Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 01ce68a1-a902-90f0-19a0-5f7eb7535f54.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TÔ ÁI VANG: CẦN ĐẦU TƯ KHƠI DẬY TIỀM NĂNG KINH TẾ VÙNG ĐBSCL

07/08/2021

Tại phiên thảo luận của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Tô Ái Vang – Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng, đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh nhằm khơi dậy và phát huy mạnh mẽ hơn nữa những tiềm năng sẵn có của vùng.


Đại biểu Tô Ái Vang - Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng thảo luận tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV. 

Phát biểu tại nghị trường, đại biểu Tô Ái Vang cho biết, đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có vị trí địa kinh tế, địa chiến lược quan trọng, hội đủ những yếu tố, tiềm năng, thế mạnh của kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển để trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực và cả nước.

Đại biểu dẫn chứng, đồng bằng sông Cửu Long có diện tích gần 4 triệu hecta, dân số 17,5 triệu người, hằng năm sản xuất trên 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% các loại trái cây xuất khẩu, 95% lượng gạo và 60% lượng cá của cả nước. Đây là trung tâm sản xuất nông nghiệp, giữ vai trò đặc biệt quan trọng, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ, vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có những chuyển mình mạnh mẽ, kinh tế - xã hội có bước phát triển nhanh, sinh kế, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Một số cơ chế, chính sách đã được rà soát, bổ sung, quy hoạch tổng thể, phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long đang được khẩn trương hoàn thành.

Tuy nhiên, cũng theo đại biểu Tô Ái Vang, mặc dù có những lợi thế riêng biệt, nhưng đến nay sản xuất nông nghiệp của vùng chưa ổn định, thu nhập của người nông dân vẫn còn bấp bênh. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, thiên tai đang ngày càng diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường.

Từ thực trạng trên, đại biểu Tô Ái Vang đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt ban hành quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng kinh tế trọng điểm đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2045; tăng cường đầu tư hệ thống giao thông, tạo sự kết nối giữa các tỉnh trong vùng, liên vùng, liên kết giữa các tỉnh Đông Nam Bộ, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh với đồng bằng sông Cửu Long. Thể chế hóa cơ chế điều phối liên kết vùng theo hướng xác định rõ vai trò đầu tàu và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng địa phương trong vùng. Nguồn vốn đầu tư công cho các công trình, dự án có tính kết nối và liên kết vùng

Đại biểu Tô Ái Vang cho rằng, cần ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển đồng bằng sông Cửu Long, ưu tiên các lĩnh vực, như năng lượng tái tạo, hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường. Nghiên cứu và phát triển các thành tựu khoa học, công nghệ phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh nhằm khơi dậy và phát huy mạnh mẽ hơn nữa những tiềm năng sẵn có của vùng.

Cùng với đó, cần sớm ban hành và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hoạt động theo Quyết định 825 về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2020-2025 nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cho ý kiến về vấn đề kinh tế biển, đại biểu Tô Ái Vang cho biết, đồng bằng sông Cửu Long với hơn 700km bờ biển và trên 360.000 km vuông vùng biển vào vùng đặc quyền kinh tế. Biển có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Biển và tiềm năng về tài nguyên và năng lượng tái tạo có nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển.

Tuy nhiên, hiện nay, biển đang có nhiều thách thức, như ô nhiễm môi trường biển và cạn kiệt nguồn tài nguyên, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, chưa quan tâm đúng mức về phát triển nguồn nhân lực biển để trở thành nhân tố then chốt trong phát triển bền vững kinh tế biển, nhằm khai thác, phát triển kinh tế biển, mở ra không gian phát triển mới cho đồng bằng sông Cửu Long để đồng bằng sông Cửu Long thực sự hướng ra biển và giàu lên từ biển.

Từ thực tế trên, đại biểu kiến nghị Chính phủ cần xác định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế biển theo tinh thần Nghị quyết số 36 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông đường vành đai ven biển; đầu tư tuyến đường ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Chính phủ cần giới thiệu các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn kinh tế lớn đến đầu tư tại đồng bằng sông Cửu Long gắn với quy hoạch vùng và địa phương nhằm phát triển hành lang kinh tế ven biển, xây dựng và nhân rộng các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái ven biển gắn với hình thành phát triển đô thị, phát triển các trung tâm kinh tế biển, hình thành các khu kinh tế quốc phòng vùng ven biển, vùng biên giới biển. Vùng biên giới đáp ứng yêu cầu phát triển và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.

Đại biểu Tô Ái Vang đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế liên kết giữa các vùng biển, ven biển, vùng ven biển với vùng nội địa, địa phương có biển với địa phương không có biển với các ngành, các lĩnh vực. Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác nghiên cứu điều tra cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực về biển.

Vũ Hà