Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 893d64a1-99e3-90f0-19a0-5cfeeea51fb3.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG LUẬT THƯ VIỆN

16/10/2018

Ngày 28/12/2000, Pháp lệnh Thư viện được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2001 đã mở ra thời kỳ phát triển mới của thư viện Việt Nam, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, thông tin, giải trí của nhân dân và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về thư viện. Tuy nhiên, sau gần 20 năm thực hiện, bên cạnh mặt tích cực, Pháp lệnh Thư viện cũng như văn bản hướng dẫn đã và đang bộc lộ nhiều bất cập, những vấn đề phát sinh mới trong thực tiễn hiện nay.

Pháp lệnh Thư viện bộc lộ những hạn chế

Trung tâm Thông tin Thư viện-Đại học Quốc gia Hà Nội: Số hoá các giáo trình, tài liệu

Số hoá các giáo trình, tài liệu; Mượn tài liệu số mọi lúc, mọi nơi; Hỗ trợ trực tuyến qua hệ thống chat online, email; Dịch vụ tự mượn và trả sách 24/7…là những bước tiến theo xu hướng hội nhập của hệ thống các thư viện lớn tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Hoàng Sơn, Giám đốc Trung tâm Thông tin Thư viện – Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ: Tâm lý bạn đọc hiện nay là truy cập nhanh và khai thác thuận tiện. Thay vì tìm và đọc tài liệu trong thư viện mất thời gian, người đọc đang chọn giải pháp tìm kiếm trên Internet. Với mục tiêu tất cả vì bạn đọc, học tập, nghiên cứu, thông tin và giải trí, Trung tâm Thông tin Thư viện luôn chú trọng đổi mới phương thức phục vụ bạn đọc, nâng cấp, phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện theo hướng tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập, Trung tâm Thông tin Thư viện đang gặp không ít khó khăn do hệ thống văn bản pháp quy hiện hành, mà cao nhất là Pháp lệnh Thư viện không còn phù hợp với thực tiễn. Nhiều nội dung trong Pháp lệnh Thư viện chưa cụ thể, chưa đề cập đến như vấn đề hiện đại hóa thư viện, xây dựng, phát triển thư viện số; Vấn đề an ninh, an toàn dữ liệu ...trong môi trường số; Vấn đề về bảo quản, bản quyền, liên kết, chia sẻ, mượn liên thư viện trong thư viện số...

Giám đốc Trung tâm Thông tin Thư viện – Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hoàng Sơn: Người đọc đang chọn giải pháp tìm kiếm trên Internet

Chia sẻ về vấn đề này, Giám đốc Thư viện Quốc gia Kiều Thúy Nga cho rằng: Hiện nay, gần như toàn bộ các thư viện ở nước ta đều đang tiến hành số hoá, xây dựng các bộ sưu tập số, ứng dụng phần mềm quản trị các bộ sưu tập số. Tuy nhiên, việc thực hiện đang được tiến hành một cách khá tự phát, tuỳ theo điều kiện của mỗi đơn vị, chưa có định hướng chung về nội dung cũng như công nghệ áp dụng. Bên cạnh đó, việc xây dựng các bộ sưu tập số ở Việt Nam hiện nay cần giải quyết nhiều vấn đề trong số đó nổi bật là vấn đề bản quyền. Tuy nhiên, văn bản cao nhất trong hoạt động thư viện là Pháp lệnh Thư viện lại chưa có những quy định theo xu hướng này. Phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh Thư viện cũng chưa đầy đủ, điển hình như Pháp lệnh Thư viện chưa điều chỉnh mô hình thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, trong khi đó nhiều thư viện tư nhân hiện nay hoạt động khá hiệu quả và được nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ. Một hạn chế khác cũng bộc lộ trong Pháp lệnh Thư viện là tại Điều 22 Pháp lệnh Thư viện quy định về việc áp dụng các chính sách ưu đãi đối với hoạt động thư viện như miễn, giảm thuế nhập khẩu tài liệu, trang thiết bị máy móc chuyên dùng và Khoản 5 Điều 21 đề cập đến việc ưu tiên giải quyết đất xây dựng thư viện. Tuy nhiên những nội dung này không có quy định cụ thể và không có văn bản hướng dẫn thi hành, vì vậy, khó có thể đi vào thực tiễn.

Giám đốc Thư viện Quốc gia Kiều Thúy Nga: Hiện nay, gần như toàn bộ các thư viện đều đang tiến hành số hoá

Chỉ ra những bất cập, hạn chế, Phó Giám đốc Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Cục thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia Trần Thị Hải Yến cho rằng: Các văn bản pháp quy về thư viện trong cả nước mới chủ yếu điều tiết trong hệ thống thư viện công cộng (cấp tỉnh-huyện-xã); các văn bản quy phạm về thư viện trong các thư viện chuyên ngành, đa ngành như: hệ thống thư viện trường học; hệ thống thư viện trường đại học và cao đẳng còn quá ít, thậm chí chưa quy định cụ thể nên trong hoạt động còn những điều bất cập. Cụ thể: Đối với các Trung tâm Thông tin thư viện các trường Đại học bị chi phối quản lý từ cả hai bộ quản lý là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Khoa học và Công Nghệ (theo Luật Khoa học và Công Nghệ), ngoài ra còn vai trò chính là Bộ chủ quản (Bộ Giáo dục và Đào tạo). Bên cạnh đó, quy định về phân loại thư viện chưa hợp lý, chưa phù hợp với phân loại của quốc tế.

Quy định về chính sách của Nhà nước đối với thư viện còn chung chung, dàn trải, chưa rõ ràng, nên các chính sách của Nhà nước chưa thực sự đi vào thực tiễn của hoạt động thư viện. Đại tá Trần Thị Bích Huệ, Giám đốc Thư viện Quân đội cho rằng: Tăng cường pháp chế thư viện, cụ thể là sớm ban hành Luật Thư viện để việc áp dụng các quy định có liên quan đến thư viện tương thích với những quy định của Luật Xuất bản, Luật Giáo dục, Luật Khoa học Công nghệ, Luật Công nghệ thông tin, Luật An ninh mạng… là hết sức cần thiết. Qua đó tạo hành lang pháp lý vững chắc, tạo đà cho thư viện phát triển, phù hợp với xu thế chung của ngành thư viện trong khu vực và thế giới theo hướng thư viện thông minh 4.0, làm nền tảng tạo nên xã hội thông minh, quốc gia thông minh.

Sự cần thiết xây dựng dự án Luật Thư viện

Không thể phủ nhận những thành tựu nổi bật trong hoạt động thư viện gần 20 năm qua kể từ khi Pháp lệnh Thư viện có hiệu lực. Một hệ thống cơ sở vật chất và công nghệ tương đối to lớn, hiện đại, góp phần đắc lực trong việc nâng cao dân trí. Tuy nhiên, ở một góc khuất nào đó, Pháp lệnh Thư viện đã không còn phù hợp với thức tiễn, nhất là trước xu thế hội nhập của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với đại biểu Hoàng Thị Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về vấn đề này:

Phóng viện: Thưa đại biểu, công tác thư viện luôn được Đảng, Nhà nước và Quốc hội quan tâm. Năm 2000, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X thông qua Pháp lệnh Thư viện. Đại biểu cho biết, những thành tựu nổi bật của hoạt động thư viện từ khi Pháp lệnh Thư viện có hiệu lực đến nay?

Phó Chủ nhiệm Ủy văn Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Hoàng Thị Hoa

Phó Chủ nhiệm Ủy văn Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Hoàng Thị Hoa: Nói đến công tác thư viện cũng như là công tác văn hóa nói chung thì ngay Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng năm 1960 đã nói về phát triển văn hóa và trong phát triển văn hóa có công tác thư viện. Năm 1976 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV cũng xác định rất rõ là làm thế nào xây dựng thư viện ở mọi miền đất nước. Tại Hội nghị Báo chí xuất bản toàn quốc ngày 22/01/1992, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Đỗ Mười cũng đã có bài phát biểu trong đó nhấn mạnh: “Để sách báo được phổ biến rộng rãi, kịp thời đến mọi người, cần củng cố và phát triển hệ thống thư viện từ Trung ương đến cơ sở, kể cả hệ thống Đảng, Nhà nước và các đoàn thể”. Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VII) tháng 02-1992 cũng nêu rõ: “Khôi phục và phát triển hệ thống Thư viện từ Trung ương đến cơ sở; Xây dựng thư viện Quốc gia có tầm cỡ, đáp ứng được yêu cầu phát triển trí tuệ của nhân dân, yêu cầu nghiên cứu khoa học và văn hóa, văn nghệ…”.

Thực hiện chủ trương của Đảng, năm 2000 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Thư viện đã mở ra thời kỳ phát triển mới của thư viện Việt Nam, giúp thư viện khẳng định vị thế là một thiết chế không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, góp phần nâng cao dân trí; Hoạt động thư viện đã phục vụ đắc lực cho các nhiệm vụ chính trị, sản xuất nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; Mạng lưới thư viện hình thành và phát triển rộng khắp trong cả nước từ đồng bằng đến miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, biên giới; Hoạt động thư viện phát triển theo xu hướng chuẩn hóa và hội nhập; Liên thông, liên kết, chia sẻ thông tin giữa các thư viện trong nước không ngừng phát triển; Hợp tác quốc tế liên tục mở rộng; Đội ngũ người làm thư viện không ngừng phát triển; Cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực thông tin của thư viện được tăng cường...

Phóng viên: Theo Đại biểu, Pháp lệnh Thư viện đã tạo khuôn khổ pháp lý nhằm thống nhất hoạt động của Thư viện, từng bước nâng cao hiệu quả của thư viện. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Pháp lệnh Thư viện đã và đang bộc lộc những hạn chế gì, thưa đại biểu?

Pháp lệnh Thư viện có hiệu lực từ năm 2001, gồm 7 chương 31 điều, trong đó quy định quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện; Tổ chức và hoạt động của thư viện; Đầu tư phát triển thư viện; Quản lý Nhà nước về thư viện; Khen thưởng và xử lý vi phạm…Tuy nhiên, gần 20 năm qua kinh tế, xã hội liên tục phát triển và hội nhập và đặc biệt là công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ. Do đó, một số vấn đề chưa được đề cập tới, chưa có những quy định cụ thể nhất là thư viện số, vấn đề bản quyền, chia sẻ, liên kết trong môi trường số… Nguồn lực đầu tư cho thư viện quy định trong Pháp lệnh cũng chưa đầy đủ, cụ thể các nguồn lực của nhà nước, các nguồn xã hội hóa. Đặc biệt, những năm gần đây, các tập thể, cá nhân đã đóng góp xây dựng Thư viện tư nhân đang có sức lan tỏa văn hóa đọc lớn ở một số địa phương nhưng cũng chưa được quy định đầy đủ trong Pháp lệnh... Đó là những rào cản trong công tác thư viện.

Phóng viện: Qua khảo sát thực tế, nhiều ý kiến cho rằng tăng cường pháp chế thư viện, xây dựng dự án Luật Thư viện nhằm khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh Thư viện và phù hợp với xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ý kiến của đại biểu về vấn đề này như thế nào?

Qua quá trình theo dõi cũng như là vừa rồi chúng tôi tiến hành khảo sát ở cả thư viện công cộng và thư viện đa ngành, chuyên ngành. Các ý kiến cho rằng Pháp lệnh cũng như văn bản hướng dẫn đã bộc lộ nhiều bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn. Nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động thư viện trong giai đoạn mới cần được khái quát và quy định ổn định lâu dài trong Luật nhằm phù hợp với xu thế chung. Song song với đề xuất xây dựng Dự án Luật Thư viện của các đơn vị, thì vừa rồi Quốc hội cũng đã đưa vấn đề xây dựng Dự án Luật Thư viện vào chương trình xây dựng Luật năm 2019. Hiện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xây dựng Dự án Luật này và dự kiến trình Dự án Luật lần thứ nhất tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV tới. Việc từ Pháp lệnh Thư viện nghiên cứu để xây dựng Luật là đòi hỏi khách quan để đáp ứng yêu cầu đổi mới cũng như là hội nhập quốc tế, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước.

Phóng viên: Nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc, tạo đà cho ngành thư viện phát triển phù hợp với xu thế chung của thế giới, theo đại biểu, dự án Luật Thư viện cần tập trung vào những nội dung cụ thể nào?

Trước hết Dự án Luật Thư viện kế thừa những quy định của Pháp lệnh Thư viện. Bên cạnh đó Luật đáp ứng được những yêu cầu về phát triển công nghệ và tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, 4 vấn đề lớn cần được nghiên cứu. Thứ nhất: Nghiên cứu hệ thống thư viện, việc xếp hạng thư viện và thư viện điện tử từ các thiết chế thư viện cơ sở, các loại hình thư viện công cộng, thư viện trường học, thư viện lực lượng vũ trang, thư viện bộ ngành. Thứ hai: Nghiên cứu vấn đề đầu tư cho thư viện, cùng với đầu tư của nhà nước thì quy định huy động xã hội hóa, huy động các tập thể cá nhân, các doanh nghiệp để làm thế nào thư viện được rộng khắp. Ngày từ năm 1960 Nghị quyết của Đảng đã đặt vấn đề xây dựng thư viện cho công nhân thì hiện nay các khu công nghiệp, vấn đề đọc sách của công nhân như thế nào cần được quan tâm hơn. Thứ ba: Tăng cường công tác quản lý công tác thanh tra, kiểm tra về thư viện, trong đó quy định rõ quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. Thứ tư: Đối với các thư viện đặc thù như quân đội, công an cần quy định cụ thể hơn trong Dự án Luật, nhất là về vấn đề chia sẻ, hợp tác quốc tế…/.

Phóng viện: Xin trân trọng cảm ơn Đại biểu!

 

 

Lê Phương