nhân viên tối đa là 10 nhân viên y tế.

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội

Trong những năm qua, dù có nhiều khó khăn cho tuyến y tế cơ sở và có rất nhiều giải pháp cụ thể như tăng vốn đầu tư, đưa bác sĩ mới ra trường về trạm y tế để thực hành, luân phiên người hành nghề từ tuyến trên về tuyến dưới, tuy nhiên các giải pháp đều chưa hiệu quả. Vì vậy, đại biểu cho rằng giải pháp tổ chức lại hệ thống y tế thực sự là giải pháp căn cơ nhưng cần có mô hình cụ thể. Trong đó cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cần được xây dựng theo mô hình hoạt động y học gia đình kết hợp cả khu vực tư nhân và hệ thống trạm y tế. Đặc biệt phải xây dựng sự kết nối giữa cấp khám, bệnh, chữa bệnh ban đầu và các tuyến trên. Quản lý bệnh nhân theo chiều dọc, cả về chuyên môn, hồ sơ bệnh án, hài hòa giữa nguồn thu của các tuyến để đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống.

Hoạt động y học gia đình phải là mô hình tổ chức mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý được sức khỏe người dân, kể cả người bị bệnh hay người khỏe mạnh, bình thường chứ không phải chỉ người bị bệnh mới được chăm sóc và điều trị. Đại dịch COVID-19 cũng đã chỉ ra sự hạn chế về kết nối giữa các cấp, các tuyến trong hệ thống y tế Việt Nam. Để giải quyết được vấn đề này, hệ thống y tế phải có các Trung tâm truyền đạt những hình ảnh vùng, Trung tâm xét nghiệm vùng, Trung tâm Hồi sức cấp cứu vùng được đầu tư công nghệ hiện đại, có sự kết nối liên thông kết quả chẩn đoán để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả trong đầu tư, nhất là nguồn nhân lực, nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân. Đại biểu đề nghị bổ sung thêm nội dung này trong Điều 86 của dự thảo luật để làm cơ sở cho Chính phủ ban hành quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quốc gia.

Sớm xây dựng hệ thống dữ liệu y tế quốc gia và mã định danh y tế cho người dân

Việc xây dựng hệ thống dữ liệu y tế quốc gia và mã định danh y tế cho người dân là vô cùng cần thiết để có thể theo dõi tình trạng sức khỏe bệnh nhân ở bất kỳ cấp khám bệnh, chữa bệnh nào. Mã định danh y tế cần được thống nhất với cơ sở dữ liệu dân cư để quản lý sức khỏe người dân ngay từ khi được sinh ra.

Đại biểu cho rằng sự thay đổi của hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mô hình 3 cấp phải đạt được những mục tiêu như giải quyết được hiệu quả tình trạng quá tải ở tuyến trên. Người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế sớm nhất và hình thành được thói quen mới trong sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người dân.

Bên cạnh đó, trên thực tiễn có nhiều cơ sở y tế thực hiện việc khám, chữa bệnh ngoài địa điểm đã được đăng ký trong giấy phép hoạt động như khám, chữa bệnh nhân đạo, khám, chữa bệnh từ xa, khám sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh khi có thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường và một số tình huống khẩn cấp khác. Để đảm bảo chất lượng khám bệnh, chữa bệnh an toàn, sức khỏe cho người dân, tránh trường hợp lợi dụng việc khám bệnh, chữa bệnh để trục lợi như vừa khám, chữa bệnh nhân đạo vừa bán thuốc, đại biểu đề nghị bổ sung nội dung quy định về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ngoài địa điểm hành nghề vào dự thảo của luật.

Về xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, xã hội hóa trong công tác khám bệnh, chữa bệnh là giải pháp quan trọng trong chiến lược chăm sóc sức khỏe toàn dân. Tuy nhiên nội dung này trong dự thảo luật không có gì mới, chủ yếu các quy định mang tính nguyên tắc, chưa làm rõ được cơ chế huy động thu hút nguồn lực xã hội hóa so với những quy định trước đây. Khoản 3 Điều 90 của dự thảo luật chưa thực sự phù hợp. Bởi thực tế sau khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định 151 của Chính phủ có hiệu lực thi hành, các hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực y tế rất vướng mắc, khó khăn do các văn bản pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công của Nhà nước hiện nay chưa phù hợp với đặc thù của ngành y tế. Đại biểu đề nghị luật hóa các hình thức xã hội hóa cụ thể trong dự thảo luật hoặc giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.

Đại biểu cũng đề nghị bổ sung thêm một khoản của Điều 90 quy định về việc Nhà nước khuyến khích các mô hình y tế phi lợi nhuận, đầu tư với trách nhiệm an sinh xã hội bằng các cơ chế ưu đãi đặc biệt về đất đai, tín dụng và thuế.

Cuối cùng về tổng thể, dự thảo luật đang giao quá nhiều vấn đề lớn cho Chính phủ ban hành nhưng lại không quy định nguyên tắc để Chính phủ hướng dẫn. Điều đó dẫn tới các quy phạm tùy nghi, gây ảnh hưởng tính nhất quán của luật cũng như mất cân đối trong nội dung dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Hồ Hương

Các bài viết khác