Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 0ad564a1-29a6-90f0-dd35-d1bdd913d8b6.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH DƯƠNG XUÂN HOÀ CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ GTVT VỀ CAO TỐC BẮC GIANG– LẠNG SƠN– CHI LĂNG –HỮU NGHỊ

15/05/2020

Tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang dài 45,8 km và Bắc Giang - Lạng Sơn (kết thúc tại huyện Chi Lăng) dài 64 km đã hoàn thành, nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả khi cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng chưa được khởi công. Hiện tại, cung đường nối 2 cao tốc trên vẫn là tuyến Quốc lộ 1 hai làn xe được cải tạo từ cách đây 20 năm và đã mãn tải. Đại biểu Dương Xuân Hoà – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn đã chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể về vấn đề này.

 Giao thông liên vùng tạo đòn bẩy phát triển kinh tế 

Vùng trung du và miền núi phía bắc bao gồm 14 tỉnh thành đã được Đảng và Nhà nước nhận định là vùng có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh của cả nước. Do đó, Bộ chính trị đã ban hành nghị quyết 37 năm 2004 nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020. Qua 15 năm thực hiện, kết cấu hạ tầng giao thông vùng trung du và miền núi phía Bắc đã cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng điểm nghẽn về giao thông khiến việc đẩy mạnh liên kết vùng còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy chưa phát huy được hết thế mạnh của vùng là khu vực có tiềm năng, thế mạnh về phát triển công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản và ngành nông nghiệp; có tiềm năng lớn về du lịch..

Một trong những dự án quan trọng nhất thời gian qua nhằm phát triển kinh tế vùng phía bắc là Dự án Cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn. Dự án này được khởi công từ năm 2015 nhưng do các nhà đầu tư trước đây yếu kém về năng lực quản trị, không thu xếp được vốn tín dụng nên bị chậm tiến độ gần 2 năm. Đến tháng 6/2017, hợp phần Quốc lộ 1 chỉ mới đạt 13% sản lượng và chưa triển khai hợp phần cao tốc.  Sau khi tăng cường năng lực nhà đầu tư theo đề nghị của Bộ GTVT, Tập đoàn Đèo Cả đã xử lý các vướng mắc, thu xếp tín dụng, đặc biệt là giải quyết nhiều rắc rối, hệ lụy từ nhà đầu tư cũ để hoàn thành dự án.Tháng 3/2018, hợp phần Quốc lộ 1 đã hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng, tháng 9/2019, 64km đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đã thông xe, đưa vào khai thác, thiết lập kỷ lục về tiến độ hoàn thành tuyến đường cao tốc sau 2 năm tái khởi động.

Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

Đây là dự án giao thông đầu tiên tại Việt Nam thực hiện quản lý tiến độ thông qua thiết bị flycam và xe điều hành hiện đại, cùng nhiều biện pháp thi công hiện đại đã đẩy nhanh tiến độ của dự án. Sau hơn hai năm xây dựng, dự án chính thức hoàn thành và tiến hành thông xe kỹ thuật. Trong đó, hợp phần Quốc lộ 1 đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 3/2018 còn hợp phần cao tốc chính thức được thông xe từ ngày 29/9, sớm hơn kế hoạch ba tháng. Tuy tuyến đường với quy mô 4 làn xe dù đã cơ bản hoàn thành nhưng vẫn là một mạch hở khi đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng vẫn chưa xác định được điểm khởi công. Đây là đoạn tuyến cuối cùng nằm trong quy hoạch tổng thể tuyến cao tốc từ Hà Nội đến cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). Việc hoàn thiện đoạn tuyến Chi Lăng-Hữu Nghị dài 30 km sẽ kết nối toàn tuyến cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn để khai thác đồng bộ, rút ngắn thời gian di chuyển, giảm ùn tắc, thúc đẩy phát triển sản xuất, du lịch các tỉnh vùng Đông Bắc.

Nỗi lo về nguồn vốn cho dự án Giao thông

Tuy tuyến đường cao tốc đã được đưa vào vận hành nhưng việc kết thúc “chơi vơi” cách Tp. Lạng Sơn 30 km và cửa khẩu Hữu Nghị 45 km, khiến cung đường còn lại lên 2 đầu mối giao thông quan trọng cuối tuyến vẫn phải đi mượn tuyến.

Theo chủ trương đầu tư ban đầu của Bộ GTVT, dự án xây dựng đường cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng được xây dựng quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư 8.743 tỷ đồng, sử dụng nguồn vay vốn thương mại từ ADB do VEC đầu tư. Song trước nguy cơ có thể gia tăng nợ công, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung đoạn tuyến này vào Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và giao cho UBND tỉnh Lạng Sơn là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc triển khai Dự án gặp nhiều khó khăn khi các nhà tài trợ vốn từ chối cho vay với quy mô đầu tư ban đầu do lo ngại không thể hoàn được vốn.

 Ông Trần Văn Thể - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đèo Cả

Ông Trần Văn Thể - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đèo Cả, đơn vị thi công dự án cho biết: Việc với ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng Thương mại để hiểu thực trạng việc cho vay cho các dự án gần như không thể, bảo lãnh cho vay gần như không thể,chúng tôi đã nghiên cứu lại yêu cầu như vừa rồi Thứ trưởng yêu cầu”.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Chủng – Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Chủng – Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam cũng cho biết thêm “việc vay tín dụng các công trình GTVT thường kéo dài  hàng chục năm, đây sẽ là khó khăn đối với các nhà đầu tư ngân hàng thương mại. Để giải quyết được tình trạng này cần có sự vào cuộc của chính phủ và cần có cơ chế cụ thể về vốn vay tín dụng với các công trình này”.

Việc đoạn tuyến cao tốc đã hoàn thành vẫn còn cách Thành phố Lạng Sơn khoảng 30 km sẽ là nút thắt đối với mục tiêu thông xe toàn tuyến trong năm 2020 và như vậy, cần đầu tư tiếp nối con đường Hữu Nghị - Chi Lăng thuộc tỉnh Lạng Sơn. Dự án này đến nay vẫn chưa thể triển khai tiếp do chưa xác định được nguồn vốn tham gia từ các bên liên quan đã ảnh hưởng đến cơ sở để triển khai cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh kết nối tỉnh Lạng Sơn với tỉnh Cao Bằng. 

Ông Hồ Tiến Thiệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn

Ông Hồ Tiến Thiệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết thêm “Với dự án thành phần 2 của dự án từ huyện Chi Lăng đến cửa khẩu Hữu Nghị, đây là một dự án quan trọng. Trên tuyến này hàng nông sản Việt Nam chiếm tỷ trọng giao thương lớn. Việc chưa thu xếp được nguồn vốn cũng là một trong những khó khăn hiện nay của UBND tỉnh, chúng tôi cũng đã làm việc với Bộ GTVT cùng các ban ngành liên quan để bố trí nhanh nguồn vốn nhằm thực hiện xong dự án này, từ đó lấy cơ sở đê triển khai tiếp tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh kết nối 2 tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng”

Ngày 5/5/2020, UBND tỉnh Lạng Sơn đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cân đối từ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho Dự án thành phần 1 thuộc Dự án BOT đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn với số tiền là 2.056 tỷ đồng, bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để tham gia vào dự án, chi trả cho các hạng mục công việc như: GPMB các công trình đường gom, hầm chui dân sinh, cầu vượt trực thông… để tháo gỡ khó khăn cho dự án do các yếu tố thay đổi khách quan so với dự báo ban đầu. Khoản hỗ trợ này, theo UBND tỉnh Lạng Sơn là tương tự như chính sách mà Chính phủ đã và đang áp dụng tại một số dự án triển khai đầu tư theo hình thức PPP có vốn ngân sách Nhà nước tham gia hỗ trợ.

Đối với hợp phần 2 của dự án từ huyện Chi Lăng đến cửa khẩu Hữu Nghị. Theo đề xuất của nhà đầu tư, Dự án BOT cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng sẽ được phân kỳ đầu tư theo hai giai đoạn. Tại giai đoạn I, Dự án sẽ xây dựng đoạn từ cửa khẩu Hữu Nghị đến TP. Lạng Sơn (Km1+800 - Km17+420) theo quy mô 2 làn xe, bề rộng nền 13,5 m; đoạn từ TP. Lạng Sơn đến nút giao Chi Lăng (Km17+420 - Km44+ 749) quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17,5 m. Tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn I là 5.869 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư là 1.174 tỷ đồng (20%); vốn vay tín dụng là 2.000 tỷ đồng (lãi suất vay trong thời gian xây dựng và khai thác là 11%) và vốn ngân sách nhà nước là 2.695 tỷ đồng.

Giai đoạn II, Dự án sẽ được triển khai để đầu tư hoàn chỉnh quy mô cao tốc loại A, với 4 làn xe kéo dài suốt tuyến dài 43 km khi nguồn vốn và phương án tài chính bảo đảm.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

Trước nguy cơ dự án bị đình trệ dù Thủ tướng đã có 2 văn bản chỉ đạo. Tại phiên chất vấn trực tiếp tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV. Đại biểu Dương Xuân Hoà đã chất vấn trực tiếp Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể về tiến độ thu công tuyến cao tốc Hà Nội-Bắc Giang-Lạng Sơn- Cửa khẩu Hữu Nghị.

Theo Đại biểu Dương Xuân Hoà, về tiến độ thi công tuyến cao tốc Hà Nội-Bắc Giang - Lạng Sơn - Cửa khẩu Hữu Nghị. Tuyến đường dự kiến năm 2020 hoàn thành tuy nhiên tới thời điểm này có nguy cơ đình trệ dù Thủ tướng Chính phủ đã có 2 văn bản chỉ đạo.Nếu không kết nối được tuyến Chi Lăng - cửa khẩu Hữu Nghị 43 km thì không có cơ sở triển khai tiếp dự án Hữu Nghị - Cao Bằng theo chỉ đạo của Chính phủ. Đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết giải pháp tháo gỡ. Liệu đây có phải tình trạng trên rốt ráo và dưới không làm hay không?

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết: “Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn - Hữu Nghị là trục cao tốc quan trọng. Hiện nay, tiến độ từ Bắc Giang - Lạng Sơn tương đối đáp ứng được yêu cầu, riêng đoạn bổ sung từ Lạng Sơn đến cửa khẩu Hữu Nghị khoảng 40 km đây là đoạn tuyến mới hoàn thành. Vừa qua nhà đầu tư cũng đã tính toán và có đề xuất phương án nhà nước hỗ trợ một khoản kinh phí để có thể thực hiện đến cửa khẩu Hữu Nghị. Bộ trưởng cũng cho biết hiện nay có 25 dự án dừng, giãn, hoãn theo nghị quyết 11 trước đây. Trong nhiệm kỳ này mới bố trí được 5 dự án, còn 20 dự án chiếm khoảng 12.000 tỷ là dừng, giãn, theo kỹ thuật chưa hoàn thành. Mặc dù Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo nhưng cân đối ngân sách của quốc gia và phần dự phòng không đáp ứng được nên thời điểm này chưa được bố trí. Bộ trưởng cũng mong trong thời gian tới, UBND tỉnh cùng với bộ sẽ làm việc để tìm ra giải pháp khác để triển khai dự án này”

Sau khi chất vấn, tháng 9/2019 cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn đã được thông xe kỹ thuật, cơ bản đáp ứng được yêu cầu tiến độ đề ra. Tuy nhiện tuyến đường Chi Lăng - Hữu Nghị là dự án từng đứng trước nguy cơ bị tạm dừng do các ngân hàng đắn đo trong việc cấp vốn. Vậy đứng trước những khó khăn này, tỉnh Lạng Sơn cần phải có những phương án, kiến nghị gì để thu hút đầu tư, thực hiện dự án này? Phóng viên Cổng thông tin điện tử Quốc hội đã có cuộc trao đổi với đại biểu Dương Xuân Hoà về vấn đề này.

Phóng viên: Thưa đại biểu, xuất phát từ thực tiễn nào tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV, Đại biểu đã có ý kiến chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ GTVT?

Đại biểu Dương Xuân Hoà - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn: Qua ý kiến của cư tri, nhân dân tỉnh Lạng Sơn và cả nước về tuyến đường giao thông mà chúng ta vẫn nói với nhau rằng đây là điểm khởi đầu của huyết mạch giao thông xuyên Việt là từ Lạng Sơn đến tỉnh cuối cùng của đất nước là Cà Mau. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, cũng như trong tình hình triển khai nhiệm vụ trong phát triển kinh tế vùng cũng như của tỉnh Lạng Sơn, cũng như ý kiến của cử tri Lạng Sơn nên chúng tôi có chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể về tình hình triển khai thực hiện tuyến đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn

Phóng viên: Ngay sau khi chất vấn, Bộ trưởng Bộ GTVT đã đăng đàn trả lời. Ông có hài lòng về nội dung trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể không?  

Đại biểu Dương Xuân Hoà - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn: Sau khi nhận được câu hỏi chất vấn của Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn chuyển tới; Bộ trưởng đã nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá lại công tác triển khai nhiệm vụ này. Qua phần trả lời của Bộ trưởng chúng tôi thấy rằng đâu là thuận lợi, đâu là những khó khăn căn nguyên nhất của việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đầu tư tuyến đường huyết mạch giao thông xuyên Việt này bằng hình thức BOT. Trên cơ sở trả lời của Bộ trưởng và đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành thì chúng tôi thấy rằng về góc độ quản lý nhà nước Bộ GTVT đã làm hết sức mình, làm theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện còn vướng mắc một số vấn đề . Chủ yếu ở đây là nguồn lực đầu tư cho dự án này. Trên cơ sở ý kiến của cử tri và Bộ trưởng đã trả lời là sẽ thu xếp theo góc độ quản lý nhà nước . Vì vậy câu trả lời của Bộ trưởng đã trả lời đúng nguyên tắc, chức năng nhiệm vụ của bộ.

Phóng viên: Lạng Sơn là tỉnh giáp biên giới, tiềm năng giao thương cửa khẩu lớn, nếu tuyến cao tốc này hoàn thành toàn bộ sẽ có tác động như thế nào tới phát triển kinh tế và phát triển vùng thưa đại biểu?

Đại biểu Dương Xuân Hoà - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn: Lạng Sơn luôn là thị trường hết sức sôi động. Về suất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn từ trước những năm 2006 đến 2018 kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa lạng Sơn và các nước bạn không cần tăng không ngừng tăng Đến nay kim ngạch suất khẩu đạt 5 tỷ đô la Mỹ. Cho nên việc đầu tư tuyến đường giao thông không những riêng cho địa phương tỉnh lạng Sơn mà còn giúp giải quyết bài toán giao thương hàng hóa của cả khu vực. Đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn chủ yếu là hàng nông sản thực phẩm. Đây là thế mạnh sản xuất nông nghiệp của những vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung. Điều quan trọng nữa là tuyến giao thông này còn đảm bảo tính kết nối giữa các khu vực giữa các vùng kinh tế, giữa các cụm cảng hàng không và đường biển theo đúng tinh thần nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội 5 năm mà Quốc hội cũng như Trung ương Đảng, Chính phủ đã đề ra.

Phóng viên: Có thể thấy sau khi chất vấn thì tháng 9 vừa qua cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn đã được thông xe kỹ thuật, cơ bản đáp ứng được yêu cầu tiến độ đề ra. Về đoạn Chi Lăng - Hữu Nghị, đây là dự án từng đứng trước nguy cơ bị tạm dừng do các ngân hàng đắn đo trong việc cấp vốn. Đây có phải là một trong những khó khăn trong việc tiếp tục triển khai dự án cao tốc hay không, thưa đại biểu?

Đại biểu Dương Xuân Hoà - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn: Việc đầu tư tuyến đường cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn được chia làm hai dự án thành phần. Phần thứ nhất từ Bắc Giang cho tới huyện Chi Lăng, cụ thể là xã Nhân Lý, huyện Chi Lăng. Tuyến đường cao tốc này với sự nỗ lực cố gắng của các bên đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Giao thông Vận tải cùng với nhà thầu thì tuyến đường này đã được thông xe kĩ thuật vào tháng 10/2019. Tuy nhiên còn phần dự án thành phần thứ hai còn lại là từ xã Nhân Lý huyện Chi Lăng tới Cửa khẩu Hữu Nghị của tỉnh Lạng Sơn tuyến này hơn 40km hiện nay đang khó khăn về thu xếp vốn ngân hàng. Đặc biệt về phía tỉnh với chức năng đã chuyển mô hình quản lý nhà nước từ Bộ Giao thông Vận tải về Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn thì tỉnh đã chủ động hết sức mình liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng, liên quan công tác tuyên truyền cho người dân có ý thức để ủng hộ giúp đỡ và đầu tư triển khai thực hiện dự án này. Chính vì khó khăn như vậy trong thời gian vừa qua Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ đã đến làm việc với tỉnh Lạng Sơn. Trong chuyến công tác đã có rất nhiều bộ ngành liên quan đã cùng nhau nhìn nhận những vấn đề hết sức cẩn thận. Hết sức cơ bản để tháo gỡ khó khăn. Và hiện nay theo chúng tôi được biết các ngân hàng đang nỗ lực tìm giải pháp để thu xếp nguồn vốn tín dụng để bố trí cho việc đầu tư của dự án này.

Phóng viên : Trong phần trả lời của mình, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cũng cho rằng, nhu cầu thì rất lớn nhưng thực tế, hiện nay nước ta có 25 dự án dừng, giãn theo Nghị quyết 11 trước đây. Trong nhiệm kỳ này mới bố trí được có 5 dự án, nay còn 20 dự án khoảng 12.000 tỷ là dừng, giãn theo kỹ thuật chưa có hoàn thành. Trước thực tế này, tỉnh Lạng Sơn có phương án, kiến nghị gì để thu hút đầu tư, thực hiện dự án này?

Đại biểu Dương Xuân Hoà - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn: Đảng của chúng ta đã xác định một trong những điểm kém của phát triển kinh tế đất nước là điểm nghẽn về kết cấu hạ tầng. Trong tất cả các công trình đầu tư kết cấu hạ tầng, kết cấu kĩ thuật thì có rất nhiều công trình do ảnh hưởng của chủ trương đình, giãn, hoãn bởi vì chúng ta đang kìm hãm nợ công khỏi vượt trần Quốc hội đã đưa ra. Trên địa bàn của tỉnh có nhiều công trình nằm trong danh mục đình, giãn, hoãn như vậy. Tuy nhiên như tôi phân tích ban đầu với một địa phương tiếp giáp với thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh có động lực tăng trưởng cao của vùng đồng bằng sông Hồng cũng như các tỉnh miền Trung, khu vực phía Nam thì Lạng Sơn rất cần có ưu tiên để đầu tư dự án này. Bởi vì chúng ta đã biết với lợi thế là xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu biên giới trên đất liền thì Lạng Sơn trong những năm qua với sự quan tâm của Trung ương, với sự nỗ lực của địa phương kết cấu hạ tầng đầu tư của các cửa khẩu đường bộHoàn thiện tương đối đồng bộ và đọc biệt phía nước bạn với nguyên tắc đầu tư tương thích theo vì vậy nếu hệ thống giao thông này mà chúng ta đầu tư được tốt thì sẽ làm tăng cường năng lực thông qua tăng cường xuất khẩu hàng hóa nhất là hàng nông sản thực phẩm của nước ta sau nước láng giềng.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Cũng theo đại biểu Dương Xuân Hoà, việc hoàn thành tuyến cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn – Chi Lăng – Hữu Nghị sẽ có tác động rất lớn đến việc phát triển kinh tế của Lạng Sơn nói riêng và kinh tế vùng nói chung. Cung đường cao tốc này sẽ là tiền đề mở rộng cánh cửa giao thương giữa Việt Nam – các nước ASEAN, tạo nên sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, hợp tác an ninh, quốc phòng, khẳng định chủ quyền lãnh thổ và chứng minh năng lực hội nhập đóng góp phát triển kinh tế cho vùng Đông Bắc nói riêng, Việt Nam nói chung, đặc biệt cho cộng đồng các quốc gia trong khu vực.

Thanh Hải

Các bài viết khác