Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: b8f963a1-e93e-90f0-dd35-d1f5bea7fda5.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH VÕ ĐÌNH TÍN - ĐẮK NÔNG: CẦN BỔ SUNG QUY ĐỊNH LÀM XÁC ĐỊNH RÕ THẾ NÀO LÀ TÍNH CÓ CĂN CỨ ĐỂ YÊU CẦU BẢO VỆ VÀ CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẢO VỆ.

25/05/2018

Sáng 24/5, theo trương trình làm việc tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Tố cáo (sửa đổi).

Đại biểu Võ Đình Tín phát biểu tại phiên họp

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Võ Đình Tín bày tỏ sự đồng tình với dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) đã được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện với nhiều nội dung quan trọng như đã được trình bày trong báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cho ý kiến về hình thức tố cáo, đại biểu cho biết, trong thời đại khoa học, công nghệ phát triển như hiện nay thì việc sử dụng mạng xã hội email, bản fax để tố cáo, phản ánh, cung cấp thông tin những hành vi vi phạm pháp luật rất thuận tiện cho người dân. Tuy nhiên, nếu mở rộng hình thức tố cáo sẽ dẫn đến tình trạng tố cáo tràn lan, thiếu căn cứ, gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong quá trình xem xét và việc xác minh trách nhiệm của những người tố cáo sai sự thật. Chúng ta cần thấy rằng việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật có thể qua rất nhiều kênh thông tin tố giác, tố cáo, phản ảnh, kiến nghị v.v... nhưng trong quan hệ tố cáo và giải quyết tố cáo luôn cần có các chủ thể là người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo. Nếu tố cáo đã được thực hiện thông qua thư điện tử, bản fax, điện thoại thì trong nhiều trường hợp khó xác định được người tố cáo là ai, đồng thời cũng có thể tạo ra kẽ hở để một số người lợi dụng quyền tố cáo để vu cáo, vu khống, xúc phạm danh dự của người khác.

Hơn nữa, tố cáo cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ rất phức tạp cần phải được tiếp nhận và xử lý chặt chẽ. Việc mở rộng các hình thức tố cáo cũng cần các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật để xác minh kết luận đối với đơn tố cáo. Trong bối cảnh hiện nay việc mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại rất khó có thể khả thi. Chính vì vậy, đại biểu đề nghị không mở rộng hình thức tố cáo mà giữ nguyên quy định của Luật Tố cáo hiện hành.

Về vấn đề bảo vệ người tố cáo, đại biểu Võ Đình Tín cho rằng, quy định của dự thảo luật về bảo vệ người tố cáo đã có một bước phát triển lớn so với các quy định trước đây đã làm rõ thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các biện pháp bảo vệ người tố cáo. Đây chính là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tạo niềm tin và sự bảo đảm để người tố cáo yên tâm thực hiện quyền tố cáo của mình, góp phần vào việc đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, để nâng cao tính khả thi và các quy định này, tôi đề nghị cần bổ sung quy định để xác định rõ thế nào là tính có căn cứ để yêu cầu bảo vệ và cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Toàn cảnh phiên họp buổi sáng ngày 24/5

Khoản 3 Điều 48 dự thảo luật quy định khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người quy định tại khoản 1 điều này đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử nơi công tác, nơi làm việc do việc tố cáo, giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền quyết định hoặc theo đề nghị của người tố cáo quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết. Tuy nhiên, để hiểu như thế nào là có căn cứ, theo quy định trên đang còn là một vấn đề, vì quy định này chưa định lượng ở mức độ nào những biểu hiện nào, những hành vi nào thì được coi là có căn cứ. Vì vậy, trên thực tế có thể dẫn đến một trong hai tình huống.

Thứ nhất: việc tố cáo chưa thực sự có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, chưa thực sự có thể xâm hại đến tài sản, uy tín, danh dự, nhân phẩm, v.v... của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo nhưng khi được yêu cầu người có thẩm quyền, trách nhiệm vẫn quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp này không những gây tốn kém không cần thiết mà còn có thể dẫn đến tình huống không hay về mặt tâm lý, về dư luận của xã hội.

Thứ hai: tình huống thực sự rất cần thiết bảo vệ người tố cáo nhưng có thể do quan điểm chưa đủ căn cứ nên người có thẩm quyền, trách nhiệm chưa kịp áp dụng các biện pháp bảo vệ dẫn đến hậu quả việc bảo vệ người tố cáo không đạt yêu cầu theo quy định.

Từ những tình huống trên, đại biểu Võ Đình Tín đề nghị cần phải rà soát, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để làm rõ một số tình huống, hành vi có thể được coi là căn cứ, đồng thời đưa ra một số tiêu chí cho việc được coi là có căn cứ để việc triển khai thi hành luật đồng bộ và thống nhất, khả thi.

Mai Trang

Các bài viết khác