Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 802b67a1-0906-90f0-19a0-54254482ba0f.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH VÕ ĐÌNH TÍN: ĐỀ NGHỊ KHÔNG QUY ĐỊNH KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG HỢP PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN MA TÚY

24/03/2021

Góp ý vào dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) đại biểu Võ Đình Tín, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho rằng, không nên quy định kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc trong dự thảo Luật Phòng chống ma túy để thực hiện thống nhất theo quy định của Luật Dược.

Đại biểu Võ Đình Tín, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông

Dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 8 chương, 55 điều, quy định về phòng, chống ma túy; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; cai nghiện ma túy; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy; quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy. Dự thảo luật có nhiều điểm mới như: Bổ sung quy định xác định rõ các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy, nguyên tắc phối hợp của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy; quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, cộng đồng trong phòng, chống ma túy; bổ sung quy định để quản lý chặt chẽ người sử dụng trái phép chất ma túy và người nghiện ma túy; quy định rõ các trường hợp phải xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện ma túy; bổ sung các quy định nhằm nâng cao tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp cai nghiện ma túy;...

Cho ý kiến về Khoản 1 Điều 12 dự thảo luật quy định về các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, đại biểu Võ Đình Trí cho rằng, trong Luật Phòng, chống ma túy năm 2020 có quy định việc kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và Nghị định Chính phủ giao cho Bộ Y tế kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần đã có những thay đổi sau khi Luật Dược được ban hành năm 2006 và sửa đổi toàn diện năm 2015. Cụ thể, quy định tại các khoản 26 Điều 2 Luật Dược năm 2016 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 các thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát, đặc biệt bao gồm thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp chứa chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc phóng xạ và nguyên liệu làm thuốc, dược chất hướng thần, gây nghiện, tiền chất, lạm dụng thuốc để sản xuất các loại thuốc trên. Trong khi đó, theo quy định tại Điều 15 của dự thảo luật thì chỉ có hoạt động tồn trữ, bảo quản, kê đơn, cấp phép sử dụng, tiêu hủy, kinh doanh đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc tại các cơ sở kinh doanh, cơ sở khám, chữa bệnh và cơ sở có hoạt động dược không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược vẫn được dẫn chiếu thực hiện theo quy định của pháp luật về dược là chưa đầy đủ.

Theo đại biểu Võ Đình Tín, quy định của Luật Dược thì Bộ Y tế đã có cơ quan đầu mối giúp Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về dược nói chung, trong đó có việc kiểm soát đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc. Với quy định như dự thảo luật thì hoạt động kiểm soát gây nghiện thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, dược chất sử dụng làm thuốc là một trong những hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy nên theo quy định tại khoản 4 Điều 44, khoản 2 Điều 45 thì Bộ Công an được giao là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý hoạt động này. Như vậy, cùng một hoạt động kiểm soát hợp pháp đối với thuốc gây nghiện, thuốc, hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc nhưng có 2 bộ quy định. Vậy là, có sự chồng lấn về nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, chưa đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương là thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính.

Vì vậy, đại biểu Võ Đình Tín đề nghị không quy định kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc trong dự thảo Luật Phòng chống ma túy để thực hiện thống nhất theo quy định của Luật Dược. Trường hợp có quy định trong dự thảo luật thì chỉ quy định mang tính chất nguyên tắc dẫn chiếu sang Luật Dược để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Về nội dung quản lý đối với người sử dụng trái phép chất ma túy. Đại biểu Võ Đình Tín cho rằng, so với dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, nội dung quản lý đối với người sử dụng trái phép chất ma túy trong dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp này có sự thay đổi. Cụ thể theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 23 của dự thảo luật thì việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể đối với người sử dụng trái phép chất ma túy không còn giới hạn tối đa 3 lần trong thời hạn quản lý. Theo đại biểu việc quản lý đối với người sử dụng trái phép chất ma túy như theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của dự thảo luật không phải là biện pháp xử lý hành chính, nên cần phải quy định nội dung quản lý cho phù hợp.

Với quy định tại điểm b khoản 3 Điều 23, trong thời hạn một năm quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy có thể bị đưa đi xét nghiệm bất cứ lúc nào. Bất kỳ nghề nào, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền của con người, quyền của công dân đã được Hiến pháp quy định. Đồng thời, việc quy định theo hướng không giới hạn số lần xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể như quy định tại điểm b khoản 3 Điều 23 của dự thảo luật dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện, lạm dụng trong thực tiễn triển khai sau này. Vì vậy, đại biểu đề nghị cần giới hạn số lần xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể đối với người sử dụng trái phép chất ma túy trong thời hạn quản lý, có thể giới hạn như quy định trong dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 vừa qua là 3 lần trong thời hạn quản lý hoặc có thể quy định số lần xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể nhiều hơn, nhưng cần phải có giới hạn để tránh việc lạm dụng, tùy tiện./.

 

Lê Anh