Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 78c064a1-d9b3-90f0-dd35-d837f65f3fc9.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGÀN PHƯƠNG LOAN CHẤT VẤN BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VỀ GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG LỪA ĐẢO, CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN QUA INTERNET VÀ MẠNG VIỄN THÔNG

29/04/2020

Gửi văn bản chất vấn Bộ Thông tin và Truyền thông, đại biểu Quốc hội Ngàn Phương Loan - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn đề nghị Bộ nêu rõ những giải pháp của Bộ để ngăn chặn hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng internet và mạng viễn thông cũng như phương thức chỉ đạo các nhà mạng phối hợp cơ quan chức năng tuyên truyền, cảnh báo để người dân cảnh giác, đề phòng?

 

Đại biểu Quốc hội Ngàn Phương Loan - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn

Đặt câu hỏi chất vấn, đại biểu Quốc hội Ngàn Phương Loan - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn cho biết, thời gian qua, một số đối tượng  trong đó có cả người  nước ngoài đã lợi dụng mạng viễn thông và mạng Internet để thực  hiện hành  vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản công dân, với thủ đoạn như: Gọi, thông báo đến chủ thuê bao đã trúng thưởng, có quà gửi,... để yêu cầu chủ thuê bao chuyển ứng trước một số tiền để làm thủ  tục nhận thưởng với giá trị lớn hơn, hay giả danh cán bộ cơ quan hành pháp, thông báo chủ thuê bao vi phạm pháp luật dọa dẫm yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản của chúng.

Với trách nhiệm của Tư lệnh ngành, đại biểu đề nghị Bộ cho biết giải pháp để ngăn chặn hành vi này và phương thức chỉ đạo các nhà mạng phối hợp cơ quan chức năng tuyên truyền, cảnh báo để người dân cảnh giác, đề phòng?

Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Ngàn Phương Loan - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn về  vấn đề này, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, trước hết chúng ta nhận thấy rằng các đối tượng thực hiện các hành vi này đều nhằm tới nhóm người “nhẹ dạ” thường tin vào nội dung quảng cáo thông qua mọi hình thức. Đã có nhiều sự việc xảy ra thời gian qua như các đối tượng đã giả danh công an, các cơ quan chức năng khác có thẩm quyền gọi điện đe dọa với mục đích chiếm đoạt tài sản hay các đối tượng tội phạm mạng sử dụng công nghệ cao đánh cắp thông tin cá nhân, người dùng và lợi dụng chiếm đoạt tài sản…

Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông tuyên truyền, cảnh báo hiện  tượng này trên các phương tiện thông tin đại chúng, dành thời lượng trên truyền hình đưa ra phóng sự về các trường hợp trong thực tế bị lợi  dụng và  khuyến  nghị  người dân cách thức xử  lý khi gặp phải các hiện tượng tương tự tránh gặp phải các trường hợp đáng tiếc như trên đã nêu.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trong Quý I/2020 Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, cảnh báo về các hành vi, thủ đoạn của các đối tượng để người dân cảnh giác và đề phòng.

Cụ thể, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ chỉ đạo các nhà mạng nhắn tin tới các thuê bao thuộc mạng viễn thông của mình, thông tin nêu rõ về phương thức thủ đoạn lừa đảo để giúp  khách hàng nhận biết, có biện pháp phòng tránh. Cung cấp số điện thoại Đường dây nóng số 0869100320 hỗ trợ khách hàng để xác minh hoặc thông báo tới cơ quan chức năng phối hợp giải quyết.

Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền  thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên phương tiện truyền thông (báo chí, truyền thanh, truyền hình, mạng xã hội…), nâng cao nhận thức cho người sử dụng về các hành vi, thủ đoạn của các đối tượng qua tin nhắn để người dân cảnh giác, đề phòng; cách tự bảo vệ mình trước các tác hại, tác động tiêu cực của tin nhắn độc hại./.

Thu Phương

Các bài viết khác