Đại biểu Nguyễn Thị Lan, Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội
Theo đại biểu Nguyễn Thị Lan báo cáo được chuẩn bị một cách rất công phu, nghiêm túc, kỹ lưỡng với nhiều số liệu cụ thể và cũng đánh giá được toàn diện cơ bản sâu sắc, các mặt công tác của cả nhiệm kỳ. Báo cáo cũng đã chỉ ra được những kết quả đạt được giữa, chỉ ra được những điểm hạn chế, bất cập, nguyên nhân và đưa ra được các bài học kinh nghiệm. Đại biểu cho biết, thực sự ấn tượng với những kết quả đã trình bày trong Báo cáo của Chính phủ, đó là một sự nỗ lực, cố gắng vượt bậc của cả hệ thống chính trị đã giúp cho Việt Nam vượt qua được những khó khăn, thách thức mà chưa từng có trong lịch sử như là đại dịch COVID 19, rồi dịch tả lợn châu Phi, rồi các dịch bệnh trong đó nông nghiệp, các khó khăn do thiên tai, bão lũ gây ra tại các tỉnh miền Trung, các diễn biến khó lường, rồi các vấn đề cạnh tranh về thương mại rồi các mặt hàng khác nữa. Chính phủ cũng hoạt động rất tích cực trên các lĩnh vực hoạt động và Chính phủ đã thực hiện tốt các đột phá chiến lược như là hoàn thiện về thể chế, đột phá về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đột phá về các kết cấu hạ tầng, cũng chỉ đạo có đồng bộ. Đại biểu nhấn mạnh Chính phủ đã rất kiên định các mục tiêu để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn để thúc đẩy tăng trưởng, cơ cấu lại các nền kinh tế năng động hơn, hiệu quả hơn trong từng lĩnh vực. Chính phủ cũng quan tâm đến các vấn đề về hợp tác xã, hình thành các hợp tác xã. Tuy nhiên, trong các vấn đề này cũng cần có những chính sách thiết thực hơn để thúc đẩy các hợp tác xã phát triển.
Đại biểu đề nghị, trong giai đoạn sắp tới để phát triển được các lĩnh vực nông nghiệp thì đối với các vấn đề hợp tác xã cũng đang là một vấn đề cần phải quan tâm và không những về mặt thể chế, chính sách và cũng phải có những chỉ đạo rất quyết liệt của Chính phủ đến các địa phương, các tỉnh thành; khi đó giống như các nước trên thế giới như là, Hà Lan, Hàn Quốc, các nước thì hợp tác xã này rất phát triển. Trong vấn đề này, đại biểu cũng đề nghị sẽ cần để tập trung thêm, để thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa – xã hội, đại biểu cho rằng, Chính phủ cũng đã quan tâm đến lĩnh vực này, cũng đã coi trọng các vấn đề về văn hóa, giáo dục. Trong các Nghị quyết, chủ trương thì rất đúng đắn, tuy nhiên, làm thế nào để mà có thể có được các chính sách thiết thực hơn. Vừa qua, về các Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các Luật Giáo dục mới cũng đã được ban hành, cũng đã phản ánh và giải quyết được một số những vấn đề vướng mắc trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, theo đại biểu cũng cần phải có những chỉ đạo sát sao hơn, cụ thể hơn và đánh giá lại quá trình triển khai để ban hành những Nghị định, rồi những hướng dẫn cụ thể hơn, để có thể giúp cho các cơ sở giáo dục cũng như quá trình phát triển giáo dục được toàn diện hơn và thực sự là có hiệu quả.
Chính phủ cũng đã rất coi trọng vấn đề phòng, chống COVID và đây coi là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Chúng tôi cũng đánh giá rất cao, là trong thời gian vừa qua thì Chính phủ cũng đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và cũng nói rất là thành công trong công tác phòng, chống COVID và được nhân dân cả nước, cũng như thế giới đánh giá rất cao về công tác này của chúng ta.
Và Chính phủ cũng đã chú trọng đến các vấn đề môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đại biểu cũng đánh giá rất là cao về quan điểm, chủ trương của Chính phủ, đó là không đánh đổi môi trường để lấy tăng trưởng kinh tế, đây là một chủ trương rất đúng đắn và trong các chỉ đạo điều hành của Chính phủ thì đã thể hiện rõ những quan điểm như thế này. Tuy nhiên, các vấn đề về môi trường vừa qua thì đã có các luật nhưng các vấn đề về quy hoạch thì cần phải đưa thêm các quy hoạch về môi trường vào trong tích hợp các quy hoạch chung của vùng, của tỉnh, của địa phương để có thể thực hiện một cách nó hiệu quả hơn vấn đề chủ trương về bảo vệ môi trường này.
Đại biểu cho rằng, trong quá trình điều hành thì Chính phủ, từ Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, bộ máy, cũng đã rất lắng nghe, rồi tiếp thu các ý kiến và cũng cố gắng để điều chỉnh trong các chỉ đạo của mình và trong báo cáo của Chính phủ cũng đã thẳng thắn nêu được những điểm hạn chế, cũng đã phân tích những điểm còn tồn tại, những nguyên nhân và trong đó có các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, cũng đã chỉ ra. Tuy nhiên, các nguyên nhân này, theo đại biểu, nếu như chúng ta có thể phân tích được sâu sắc hơn, kỹ lưỡng hơn, làm rõ được trách nhiệm của từng bộ, ngành, các địa phương sẽ làm tiền đề, cơ sở để các địa phương, các bộ, ngành nhìn nhận lại một cách chính xác hơn để có điều chỉnh trong thời gian sắp tới được tốt hơn. Đại biểu bày tỏ tin tưởng rằng Chính phủ sau khi đã phân tích, nhìn nhận được các nguyên nhân, những điểm còn tồn tại như vậy thì trong thời gian tới sẽ có những giải pháp để phù hợp, những phương pháp khắc phục để có tính khả thi cao.
Chính phủ đã nêu ra 15 nhiệm vụ đã chỉ ra trong báo cáo. Đại biểu nhận định, các nhiệm vụ, giải pháp này tương đối toàn diện rồi. Tuy nhiên, đại biểu nhấn mạnh đề nghị Chính phủ sẽ nêu thêm, phân tích kỹ lưỡng hơn các nguyên nhân, những tồn tại, những hạn chế để làm rõ trách nhiệm cụ thể hơn. Các vấn đề về đổi mới giáo dục, làm sao để triệt để hơn chủ trương và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, có các chính sách đầy đủ hơn. Trong các vấn đề về tự chủ đại học, về nông nghiệp cũng cần phải chú trọng hơn./.