Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: e83664a1-894d-90f0-dd35-d225f0a06db6.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GIẢI PHÁP ĐẦU RA CHO HÀNG NÔNG SẢN

28/09/2018

Nhiều năm qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục xuất hiện cụm từ “giải cứu nông sản”. Trên thực tế, các cuộc giải cứu nông sản, từ dưa hấu, thanh long, khoai lang, hành tím, cà chua, su su.... và tới nay vẫn đang tiếp diễn mặc dù đã có nhiều chương trình từ Chính phủ, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội chung tay hỗ trợ xử lý...

Các chiến dịch giải cứu nông sản vẫn tiếp diễn nhiều năm gần đây

Cách đây không lâu, trên các phương tiện thông tin đại chúng tràn ngập cụm từ “giải cứu lợn” ở hầu khắp các địa phương trong cả nước. Người chăn nuôi lợn rơi vào tình cảnh thê thảm chỉ còn 15.000 đồng/kg. Điều này được ví như một "thảm họa" chưa từng xảy ra với ngành chăn nuôi lợn trong hàng chục năm qua. Và thời gian gần đây, câu chuyện giải cứu nông sản lại nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Không chỉ xảy ra với củ cải đường mà su hào cũng bị người dân Hải Dương vùi xuống ruộng để làm phân bón. Tại Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi người dân cũng phải khóc ròng vì giá rau quá rẻ, nông sản đã trở thành món ăn chính cho gia súc và gia cầm...

Nông sản đã trở thành món ăn chính cho gia súc và gia cầm

Các chuyên gia nông nghiệp lý giải, nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa các mặt hàng nông sản là do người sản xuất chạy đua theo phong trào mà không tính đến yếu tố thị trường. Một thực tế đáng báo động hiện nay là rất nhiều loại nông sản đã vượt diện tích so với định hướng đề ra. Điển hình như 2 năm nay, ở tỉnh Gia Lai, diện tích trồng hồ tiêu đã lên tới 15.500ha trong khi quy hoạch đến năm 2020 chỉ là 6.000ha. Ngoài ra năng lực chế biến, dự trữ với rau mới chỉ đạt khoảng 5%, thịt chỉ 1%.

Cũng do sản xuất nhỏ lẻ manh mún nên rất khó hình thành chuỗi để người sản xuất cung cấp sản phẩm đúng đơn đặt hàng. Điều này cũng thể hiện sự thiếu kết nối chặt chẽ giữa sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, khả năng theo dõi, dự báo thông tin thị trường, hệ thống xúc tiến thương mại, cơ sở hạ tầng và dịch vụ thương mại nông sản của Việt Nam cũng còn nhiều yếu kém.

Khi nguồn cung nông sản trong nước dư thừa, người Việt vẫn phải bỏ ra hàng triệu đô la Mỹ để nhập khẩu rau quả

Một điều khiến mỗi người nông dân, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách nông nghiệp cũng phải suy ngẫm khi nguồn cung nông sản trong nước dư thừa, người Việt vẫn phải bỏ ra hàng triệu đô la Mỹ để nhập khẩu rau quả. Chỉ trong tháng 3/2018 giá trị nhập khẩu rau quả của Việt Nam đạt 92 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 340 triệu USD (tăng gần 48% so với cùng kỳ năm 2017). Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 76 triệu USD. Điều này cho thấy vấn đề quy hoạch cây trồng của Việt Nam đang chưa tương xứng với tiềm năng của một nước lấy nông nghiệp là chủ đạo. 

Cổng thông tin điện tử Quốc hội đã ghi nhận một số ý kiến của các Đại biểu Quốc hội về vấn đề này.

Phóng viên: Từ nhiều năm nay, câu chuyện được mùa mất giá lập đi lập lại và chưa có biện pháp hữu hiệu. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội: Vấn đề "Được mùa mất giá” xuất phát từ 2 việc chính. Một là, định hướng phát triển chủng loại hàng hóa của chúng ta là không cân đối. Chúng ta khi thấy giá lên thì tập trung trồng nhiều sản phẩm đó dẫn đến mất giá. Hai là, chúng ta muốn sản xuất để xuất khẩu nhưng có hai điều kiện chúng ta không xuất khẩu được là do chúng ta sản xuất quá nhiều nên lượng nhập khẩu của các nước tiêu thụ không đáp ứng đượng cung sản phẩm của chúng ta, và quan trọng nhất là khi muốn sản xuất, muốn tiêu dùng nội địa nhưng chất lượng của chúng ta không đảm bảo.

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre: Hiện nay chúng ta vẫn tiếp tục giữ quan điểm của các sản xuất nhỏ, của các nhà tiểu nông, cho nên sự cạnh tranh khi bước vào 1 thị trường xã hội thì lại làm cho tính tiểu nông mạnh mẽ hơn. Khi đó tạo nên 1 nền sản xuất không theo kế hoạch, không đánh giá và không đủ sức đánh giá thị trường, làm theo cảm tính. Đối với bản thân nhà sản xuất cũng bàng quang, không mong muốn tham gia vào chuỗi sản xuất.
 
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lâm Thành, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội
 
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội: Chúng ta làm theo phong trào rất nhiều, và chính việc làm theo phong trào đẩy người nông dân vào thế bị động, và trở thành phụ thuộc hoàn toàn vào vấn đề may rủi của thị trường. Chính vì vậy, việc sản xuất của nông dân có nhiều vấn đề khó khăn hơn.
 
Phóng viên: Theo Đại biểu, để tránh tình trạng hàng nông sản cung cầu lệch pha, giá cả bấp bênh như hiện nay cần có những giải pháp như thế nào?
 
Đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội
 
Đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội:  Bài toán ở đây phải giải quyết được hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là cân đối cung cầu để sản xuất những sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhuc ầu thị trường. Vấn đề đặc biệt quan trọng thứ 2 là chất lượng sản phẩm của chúng ta. Khi người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm tiêu thụ là sản phẩm sạch, an toàn thì họ sẽ tiêu thụ. Đối với nước ngoài, nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn thì chắc chắn sẽ không được nhập khẩu. Do đó, giải cứu chỉ là tình thế chứ không phải là giải pháp căn cơ giải quyết vấn đề của nông nghiệp. Cho nên Đảng, Nhà nước, Chính phủ đang tập trung phát triển những dịch vụ công nghiệp để phục vụ nông nghiệp. Nếu sản xuất quá tải thì cần có biện pháp bảo quản, để tiêu thụ lúc không còn sản phẩm này thì chúng ta có thể tung ra thị trường. 
 
 
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre
 
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre: Các đồng chí Bộ trưởng phải ngồi với nhau nghiên cứu 1 đề tài về cách đưa người nông dân vào chuỗi sản xuất. Chúng ta phải giáo dục, động viên, tạo cơ sở điều kiện để họ tham gia vào chuỗi sản xuất và phải đảm bảo lợi ích cho những người tham gia vào chuỗi sản xuất. 
 
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội: Người nông dân chỉ biế thị trường qua mảnh ruộng, qua thị trường hẹp. Chỉ có một số ít có đầy đủ thông tin để biết về 1 thị trường lớn hơn. Hơn ai hết, các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức hiệp hội là những người cung cấp thông tin, định hướng sản xuất, định hướng nhu cầu cho người dân lấy đó làm cơ sở để sản xuất. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng phải hỗ trợ tư vấn người dân trong việc xác định phương án sản xuất, lựa chọn các sản phẩm phù hợp để đáp ứng cho những thị trường ngắn hạn, dài hạn, trong nước hay ngoài nước. Chúng ta phải có 1 sự liên kết đồng bộ trong hệ thống thì mới giúp đỡ được người dân. Người dân cũng phải từ bỏ thói quen làm ngắn hạn,  mà thay vào đó phải sản xuất  theo chiến lược đầu tư dài hạn hơn.
 
Phóng viên: Xin cám ơn các Đại biểu!

Lê Phương - Kim Ngân