Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 953d64a1-89f1-90f0-dd35-dfff07bc639e.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH: VAI TRÒ CỦA NGÀNH KIỂM SÁT - NHÌN TỪ CÁC ĐẠI ÁN THAM NHŨNG

23/10/2018

Trong tình hình Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế thì việc “thượng tôn pháp luật” chính là một trong những yếu tố quan trọng bảo vệ vững chắc chế độ, nhà nước xã hội chủ nghĩa trước những diễn biến ngày càng phức tạp, mà đặc biệt là sự gia tăng về số lượng cũng như loại hình tội phạm hiện đang là áp lực đối với các cơ quan thực thi pháp luật...

Thời gian qua chứng kiến nhiều đại án kinh tế được điều tra, truy tố, xét xử. Trong đó có những vụ án xưa nay chưa từng có tiền lệ, người bị bắt giam, truy tố không có vùng cấm dù nguyên là ủy viên Bộ Chính trị. Nổi cộm lên là những vụ án kinh tế lớn, gây thất thoát tài sản nhà nước hàng nghìn tỷ đồng đã được phát hiện, đưa ra xét xử như: Đại án Oceanbank; Đại án Tham ô, rửa tiền tại Vinashin; Đại án Cựu Giám đốc Agribank Bến Thành tham ô 2.660 lượng vàng...

Trong các Đại án được đưa ra xét xử, có lẽ dư luận đặc biệt quan tâm nhất tới vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm, phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam. Đây là một phiên tòa hết sức đặc biệt bởi lẽ, đây là lần đầu tiên một cựu Ủy viên Bộ Chính trị bị truy tố và đưa ra xét xử. Không chỉ vậy, tại phiên tòa Hội đồng xét xử đã dành  tới 4 ngày cho phần tranh luận trong tổng số 10 ngày xét xử. Có tới 42 luật sư bào chữa cho 22 bị cáo, trong khi chỉ có 3 Kiểm sát viên đại diện cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa.

Trong 4 ngày tranh tụng, một trong những vấn đề mà các bị cáo và luật sư phản biện nhiều nhất đó là căn cứ để truy tố bị cáo Đinh La Thăng và 13 đồng phạm về hành vi "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Bị cáo Đinh La Thăng và luật sư cho rằng việc PVN chỉ định PVC làm nhà thầu của dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 là thực hiện theo tư tưởng, nội dung, tinh thần chủ trương của Bộ Chính trị trong Kết luận số 41 ngày 19/1/2006. Do vậy, không có căn cứ truy tố bị cáo Đinh La Thăng và các đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Tranh luận về vấn đề này, các Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã đưa ra các luận cứ cụ thể. Đó là: Kết luận số 41 của Bộ Chính trị không đưa ra các quyết định cụ thể, không đề cập tới Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, càng không đề cập tới việc chỉ định thầu như lời khai của bị cáo. Còn Chính phủ khi trả lời văn bản của PVN do ông Đinh La Thăng ký đề xuất chỉ định PVC làm chủ thầu cũng chỉ giao cho PVN chủ động chỉ định thầu nhưng phải đáp ứng đủ điều kiện, chứ không thể hiện quan điểm đồng ý cho PVC làm tổng thầu.

Những quan điểm của các Kiểm sát viên nêu trong cáo trạng và trong phần tranh tụng, cũng như mức án mà Viện kiểm sát nhân dân đề nghị đối với từng bị cáo được Hội đồng xét xử nhận định là có căn cứ và là cơ sở để Hội đồng xét xử đưa ra phán quyết cuối cùng khi ban hành bản án.

TS.Luật sư Phạm Hoài Trung - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam 

TS.Luật sư Phạm Hoài Trung - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cho biết, trong rất nhiều phiên tòa và trong nhiều vụ án, đặc biệt những vụ án thu hút sự quan tâm của xã hội, được sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng thì các kiểm sát viên đã phát huy được vai trò quan trọng là thực hiện việc kiểm sát điều tra ngay từ trong giai đoạn điều tra vụ án. Thông qua quy định về quy chế của viện kiểm sát nhân dân tối cao thì trong một số trường hợp các kiểm sát viên cao cấp được phân công về tham gia ngồi thực hành quyền công tố ở tại các phiên tòa sơ thẩm đã phát huy được vai trò trên các phương điện...

Để có được những phần tranh tụng chủ động và đầy sức thuyết phục của các Kiểm sát viên như trong phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm cũng như hàng loạt các đại án khác trong thời gian qua, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã chỉ đạo toàn ngành triển khai nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ để nâng cao chất lượng cả về nội dung và kỹ năng tranh trụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa. Cùng với đó, Đã có hàng nghìn phiên tòa rút kinh nghiệm được  tổ chức mỗi năm, trong đó có nhiều phiên tòa rút kinh nghiệm được tổ chức với hình thức trực tuyến trên quy mô toàn quốc, hoặc quy mô cấp tỉnh, qua đó giúp các Kiểm sát viên trao đổi kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng thực hành quyền công tố,  đặc biệt là kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa.

TS Phạm Minh Tuyên - Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh

TS.Phạm Minh Tuyên - Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh cho biết, việc chúng ta tổ chức một phiên tòa trực tuyến đến tất cả các điểm cầu trên toàn quốc là việc làm rất tốt, hiệu quả của nó sẽ rất bổ ích cho những người làm công tác xét xử cũng như công tố. Thông qua những phiên tòa trực tuyến này ta sẽ có những đánh giá rút kinh nghiệm trong những vấn đề vài trò của kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố tại phiên tòa, rồi vai trò của hội đồng xét xử đặc biệt đối với thẩm phán chủ tọa phiên tòa với chức năng quyền hạn là người điều hành phiên tòa cũng như duy trì toàn bộ hoạt động xét sử tại phiên tòa...

Theo ônh Tạ Đình Đề - Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắc Nông, từ giữa năm 2017 đến nay hai ngành đã tổ chức được những phiên tòa rút kinh nghiệm qua đó thấy được hiệu quả chất lượng của từng phiên tòa đã triển khai trong thực tế rất tốt. Qua đó sau mỗi phiên tòa rút kinh nghiệm thì trình độ và kỹ năng của kiểm sát viên và thẩm phán nâng lên một bước...

Với những giải pháp quyết liệt và đồng bộ như vậy, thời gian qua, chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa được đánh giá là có bước chuyển biến tích cực, rõ nét đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ trong các phiên tòa xét xử, góp phần phòng chống oan sai và bỏ lọt tội phạm theo tinh thần cải cách tư pháp mà Nghị quyết số 08 và  49 của Bộ Chính  trị đã đề ra.

Để đóng góp vào những thành quả bước đầu này, vai trò của ngành kiểm sát là một khâu quan trọng của quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua. Vậy, ngành kiểm sát cần phải thực hiện những giải pháp gì trong thời gian tới nhằm phát huy những thành quả hiện tại cũng như hoàn thành vai trò, trách nhiệm đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó trong thời gian tới? Phóng viên có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội .

Bà Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội

Phóng viên: Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh và thống nhất. Theo đại biểu, các nhiệm vụ đã được Viện Kiểm sát thực hiện như thế nào trong thời gian qua?

Bà Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân rất là lớn, đặc biệt khi mà Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã nhấn mạnh quyền con người quyền công dân có cả quyền trẻ em đã được quy định rất rõ trong hiến pháp sửa đổi năm 2013. Để Hiến pháp đi vào cuộc sống thì các cơ quan chức năng phải thực hiện tốt vai trò của mình. Tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền của mình, trong đó vai tro rất lớn của Viện Kiểm sát. Chúng tôi đánh giá cao vai trò của Viện kiểm sát, nhiều các vụ việc diễn ra trong lĩnh vực trẻ em thì vai trò công tố của Viện Kiểm sát được thể hiện rất rõ. Những kết quả đạt được của Viện Kiểm sát tôi nghĩ rằng xã hội rất trân trọng thành quả đó.

Phóng viên:  Thời gian qua hàng loạt các vụ án tham nhũng gây chấn động dư luận đã được đưa ra xét xử, thậm chí có những vụ án đi vào lịch sử ngành tư pháp Việt Nam về cả tính chất, phạm vi lẫn mức độ vi phạm,để góp phần vào việc xét xử đúng người đúng tội đảm bào tính nghiêm minh của pháp luật. Theo đại biểu, Viện Kiểm sát đóng vai trò như thế nào trong các vụ án này?

Bà Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Rất nhiều các vụ án tham nhũng đã phát hiện và xử lý khá nghiêm minh tạo niền tin cho dư luận xã hội và nhân dân thì phải khẳng định vai trò của Viện Kiểm sát. Nếu như Viện Kiểm sát không cầm cương không thể hiện trách nhiệm của mình một cách mạnh mẽ  thì có lẽ nhiều vụ tham nhũng vẫn bị chìm. Nhưng vừa rồi rất nhiều vụ tham nhũng kể cả những vụ đi vào lịch sử, những cán bộ cấp cao vi phạm pháp luật đã được đưa ra ánh sáng thì thấy được trong đó có công rất lớn của các cơ quan chức năng Tư pháp và nhiều ngành khác trong đó sự đóng góp rất quan trọng của Viện Kiểm sát .

Phóng viên: Để phát huy vai trò và trách nhiệm được Đảng, Nhà Nước và nhân dân giao phó, theo Đại biểu, Viện Kiểm sát cần phải tiếp tục thực hiện những giải pháp gì trong thời gian tới?

Bà Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Tôi nghĩ rằng Viện Kiểm sát vẫn phải cố gắng phát huy thành quả đạt được. Có nhiều giải pháp trong đó có giải phap mà tôi quan tâm là phải tiếp tục nâng cao nhận thức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành. Có thể nói rằng đa phần cán bộ trong ngành là công tâm và có trách nhiệm. Tuy nhiên vẫn có bộ phận mà chúng ta không thể chủ quan, bộ phận này vẫn có sự quan hệ thông đồng, vẫn có thể có bị cám dỗ nếu không đững vững lập trường, vẫn có thể bị những lợi ích lôi kéo mua chuộc cho nên lãnh đạo Viện Kiểm sát tiếp tục củng cố nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành, và phải có sự trau rồi để trong tình huống phức tạp diễn ra vì đất nước vì nhân dân phair giữ vững bản lĩnh. Chính vì thế trong công  tác đào tạo tuyển dụng bồi dưỡng đội ngũ kiểm sát viên chúng ta cũng phải tập chung chú trọng và quan tâm sâu trong thời gian tới.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

 

 

Trần Tiến - Lê Thương