Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: f72467a1-a902-90f0-dd35-d84151135329.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: CẦN QUAN TÂM HƠN ĐẾN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KIÊM NHIỆM

26/03/2021

Để nâng cao hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ tới, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh-Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa, cho rằng ngoài việc đổi mới chất lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách thì Quốc hội cũng phải quan tâm hơn đến chất lượng của đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm và cần đặt ra thêm yêu cầu đối với họ.

Quốc hội khóa XIV được cử tri cả nước bầu ra vào ngày 22/5/2016. Trong 5 năm qua, Quốc hội triển khai hoạt động trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen; thế và lực của đất nước ngày càng lớn mạnh sau 35 năm đổi mới.


Kỳ họp thứ 11 là kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.

Đề cập công tác nhiệm kỳ khoá XIV của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của cử tri, cùng với sự kế thừa và phát huy kinh nghiệm của các nhiệm kỳ trước, Quốc hội khóa XIV ngày càng thể hiện sâu sắc là hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc, tư duy sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ, linh hoạt, thận trọng, quyết đoán, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hành động vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng và đối ngoại; thể hiện rõ vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các quyết sách của Quốc hội luôn xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc, từ yêu cầu phát triển của đất nước, tạo nên những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Trong mọi mặt hoạt động, Quốc hội khoá XIV luôn quán triệt sâu sắc, thể chế hoá kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho sự phát triển bền vững của đất nước; đồng thời, chủ động đóng góp ý kiến, kiến nghị tâm huyết, thẳng thắn, toàn diện với Đảng về nhiều vấn đề quan trọng. Nhận thức sâu sắc mối liên hệ mật thiết với cử tri, Nhân dân vừa là yêu cầu, nhiệm vụ, vừa là mục tiêu, mục đích cao nhất cần hướng tới, Quốc hội đã luôn coi trọng, đẩy mạnh, đổi mới các hoạt động, hình thức, cách thức, biện pháp để mối liên hệ giữa cử tri và đại biểu ngày càng được khăng khít hơn, phù hợp với tình hình thực tiễn. Công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư của công dân, theo dõi, đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã có nhiều cố gắng và chuyển biến tích cực. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội đã nỗ lực, từng bước nâng cao chất lượng công tác dân nguyện, góp phần thúc đẩy giải quyết hiệu quả khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định vị trí, vai trò của Quốc hội trong nhiệm kỳ khoá XIV.

Ngoài ra, mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cơ quan của Quốc hội với Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức hữu quan được chú trọng, tăng cường, bảo đảm toàn diện, chủ động, hiệu quả, có chiều sâu. Những đổi mới trong cách thức phối hợp đã góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, nhằm hướng tới mục tiêu chung là phục vụ Tổ quốc, phụng sự Nhân dân.

Để hiểu hơn về những hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ khóa XIV cũng như đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ tới, phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội phỏng vấn đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh-Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Khánh Hòa.

Phóng viên: Kỳ họp thứ 11 là kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV. Đại biểu đánh giá như thế nào về quá trình hoạt động của Quốc hội tronhg nhiệm kỳ khóa XIV?

Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa: Có thể nói, trong nhiệm kỳ khóa XIV, Quốc hội đã có nhiều đổi mới, sáng tạo hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu, mong mỏi của Nhân dân. Quốc hội đã thể hiện vai trò, các hoạt động của mình trên tất cả các lĩnh vực, từ công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Trong nhiệm kỳ qua, Quốc hội đã ban hành 72 đạo luật, 2 pháp lệnh và nhiều nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật được thông qua đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; phát huy dân chủ và quyền làm chủ của Nhân dân; thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Việc sửa đổi Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, các luật về tố tụng cũng như sửa đổi nhiều đạo luật khó như: Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp đã góp phần đóng vai trò nền tảng đối với công tác xây dựng pháp luật trong nhiệm kỳ khóa XIV. Đây cũng là những đạo luật nền tảng để tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, góp phần vào hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thể chế của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa trong giai đoạn sắp tới.

Việc đổi mới, sáng tạo trong công tác xây dựng pháp luật được thể hiện dưới nhiều khía cạnh. Ví dụ như chuyển đổi xây dựng kế hoạch 5 năm sang kế hoạch hàng năm và có sự điều chỉnh. Ngoài ra, việc đôn đốc, trình các dự án luật của Quốc hội cũng đã được đổi mới. Mặt khác, việc rà soát những mâu thuẫn chồng chéo của các đạo luật đã được các cơ quan của Quốc hội thực hiện tốt trong thời gian qua.


Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh-Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa.

Phóng viên: Thưa đại biểu, những ý kiến đóng góp từ Nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và ban hành các đạo luật sao cho phù hợp với đời sống thực tiễn. Vậy trong nhiệm kỳ khóa XIV, Quốc hội tiếp nhận những ý kiến này như thế nào trong việc xây dựng, rà soát công tác xây dựng pháp luật?

Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa: Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Quốc hội luôn lắng nghe ý kiến của cử tri và phản ánh thông tin phản hồi từ Nhân dân. Điều đó được thể hiện khi 2 đạo luật về giao thông, an ninh cơ sở do Bộ Công an trình. Sau khi các đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến tại nghị trường và thông qua các phương tiện truyền thông phản ánh, Quốc hội thấy rằng, cần phải thận trọng hơn đối với việc rà soát, thẩm tra đối với 2 đạo luật này để khi luật được ban hành phải thực sự phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Có thể nói, đây là việc làm góp phần vào thành công trong xây dựng pháp luật ở nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.

Phóng viên: Để nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ tới, theo đại biểu, Quốc hội cần chú trọng vào những vấn đề, nội dung nào?

Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa: Quốc hội Việt Nam là Quốc hội đại diện cho ý kiến của cử tri, quyền lợi của nhân dân nên để nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan quyền lực cao nhất này thì cần chú trọng đến nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội. Theo đó, ngoài việc tăng đại biểu Quốc hội chuyên trách lên ít nhất là 40% so với tổng số đại biểu Quốc hội là 500 người thì cần có sự kết hợp hài hòa về cơ cấu giữa đại biểu chuyên trách và đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm. Ngoài việc đổi mới chất lượng của đại biểu Quốc hội chuyên trách thì Quốc hội cũng phải quan tâm đến chất lượng của đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm. Theo đó, cần đặt ra thêm yêu cầu đối với họ như: đại biểu kiêm nhiệm khi trúng cử là đại biểu Quốc hội thì phải có sự đóng góp cho Quốc hội như thế nào; thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội nói riêng và của Quốc hội nói chung ra sao...

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đại biểu!

Bích Lan