Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: dc2268a1-2939-90f0-dd35-d862099fef03.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH CHAMALÉA THỊ THỦY: BẢO ĐẢM VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN DÂN CHỦ TRỰC TIẾP CHO NHÂN DÂN THEO ĐÚNG HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

24/08/2022

Tham gia đóng góp ý kiến hòan thiện dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đại biểu Chamaléa Thị Thủy – Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận nhấn mạnh dự thảo Luật cần quy định cụ thể về các công việc dân bàn và quyết định, bảo đảm cho nhân dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp theo Hiến pháp và pháp luật.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đươc xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Chỉ thị số 30-CT/TW , các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Hiện nay, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở cơ bản được điều chỉnh tại 4 văn bản gồm: Nghị quyết số 55/NQ-UBTVQH10; Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP  và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP. Các văn bản nêu trên đã quy định tương đối đầy đủ các nội dung, hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, bảo đảm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tạo lập cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân và của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ sở, tạo sự chuyển biến tích cực trong đời sống chính trị - xã hội ở nước ta.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, Đảng đã có nhiều chỉ đạo cụ thể liên quan đến phát huy quyền làm chủ của Nhân dân và yêu cầu hoàn thiện thể chế về dân chủ ở cơ sở như Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị ; Thông báo kết luận số 160-TB/TW ngày 15/01/2020 của Bộ Chính trị . Hiến pháp năm 2013 và các luật ban hành sau Hiến pháp năm 2013 cũng đã có nhiều quy định mới liên quan đến quyền làm chủ và quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của Nhân dân. Đồng thời, thực tiễn thi hành pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong thời gian qua cũng bộc lộ những bất cập, hạn chế như: nội dung, hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định ở nhiều văn bản có giá trị pháp lý khác nhau, chưa thống nhất, đồng bộ, toàn diện; trách nhiệm bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở thiếu cụ thể, thiếu chế tài xử lý; vai trò tham gia và giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đối với việc thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân chưa được quy định rõ, cụ thể; sáng kiến của Nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở sơ sở chưa được đề cao,... Các cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn nêu trên đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Đại biểu Chamaléa Thị Thủy – Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận

Cho ý kiến hoàn thiện dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, đại biểu Chamaléa Thị Thủy – Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận cho rằng việc xây dựng, ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là cần thiết nhằm thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa, thực hiện tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ và phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng; hướng đến xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Đối với một số vấn đề cụ thể, về phạm vi điều chỉnh, đại biểu cho rằng, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh là doanh nghiệp chỉ nên áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước là đơn vị sử dụng nguồn lực nhà nước. Việc mở rộng đối tượng điều chỉnh là các loại hình doanh nghiệp khác, hợp tác xã và tổ chức khác có thuê mướn sử dụng lao động theo hợp đồng lao động là quá rộng và khó thực hiện được trong thực tế. Bởi vì bản chất trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp được xác lập trên nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận theo hình thức và nội dung phù hợp với quy định của pháp luật về lao động. Thể hiện cụ thể trong hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành và nếu như có phát sinh các mâu thuẫn, xung đột thì cơ chế giải quyết theo quy định pháp luật có liên quan như là Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Công đoàn, các văn bản quy định chi tiết và đến nay cơ bản vẫn đáp ứng yêu cầu thực tế và chưa phát sinh nhiều vướng mắc. Vì vậy, đại biểu cho rằng quy định về việc thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp như trong dự thảo luật là chồng chéo, trùng lặp, có khả năng gây khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khu vực ngoài nhà nước trong quá trình thực hiện. Ví dụ, tại điểm a khoản 1 Điều 45 dự thảo quy định về những nội dung người sử dụng lao động phải công khai tình hình sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, trong thực tế tình hình này đôi lúc cũng cần phải giữ kín nếu doanh nghiệp tạm thời có khó khăn, nếu cứ bắt buộc phải công khai thì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động, ảnh hưởng đến uy tín thị trường của doanh nghiệp đó, vô hình trung lại gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy, đại biểu đề nghị cần phải cân nhắc về vấn đề này.

Về những nội dung nhân dân bàn và quyết định. Tại khoản 6 Điều 13 dự thảo đưa ra nội dung các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư không trái với quy định của pháp luật và phù hợp với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội. Theo đại biểu, quy định này cần cân nhắc bởi cộng đồng dân cư là nơi tập trung của đa dạng, phong phú các trình độ nhận thức, văn hóa, chính trị, xã hội. Mỗi cá nhân đều có cách suy nghĩ, cách hiểu về luật pháp khác nhau, nếu việc quy định không rõ ràng các nội dung cộng đồng dân cư được bàn và quyết định thì khái niệm “các công việc khác” sẽ được hiểu theo cách khác nhau, dễ đi đến các quyết định trái pháp luật mà ngay cả cộng đồng dân cư cũng không nhận ra. Thực tế đã xảy ra các trường hợp "phép vua thua lệ làng", cộng đồng dân cư tự bàn và đưa ra các quyết định trái pháp luật, như lập rào chắn không cho các xe vận chuyển trong các tuyến đường thôn xóm hoặc thu các loại phí ngoài quy định, khi chính quyền cơ sở biết được thì có những sự việc đã đi quá xa, gây hậu quả cho xã hội. Do vậy, tại quy định này, đại biểu đề nghị cần phải nghiên cứu cụ thể về các công việc khác trong nội bộ của cộng đồng dân cư để bảo đảm cho nhân dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp là bàn và quyết định theo Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời phải có chế tài cụ thể đối với các hành vi sai trái, trách nhiệm của người đề xuất các vấn đề nội bộ của cộng đồng dân cư, trách nhiệm của chính quyền địa phương, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Vì vậy, đại biểu đề nghị sửa lại khoản 6 Điều 13 theo hướng cụ thể như sau "Các vấn đề tác động đến môi trường, sức khỏe của cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội và những vấn đề làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cộng đồng dân cư nhưng không được trái với quy định của pháp luật và phải phù hợp với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội”.

Ngoài ra, đối với trách nhiệm, vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị xã hội, với phương châm Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội làm nòng cốt, nhân dân làm chủ thì vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị xã hội rất quan trọng trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tuy nhiên, dự thảo luật chưa phản ánh được một cách rõ nét, đầy đủ vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội trong việc tổ chức để nhân dân thực hiện quyền dân chủ ở cơ sở. Do đó, theo đại biểu, dự thảo luật cần quy định rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị xã hội trong việc làm nòng cốt để người dân thực hiện các quyền dân chủ ở cơ sở theo hướng là vai trò, trách nhiệm trong việc hướng dẫn, chủ động hỗ trợ nhân dân thực hiện quyền dân chủ ở cơ sở theo đúng quy định của pháp luật. Chủ động đề xuất và tổ chức thực hiện hiệu quả các vấn đề cần dân bàn, dân kiểm tra và dân quyết định theo đúng quy định của pháp luật.

Vai trò của Mặt trận trong giám sát việc thực hiện các vấn đề dân quyết định, dân kiến nghị và yêu cầu các phương thức để thực hiện tốt các hoạt động giám sát xã hội theo các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu của nhân dân và hỗ trợ nhân dân tham gia đối thoại với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân thực chất và có hiệu quả.

Hồ Hương

Các bài viết khác