Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: e83664a1-f945-90f0-19a0-5f907a298468.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

THÁO GỠ KHÓ KHĂN TRONG TIẾP CẬN VAY VỐN CỦA HỢP TÁC XÃ

28/09/2018

Luật Hợp tác xã năm 2012 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII. Sau gần 5 năm thi hành, Luật Hợp tác xã có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì 1 số cơ chế, chính sách ban hành chưa thực sự đi vào cuộc sống, gây cản trở sự phát triển của Hợp tác xã.

Là một trong những hội viên của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Nam Cường, xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, gia đình ông Nguyễn Văn Tiếu, có 1 mẫu đất chuyên trồng đào và các loại cây cảnh khác. Theo chia sẻ của ông Tiếu, từ khi góp đất vào hợp tác xã đồng thời chuyển đổi mô hình giống cây trồng, mỗi năm gia đình ông thu nhập khoảng trên hai trăm triệu đồng từ tiền bán đào, tạo kinh tế ổn định cho gia đình. Đất có, thu nhập từ đất có... thế nhưng việc tiếp cận vốn để mở rộng sản xuất thì vô cùng khó khăn vì không có tài sản thế chấp.

ông Nguyễn Văn Tiếu, hội viên của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Nam Cường

Đại diện của Hợp tác xã Nam Cường, ông Nguyễn Văn Liệu cũng cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9-6-2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó quy định tối đa cho vay một tỷ đồng đối với hợp tác xã. Tuy nhiên, khi vay vốn, ngân hàng yêu cầu phải có tài sản thế chấp, trong khi đó tài sản của đơn vị không có, máy móc phục vụ sản xuất đều lạc hậu. Do vậy, hợp tác xã gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn tín dụng, chủ yếu phải tự huy động nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, có 3 nguồn vốn chính cho phát triển hợp tác xã là vốn tự có cá nhân, vốn tín dụng và quỹ phát triển hợp tác xã. Tuy nhiên cả 3 nguồn này các hợp tác xã đều khó tiếp cận, đặc biệt là vốn tín dụng. Theo báo cáo của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, chưa đến 20% các hợp tác xã có khả năng tự lực vốn. Trong khi đó, khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các hợp tác xã rất hạn chế, chỉ 1% trên tổng số hơn 20.000 hợp tác xã có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Các hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận vốn tín dụng còn khó hơn rất nhiều. Theo ông Nguyễn Thế Nam, Giám đốc Quỹ Phát triển Hợp tác xã thành phố Hà Nội thì nguyên nhân khiến các hợp tác xã khó tiếp cận vốn vay là do các hợp tác xã không có tài sản để thế chấp, cầm cố khi vay vốn; 1 số hợp tác xã có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản nhưng cũng không được ngân hàng cho vay vốn vì không đảm bảo tính pháp lý. Bên cạnh đó, nhiều hợp tác xã cũng không đủ khả năng xây dựng phương án, dự án vay vốn khả thi.

Theo quy định tại Điều 6, Luật Hợp tác năm 2012, Hợp tác xã được Nhà nước hỗ trợ, ưu đãi nhiều nội dung trong đó có tiếp cận vốn và quỹ phát triển hợp tác xã. Tuy nhiên, trên thực tế triển khai, nhiều chính sách hỗ trợ hợp tác xã thực hiện chưa hiệu quả, tính khả thi không cao. Vì vậy, số lượng hợp tác xã được hưởng chính sách hỗ trợ còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc ban hành một số văn bản hướng dẫn Luật Hợp tác xã năm 2012 như quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển Hợp tác xã chậm trễ, kéo dài cũng gây khó khăn cho hoạt động tiếp cận vốn. Không chỉ vốn, hàng loạt các chính sách khác như giải quyết nợ đọng, cơ chế tiếp cận đất đai và quỹ phát triển hợp tác xã cũng vẫn đang là nút thắt cho phát triển hợp tác xã. Trong khi đó, hợp tác xã hiện đang là mô hình tối ưu trong việc hỗ trợ các hộ gia đình phát triển sản xuất hiệu quả, tạo vị thế bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường.

Những khó khăn nội tại đeo đẳng trong suốt nhiều năm qua, khiến cho việc tiếp cận nguồn vốn phục vụ cho sản xuất đã khó càng thêm khó. Vậy cần có giải pháp như thế nào để các hợp tác xã có thể tiếp cận được nguồn vốn vay, mở rộng và phát triển sản xuất.

Về vấn đề này, Cổng thông tin điện tử Quốc hội đã ghi nhận ý kiến một số đại biểu Quốc hội.

Phóng viên: Thưa đại biểu, vốn có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển hợp tác xã tuy nhiên hiện nay chỉ có 1% trên tổng số hơn 20.000 hợp tác xã có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Quan điểm của đại biểu về thực trạng này như thế nào?

Đại biểu Phùng Văn Hùng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng: Chỉ 1% trên tổng số hơn 20.000 hợp tác xã có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng là thực trạng đáng buồn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến trong những năm qua kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã phát triển chưa thực sự hiệu quả. Chúng ta cũng thấy rằng, trong quá trình hội nhập các doanh nghiệp kể cả hợp tác xã cạnh tranh bình đẳng. Như vậy, cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước đã là khó khăn, nhưng các hợp tác xã còn phải cạnh tranh với cả doanh nghiệp nước ngoài thì khó khăn càng nhân lên gấp bội. Tôi nghĩ rằng, đó cũng là lý do tại sao mà đến bây giờ đóng góp của kinh tế tập thể vào sự phát triển kinh tế của đất nước rất thấp, khoảng trên dưới 5%.

Đại biểu Phùng Văn Hùng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng

Bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII: Luật Hợp tác 2012 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã tạo điều kiện cho các hợp tác xã phát triển. Tuy nhiên, phải nói rằng vấn đề tổ chức hợp tác xã chưa thực sự tốt, mọi người vẫn chưa hăng hái tham gia hợp tác xã. Thực tế, hợp tác xã cũng chưa được nhìn nhận và đặt ở đúng tầm, đúng vai trò, vị trí nên chưa tạo cơ hội bình đẳng để hợp tác xã tiếp cận vốn. Nguyên nhân khiến các hợp tác xã khó tiếp cận vốn là các hợp tác xã không có tài sản đảm bảo, không có kế hoạch, phương án kinh doanh bài bản,… nên khó đáp ứng được các điều kiện vay vốn của ngân hàng.

Bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre: Tỷ lệ hợp tác xã tiếp cận được vốn vay rất hạn chế và có lẽ tiếp cận nguồn vốn đang là khó khăn lớn nhất đối với các hợp tác xã hiện nay. Sở dĩ, các hợp tác xã đặt biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận vốn vay là do  vì mục tiêu sản xuất của hợp tác xã có thể chưa rõ ràng, chưa có phương án kinh doanh. Ngoài ra, lĩnh vực của hợp tác xã sản xuất không thể thu hồi nhanh như các lĩnh vực khác cho nên các ngân hàng cũng không mặn mà trong việc cho vay. 

Phóng viên: Thưa đại biểu, trong khi cả nước đang triển khai mô hình hợp tác xã kiểu mới nhưng các hợp tác xã đang gặp vô vàn khó khăn, đặc biệt là trong việc tiếp cận được nguồn vốn vay. Theo đại biểu, cần thực hiện những giải pháp gì để khơi thông nguồn vốn vay cho các Hợp tác xã?

Đại biểu Phùng Văn Hùng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng: Luật hợp tác xã năm 2012 đã quy định sự hỗ trợ hết sức quan trọng của Nhà nước đối với Hợp tác xã. Ví dụ như hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; hỗ trợ về ứng dụng khoa học kỹ thuật; hỗ trợ về vốn,…Tuy nhiên, đến bây giờ chúng ta điểm lại thì việc triển khai sự hỗ trợ này quá chậm. Ví dụ, quy định về hỗ trợ tiếp cận vốn, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã thì Luật Hợp tác xã mặc dù ban hành từ năm 2012 mà đến tận tháng 8 năm 2017 Chính phủ mới ban hành Quyết định số 23 thay thế Quyết định 246 năm 2006 về thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn khiến khó triển khai trên thực tế, làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của quỹ. Vì vậy, vẫn cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, trước mắt cần khẩn trương hoàn thiện việc ban hành những văn bản hướng dẫn Luật hợp tác xã còn nợ đọng để Luật đi vào cuộc sống. Đồng thời cũng cần có các chính sách để nâng cao năng lực của các hợp tác xã, đảm bảo cho nguồn vốn vay được sử dụng hiệu quả.

Bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII: Cần rà soát lại từ khi Luật Hợp tác xã ra đời đến nay, những quy định đặc biệt là quy định về hỗ trợ nguồn vốn vay cho hợp tác xã có thực sự đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó, để tháo gỡ những khó khăn của hợp tác xã trong tiếp cận nguồn vốn hiện nay, cần nâng cao năng lực các hợp tác xã, đẩy mạnh xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của địa phương. Đồng thời, tranh thủ các nguồn lực tài chính từ hệ thống các Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã ở Trung ương và hệ thống các quỹ này ở các địa phương, một kênh vốn rất quan trọng cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho Hợp tác xã.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre: Chính phủ cần phải nghiên cứu có 1 cơ chế, chính sách riêng để bảo đảm vốn sản xuất cho các hợp tác xã. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần chỉ đạo đưa hợp tác xã vào chuỗi sản xuất để bảo đảm rằng hợp tác xã hoạt động hiệu quả. Chỉ khi hợp tác xã hoạt động hiệu quả thì các ngân hàng cũng mới yên tâm cho vay vốn (bởi vì ở giai đoạn trước chúng ta đã từng phải ra Nghị quyết về thu hồi nợ xấu). Ngoài ra, Ngân hàng, các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh các hợp tác xã Việt Nam cần thảo luận để có phương án tham mưu cho Chính phủ cơ chế hữu hiệu đảm bảo nguồn vốn vay cho các hợp tác xã tránh tình trạng cho vay tràn lan mà hợp tác xã lại làm ăn không hiệu quả. Vấn đề này cần có giải pháp ở tầm vĩ mô.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Ðề án Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu nêu trên vẫn còn nhiều "nút thắt" cần phải tháo gỡ, trong đó cấp bách nhất là vấn đề khơi thông nguồn vốn. Để khơi thông nguồn vốn, bên cạnh việc nhà nước tạo cơ chế, chính sách thuận lợi thì các hợp tác xã cũng cần chủ động nâng cao năng lực hoạt động, đẩy mạnh xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm; và tranh thủ các nguồn lực tài chính từ hệ thống các Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Mặt khác, khẩn trương hoàn thiện việc ban hành văn bản hướng dẫn Luật hợp tác xã còn nợ đọng để Luật đi vào cuộc sống.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

 

Lê Anh