Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 1dc764a1-e90f-90f0-19a0-535826fcfb71.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: DỰ THẢO LUẬT THANH NIÊN (SỬA SĐỔI) – NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ THANH NIÊN

29/04/2020

Góp kiến vào Dự thảo Luật thanh niên (sửa đổi) do Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức, đa số các Đại biểu cho rằng: Sau 14 năm triển khai thực hiện và tổng kết thi hành Luật Thanh niên cho thấy việc ban hành Luật Thanh niên đã tạo cơ sở pháp lý cho việc chăm lo, giáo dục và phát huy thanh niên, tác động tích cực đối với phong trào thanh niên. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về thanh niên chưa được đề cao; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên còn nhiều vấn đề phải nhìn nhận cụ thể.

 

Nâng tầm Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) thành phố Hà Nội từ lâu đã là địa chỉ thân thuộc của tuổi trẻ thủ đô trong việc xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên; tổ chức các hoạt động thanh niên; giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống văn hoá và ý thức pháp luật trong thanh niên. Thông qua các hoạt động tình nguyện, các hoạt động xã hội, các phong trào; các chương trình đồng hành cùng thanh niên trong học tập, khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện; chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; hợp tác quốc tế thanh niên…

Đoàn Thanh niên thành phố đã thể hiện rõ nét vai trò là hạt nhân nòng cốt, quan trọng trong các phong trào của thanh niên cả nước; là trung tâm kết nối, hỗ trợ về tổ chức và hoạt động của các tỉnh, thành đoàn trực thuộc Trung ương. Nhiều hoạt động của Đoàn đã có sức lan toả đối với các tổ chức chính trị - xã hội, đồng thời có tính dẫn dắt, định hướng chung cho đoàn viên, thanh thiếu nhi Thủ đô và cả nước, giúp thanh niên lập thân, lập nghiệp.  

 Thành Đoàn Hà Nội trao quà tặng người dân thôn Hạ Lôi ( Mê Linh )

Anh Nguyễn Mạnh Linh, Văn phòng Thành đoàn Hà Nội chia sẻ: "Tôi thấy tổ chức Đoàn thanh niên nói chung cũng như Thành đoàn Hà Nội nói riêng luôn luôn xung kích, sáng tạo, đi đầu trong rất nhiều các hoạt động tham gia xây dựng phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là những công việc khó thì vai trò của thanh niên ngày càng được thể hiện mạnh mẽ hơn. Qua đó, phát huy được tính sáng tạo và sức trẻ của thanh niên trong các hoạt động đối với xã hội".

Theo Anh Nguyễn Ngọc Việt, Bí thư Thành đoàn Hà Nội, cho biết: Trong Luật Thanh niên (sửa đổi), có một chương quy định rất rõ các tổ chức dành cho thanh niên và khẳng định tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giữ vai trò nòng cốt trong các phong trào của thanh niên. Chúng tôi cho rằng với sự nhất quán quan điểm chỉ đạo của Đảng, quy định vai trò của tổ chức đoàn trong thanh niên như vậy là rất phù hợp để nêu cao trách nhiệm của tổ chức Đoàn.

Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về thanh niên đã có những bước chuyển động rất tích cực mặc dù bộ máy quản lý nhà nước về thanh niên ở các tỉnh thành đang bị thu hẹp lại. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với vai trò là một tổ chức chính trị xã hội, tham gia phối hợp với Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, nhằm phản ánh tới Uỷ ban những vấn đề mà thanh niên đang quan tâm, giúp cho thanh niên có thể tiếp cận những vấn đề mới. Từ đó, hình thành các chính sách mới để kịp thời tham mưu với Thủ tướng và Chính phủ điều chỉnh kịp thời trong quá trình triển khai chính sách liên quan tới thanh niên.

Theo ý kiến chuyên gia, cơ chế một Uỷ ban liên ngành mà Đoàn giữ vai trò cơ quan thường trực là một mô hình hiệu quả để triển khai trong thời gian sắp tới bởi Đoàn đang có một lực lượng to lớn và có tính hệ thống từ Trung ương tới cơ sở và nắm vững lực lượng thanh niên. Chính cơ chế phối hợp hiệu quả giữa cơ quan quản lý nhà nước và Đoàn thanh niên chặt chẽ sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước về thanh niên hiệu quả hơn.

Anh Nguyễn Mạnh Linh, Văn phòng Thành đoàn Hà Nội cho rằng: Đối với việc sửa đổi Luật thanh niên lần này, trước hết giữ nguyên hệ thống bộ máy của Đoàn thanh niên các cấp, phát huy vai trò của từng Bộ, ngành, địa phương cũng như của cấp uỷ Đảng, chính quyền của các địa phương, đồng thời nêu cao hơn nữa vai trò của Uỷ ban Quốc gia về thanh niên và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác tham mưu với Đảng, với Nhà nước, với Chính phủ vào hoạt động của thanh niên.

Theo Anh Nguyễn Ngọc Việt, Bí thư Thành đoàn Hà Nội, mô hình Uỷ ban Quốc gia về thanh niên giúp cho Thủ tướng Chính phủ tư vấn về công tác thanh niên là phù hợp. Thông qua Uỷ ban Quốc gia này sẽ có sự kết hợp liên ngành và có sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thì từng ngành sẽ có trách nhiệm để phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên thành phố các cấp tổ chức thực hiện với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt dưới sự lãnh đạo của Đảng cũng như sự quan tâm của Chính phủ.

 

Anh Nguyễn Ngọc Việt, Bí thư Thành đoàn Hà Nội

Có nên đưa Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam vào Luật?

Mới đây, tại hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Thanh niên sửa đổi, việc có nên đưa Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam vào luật là nội dung nhận được nhiều ý kiến từ các đại biểu. Đối với ý kiến nên quy định Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam trong dự thảo Luật, vì Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam có bề dày hơn 20 năm hoạt động với vai trò chủ chốt của Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Nếu không đưa Ủy ban Quốc gia vào trong luật thì nên đưa vào tổ chức phối hợp liên ngành. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ là người thành lập tổ chức liên ngành về thanh niên.

Bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban VH, GD, TN, TN&NĐ của Quốc hội nhấn mạnh: Phụ nữ, thanh niên, trẻ em là ba đối tượng cần có sự phối hợp liên ngành. Chúng ta không có Ban chỉ đạo vì đấy là việc của cơ quan khác, nhưng tại sao vừa rồi Luật trẻ em là phải có sự phối hợp liên ngành. Xong Luât, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phải thành lập ngay tổ chức phối hợp liên ngành, chính là Ủy ban Quốc gia về trẻ em hiện nay và đang giám sát việc xâm hại trẻ em. Chúng ta nên tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, vai trò của Đoàn thanh niên có Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn vừa là Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia về thanh niên và Phó Thủ tướng phải làm Chủ tịch như các cơ quan khác mới điều hành được.

 Bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội 

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng không nên đưa Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam vào trong dự thảo Luật vì đây là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ. Việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tư vấn thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Điều này sẽ bảo đảm được tính chủ động, linh hoạt trong hoạt động của Chính phủ trong bối cảnh các tổ chức phối hợp liên ngành đang được rà soát, sắp xếp lại.

Ông Trương Minh Hoàng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu ý kiến: Hiện nay có rất nhiều tổ chức, cơ quan được cụ thể hóa vào luật, nếu chúng ta cụ thể hóa thì phải làm rõ mối quan hệ của các cơ quan này. Ví dụ giao trách nhiệm cho Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về thanh niên, Ủy ban Quốc gia về thanh niên, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam. Nếu chúng ta đưa vào luật, phải cụ thể hóa các mối quan hệ này. Muốn tăng thêm vai trò quản lý nhà nước, tăng thêm vai trò của thanh niên tham gia với trách nhiệm quản lý nhà nước thì sau này đầu mối là một Bộ do Chính phủ phân công.

Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng bày tỏ: "Tôi tán thành với cách để như hiện tại, kế thừa luật hiện hành, vận dụng các quy định phù hợp. Nếu đẩy nữa quy định thì không đúng với quy định của Đảng, thêm vào đó sẽ có sự chồng chéo trong hệ thống. Ví dụ như cơ quan quản lý nhà nước trong này là Bộ Nội vụ, cơ quan kia cũng mở rộng chức năng cũng có phần chức năng nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhà nước thì sẽ chồng chéo".

Các đại biểu cho rằng việc xây dựng Luật theo hướng luật khung theo quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của thanh niên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi) phải thể chế hoá đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về công tác thanh niên, kế thừa những thành quả đã đạt được của Luật thanh niên năm 2005 và thể hiện đầy đủ, không chỉ quyền mà cả nghĩa vụ của thanh niên với gia đình, xã hội và đất nước, đồng thời tiếp cận với xu hướng trong chính sách về thanh niên trong khu vực và trên thế giới để phát triển thanh niên, một lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc, trở thành lực lương đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.

Sau gần 14 năm, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Luật Thanh niên đã bộc lộ một số tồn tại và bất cập: Một số quy định của Luật khó áp dụng, thiếu đồng bộ với các chính sách khác; tính pháp chế trong thi hành Luật còn hạn chế, chưa bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên; nhiều quy định trong Luật về thanh niên chưa rõ nét, còn chung chung, chưa phát huy trách nhiệm của thanh niên trong việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật cho chính thanh niên...

So với Luật Thanh niên 2005, dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi) lần này đã bổ sung nhiều điểm mới đáng chú ý như: Tách quyền và nghĩa vụ của thanh niên để làm rõ trách nhiệm của thanh niên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; bổ sung chính sách của Nhà nước đối với thanh niên và một số nhóm thanh niên cụ thể, nhóm thanh niên yếu thế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy thanh niên tài năng khởi nghiệp; chính sách bảo vệ thanh niên an toàn trên môi trường không gian mạng; bổ sung quy định về nguồn lực, kinh phí bảo đảm thực hiện chính sách đối với thanh niên; chính sách đối với thanh niên tình nguyện, thanh niên làm việc tại khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; quy định đối thoại với thanh niên.   

Dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi) cần nhìn nhận cụ thể công tác quản lý về thanh niên

Năm 2005, Luật Thanh niên ra đời, Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam đã được luật hoá, thể hiện 1 Điều ở trong Luật thanh niên năm 2005. Năm 2008, Nghị quyết 25 ngày 25 tháng 7 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Năm 2010, Thủ tướng có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, giao thêm các nhiệm vụ mới cho Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam.

Năm 2013, Bộ Chính trị có Kết luận số 80 về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 25 của Trung ương. Dự thảo Luật Thanh niên sửa đổi sau khi hoàn chỉnh được kỳ vọng tạo cơ sở pháp lý cho việc chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng và phát huy thanh niên; tác động tích cực đối với phong trào thanh niên cũng như tổ chức thanh niên; có những chính sách thúc đẩy cụ thể, phù hợp để thanh niên thực sự làm chủ đất nước, phát huy đầy đủ vai trò xung kích, thể hiện được quyền và nghĩa vụ đối với bản thân, gia đình và xã hội, nhất trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã có cuộc trao đổi với Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận Lê Quốc Phong về vấn đề này.

 

Đại biểu Lê Quốc Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận

Phóng viên: Đại biểu đánh giá như thế nào về vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại các địa phương cũng như Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác thanh niên?

Đại biểu Lê Quốc Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận: Hiện nay Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được Chính phủ giao là cơ quan thường trực của Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam. Và chúng tôi cũng triển khai rất nhiều công việc trong cơ chế phối hợp với Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam để thực hiện các công việc thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình.

Trong công tác quản lý nhà nước về thanh niên, hiện nay các địa phương, hầu hết các tỉnh thành Đoàn đều đươc Thành uỷ, tỉnh uỷ cũng như chính quyền địa phương giao cho các nội dung công việc để có thể cùng tham gia với ngành nội vụ - cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên để có thể tham mưu cho chính quyền, lãnh đạo các địa phương các chủ trương, các chính sách, các cơ chế cần thiết để thực hiện các nội dung của Luật thanh niên cũng như chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam.

Trong thời gian qua, chúng tôi nhận thấy vai trò của Đoàn đã được thể hiện rất tích cực. Bên cạnh nội dung đã được thực hiện theo chỉ đạo chung thì Đoàn các cấp cũng rất chủ động trong việc tham gia vào câu chuyện tổ chức những hoạt động để đối thoại, giúp cho chính quyền và lãnh đạo các địa phương có thể nắm bắt đầy đủ hơn về những vấn đề của thanh niên, các nội dung thanh niên quan tâm. Cũng như quá trình triển khai thực hiện công tác thanh niên và kịp thời đề xuất những chủ trương, những chính sách mới, quan tâm tạo diều kiện môi trường thuận lợi, lành mạnh để thanh niên có thể phát triển. Tôi thấy với cách tham gia của Đoàn trong thời gian vừa qua là hết sức trách nhiệm, chủ động và đạt được nhiều kết quả cụ thể. 

Phóng viên: Đối với Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, cơ quan tư vấn của Chính phủ nhằm giải quyết các công việc liên quan tới công tác thanh niên, theo đại biểu, trong Luật Thanh niên sửa đổi có cần đề cập tới vai trò của Uỷ ban này?

Đại biểu Lê Quốc Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận: Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam được thành lập từ năm 1998 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và lúc đấy Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam có 03 nhiệm vụ. Đến năm 2010, Thủ tướng Chính phủ có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam tăng từ 03 nhiệm vụ thành 06 nhiệm vụ. Điều đó cho thấy sự quan tâm rất lớn của Chính phủ về vai trò của Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam.

Qua 12 năm hoạt động, Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam đã tổ chức được rất nhiều Đoàn kiểm tra, giám sát về việc thực thi chính sách pháp luật về thanh niên, về công tác thanh niên tại các tỉnh thành. Cùng với đó, Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam cũng cùng phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan khác tham mưu những chính sách mới cho thanh niên Việt Nam.

Chúng tôi thấy rằng, càng ngày nhận thức của các địa phương, khi tiếp các đoàn kiểm tra của Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam ngày càng tốt hơn và nhận thức trong việc chuẩn bị các nội dung cũng như xác dịnh trách nhiệm của mình trong việc tham gia thực hiện các nội dung của luật thanh niên, của chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam hoặc các chính sách về nghề nghiệp, về việc làm, về các chỉ thị của Đảng liên quan tới công tác thanh niên thì đều được các địa phương chuẩn bị ngày càng chu đáo hơn, kỹ lưỡng hơn và thấy rõ trách nhiệm của các sở ngành, các bộ phận có liên quan ở từng đơn vị trong tham gia thực hiện…Với những điều kiện như vậy, chúng tôi thấy rằng khi sửa đổi Luật Thanh niên lần này, cần thiết phải duy trì việc quy định về Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam. Chúng tôi kỳ vọng nhiều hơn Luật thanh niên có thể nghiên cứu để cụ thể hoá, nêu đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam đã được Chính phủ quy đinh với 06 nhiệm vụ cụ thể. Và ở một mức độ nào, có thể nâng tầm, giao thêm nhiệm vụ để Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam có thể hoàn thành được công việc của mình và đóng góp nhiều hơn nưa cho quá trình đưa nội dung của Luật đi vào cuộc sống.

Phóng viên: Nhằm khắc phục những hạn chế trong Luật thanh niên chưa bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên, đại biểu có đề xuất gì đối với Dự luật Thanh niên (sửa đổi)?     

Đại biểu Lê Quốc Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận: Dự thảo luật cần nghiên cứu làm sao có thể xác định rõ hơn trách nhiệm của các tổ chức thanh niên, trong đó có vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam và các tổ chức thanh niên hợp pháp khác để có thể thúc đẩy cái sự tham gia của thanh niên và thúc đẩy cho các tổ chức thanh niên phát triển. Phần quy định trách nhiệm của các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước, chúng tôi thấy cũng đã rõ ràng hơn và cũng thể hiện được các đơn vị, các tổ chức có quan tâm, liên quan tới thanh niên thì đã được đề cập trong luật.

Chúng tôi mong muốn Luật Than niên sửa đổi lần này sẽ khắc phục được những hạn chế của luật hiện nay, giữa câu chuyện kỳ vọng của thanh niên, giữa mong muốn của thanh niên để có một luật thực sự giúp cho các bạn có những cơ hội mới để khẳng định, để trưởng thành, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước. Trong mối quan hệ quản lý nhà nước về thanh niên, chúng tôi cũng kỳ vọng rằng là luật có thể giải quyết được để làm sao cơ chế quản lý nhà nước về công tác thanh niên là cơ chế thống nhất. Trong đó, vai trò điều tiết và vai trò chịu trách nhiệm chính là Chính phủ còn sự phân định về các Bộ ngành có liên quan cụ thể như thế nào sẽ theo lĩnh vực và theo cơ chế họat động của cơ quan liên ngành. Tôi nghĩ đó sẽ là một cơ chế phối hợp hiệu quả và sẽ giai quyết được rất nhiều vấn đề mà hiện nay ta thấy đôi lúc ,đôi nơi còn chồng chéo hoặc chưa phát huy được hết tính xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương trong việc tham gia thực hiện các chính sách pháp luật cũng như quá trình đưa các nội dung quy định của Luật vào thực tế.

Phóng viên: Có ý kiến cho rằng không nên quy định cụ thể Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên bởi thực tiễn, hoạt động của thanh niên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội, nếu đưa vào luật, gắn với công việc cụ thể là khó khăn. Ý kiến của đại biểu về vấn đề này?

Đại biểu Lê Quốc Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận: Tôi nghĩ rằng quan điểm công tác quản lý nhà nước là công tác thống nhất trong sự lãnh đạo của Chính phủ là quan điểm nên duy trì ổn định và nhất quán trong luật. Việc Chính phủ giao cho Bộ ngành nào để thực hiện công việc này, tôi nghĩ rằng Chính phủ sẽ cân nhắc đánh giá triên kết quả thực hiện vai trò của Bộ Nội vụ trong thời gian vừa qua, cũng như trong luật mới quy định những vấn đề mới cho thanh niên, cho lĩnh vực về công tác thanh niên sẽ lựa chọn một bộ máy với mô hình hợp lý hoặc giao cho những Bộ có chức năng phù hợp. Tôi nghĩ có thể phát huy cơ chế liên ngành, đó sẽ là một cơ chế hiệu quả bởi thanh niên phải xem là lực lượng hết sức đặc biệt, là lực lượng quan trọng trong xã hội. Và thanh niên thì hiện hữu ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Hoạt động quản lý nhà nước hiện nay là cơ chế thống nhất theo Chính phủ hoạt động. Chính phủ sẽ giao cho các Bộ ngành có liên quan tới công việc cụ thể, nếu lĩnh vực đó thuộc chức năng nhiệm vụ các Bộ thì từng Bộ sẽ có trách nhiệm tham gia vào câu chuỵện quản lý nhà nước về thanh niên. Ví dụ lĩnh vực học tập thì Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có trách nhiệm; lĩnh vực về sáng tạo, khoa học công nghệ  thì Bộ Khoa học Công nghệ phải có trách nhiệm; liên quan tới lĩnh vực văn hoá, đời sống tinh thần của thanh niên thì Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phải có trách nhiệm; liên quan sức khoẻ thì Bộ Y tế phải có trách nhiệm… Từng Bộ sẽ có trách nhiệm cụ thể trong quá trình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về thanh niên theo sự phân công của Chính phủ nhưng cơ quan tham mưu cho Chính phủ những vấn đề liên quan đấy sẽ là cơ chế liên ngành. Do đó cơ chế liên ngành sẽ là cơ chế phát huy tốt, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về thanh niên. Tôi nghĩ là vai trò của Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam cần nâng tầm để trở thành một cơ quan liên ngành hoạt động tham mưu cho Chính phủ. Đó cũng là một mô hình mà chúng ta có thể xem xét ở trong quá trình thực hiện Luật Thanh niên (sửa đổi) trong giai đoạn sắp tới.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu

Đánh giá cao vai trò xung kích của thanh niên, Chính phủ luôn nhìn nhận, xem thanh niên là một trong những lực lượng quan trọng, lực lượng rường cột để có thể thúc đẩy cho sự phát triển của đất nước. Bởi không ai khác, thanh niên là nhân tố có vai trò quan trọng, quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước với sức trẻ, thể lực dồi dào, tư duy năng động, sáng tạo. Mục tiêu của việc xây dựng Dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi) không phải tạo ra đặc quyền, đặc lợi, ưu đãi cho thanh niên so với những đối tượng khác trong xã hội mà là để khơi dậy quyền, nghĩa vụ của thanh niên cũng như đảm bảo chính sách hỗ trợ, thúc đẩy đối với thanh niên, tạo hành lang pháp lý, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý trong thanh niên để thanh niên phát huy khả năng, trí tuệ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.  

Kim Yến

Các bài viết khác